Hội Thảo Giáo Dục Phật Giáo Quốc Tế Tại Bồ Đề Phật Quốc, Hoa Kỳ

17 Tháng Sáu 201810:59(Xem: 6437)

HỘI THẢO GIÁO DỤC PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Biên Soạn Giáo Trình Phật Học Song Ngữ Anh Việt
tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc, Westminster, California, Hoa Kỳ
Từ ngày 07-09/6/2018

Huyen-Chau-7Sau hơn 3 tháng chuẩn bị, vào sáng thứ năm, ngày 07 tháng 06 năm 2018 tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc đã diễn ra Lễ khai mạc cuộc Hội thảo Giáo dục Phật giáo Quốc tế Biên soạn Giáo trình Phật học song ngữ Anh – Việt (Từ ngày 7 đến 10/6/2018). Về tham dự Lễ khai mạc, có sự quang lâm của đông đảo chư tôn đức Tăng, Ni, và sựhiện diện của các giới chức dân cử tiểu bang California, thành phố Santa Ana, thành phố Westminster, đại diện các hội đoàn, đoàn thể, tổ chức, cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí, và đồng hương Phật tử tại Quận Cam.

Chương trình Lễ Khai mạc được điều hợp bởi TT. Thích Minh Hạnh, Phó Giám viện Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc.

Trong phần giới thiệu chư tôn đức TăngNi chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của Giáo sư Học giả Trí Siêu - Lê Mạnh Thát, Chủ tịch Hội thảo; HT. Thích Pháp Tánh, HT. Thích Minh Tuyên, HT. Thích Viên Lý, HT. Thích Quảng Thanh, HT. Thích Như Minh; TT. Thích Nguyên Tâmchư Tôn Tăng Ni trong Ban giám viện, Ban giáo thọ tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc, cùng với sự hiện diện hơn 90 chư Tôn Đức Tăng Ni tại Orange County. Về phía cộng đồngViệt gồm có ông Tạ Đức Trí, Thị trưởng thành phố Westminster và các nghị viên các giới chức dân cử thành phố Santa Ana.

Qua diện văn Khai mạc, TT Thích Huyền Châu, Trưởng Ban Tổ Chức kiêm Giám viện Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc, đã bày tỏ lòng tri ân sâu xa đối với Chư Tôn đức Tăng, Ni đã quang lâm chứng minh, và chân thành cảm tạ quýđại diện giới chức dân cử tiểu bang, thành phố Santa Ana, thành phố Westminster, các hội đoàn, đoàn thể, tổ chức,cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí và đồng hương Phật tử đã hoan hỷ tham dựThượng tọa đã nói lên tầm quan trọng của việc biên soạn Giáo trình như sau: cộng đồng Phật giáo Việt Nam đã có mặt tại vùng nam California, Hoa Kỳ hơn 40 năm, có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa Phật giáo phong phú đa dạng và có sự kế thừa nền giáo lýcủa hai hệ Nam Bắc truyền Phật giáo hơn 2600 năm. Đặc biệt, nhờ sự gia hộ của chư Tôn Đức Tăng Ni nên ViệnPhật Học Bồ Đề Phật Quốc được thành lập và mở ra lớp Trung đẳng đã 2 năm. Tuy dùng 2 hệ giáo lý Nam, Bắc truyền để giảng dạy, nhưng giáo trình chỉ mang tính nội bộ, nếu muốn xây dựng Trường Đại học Phật giáo thì trước tiên bộ giáo trình phải được hoàn thành.

Tiếp đến, HT Thích Viên Lý đã ban đạo từ cho buổi lễHòa Thượng Thích Quảng Thanh ban huấn từ. Sau đó Hòa Thượng Thích Pháp TánhHòa Thượng Thích Minh Tuyên ban cũng ban cảm từ trong buổi lễ.

Thị Trưởng Tạ Đức Trí, đại diện các vị dân cử lên Lễ đài phát biểu cảm tưởng. Thị trưởng Trí Tạ cho biết rằng ông rất vui khi thấy đây là một việc làm có ý nghĩa trong cộng đồng Phật giáo tại Nam California. Ông bày tỏ ngưỡng mộ lờiphát biểu chân tình và tràn đầy ý nghĩa của của chư Hòa thượng. Ông rất yêu thích các triết lý Phật giáo về Tứ Diệu ĐếBát Chánh ĐạoNgũ Uẩn....

Tiếp theo đó là Nghi lễ Khánh đản ,Nghi thức Tắm Phật tuy ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa.

Sau lễ là phần thọ trai nghỉ ngơi chuẩn bị Hội Thảo buổi chiều.

Ban thư ký Hội thảo Viện Phật Học Bồ Đề Phât Quốc

 

Sau chương trình Khai mạc Hội thảo tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc, vào buổi chiều ngày 7/6/2018, mở đầu cho phần Hội thảo đầu tiên là bài tham luận của Thầy Thích Minh Trọng với đề tài: “TÌM HIỂU VỀ NỀN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO CỔ XƯA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NALANDA”. Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, bài tham luận được trình bàychi tiết với 4 phần chính, bao gồm:

I-Tìm hiểu về các nền giáo dục Phật giáo trong quá khứbao gồm:

1.Nền giáo dục Phật giáo trong quá khứ từ những Tinh xáTu viện

2.Nền giáo dục Phật giáo ở Ấn Độ.

3.Nền giáo dục Phật giáo tại các nước theo truyền thống Nguyên Thủy (Theravada)

4.Nền giáo dục Phật giáo tại các nước theo truyền thống Đại thừa (Mahayana)

II-Giới thiệu về trường Đại học Phật giáo Nalanda (427 – 1197)

III-Phương pháp Giáo dục tại trường Đại học Nalanda xưa.

IV-Vài Phương pháp Giáo dục Phật giáo tại Hải Ngoại hiện nay.

Ôn cố tri tân. Với một Hội Thảo về Giáo Dục Phật Giáo Quốc tế, thì bài tham luận này là vô cùng cần thiết để tất cảchúng ta cùng có một cái nhìn lạc quan và gợi mở. Lạc quan vì, từ thế kỷ thứ 5 với hoàn cảnh điều kiện còn thô sơ,lạc hậuvậy mà đã có một ngôi trường quy tụ cả trên chục ngàn sinh viên và Giáo sư. Hướng gợi mở của bài tham luận này là cho phép chúng ta tin tưởng rằng Giáo dục nói chung, nền Giáo dục Phật giáo nói riêng bao giờ cũng là tiền đề tiên quyết để phát triển mọi mặt.

Với bài tham luận này, thật thú vị khi diễn giả nhận được câu hỏi của cử tọa, mà ở đây là từ Thầy Giám Viện, ViệnPhật học Bồ Đề Phật Quốc, trưởng ban Tổ Chức Hội thảo: “Với một ngôi trường quy mô như thế thì đời sống kinh tế được lo như thế nào?” Một câu hỏi quá thực tế mà tưởng sẽ không dành cho câu trả lời từ quá khứ của Đại HọcNalanda, bởi đơn giản là ngôi trường Đại Học Phật giáo nổi tiếng này được sự bảo trợ của các triều đại vua chúa đương thời. Theo chúng tôi, có lẽ thầy Giám Viện không chỉ đặt câu hỏi này cho diễn giả bài tham luận, mà đặt ra cho tất cả chúng ta, và cho ngôi trường Đại học Phật hiáo tại Hoa Kỳ trong tương lai.

Tham luận tiếp theo là đề tài: “GIÁO TRÌNH PHẬT GIÁO XƯA VÀ NAY” của Ni sư Tịnh Quang. Trong bài tham luậnnày, với tư cách là một Giáo thọ sư đang tham gia giảng dạy tại Viện Phật học Bồ Đề Phật QuốcNi sư trình bày 2 ý chính:

Một là sự trăn trở cho một đường hướng hoằng phápgiáo dục Phật học mới, phù hợp với căn cơhoàn cảnh,phương tiện ngày nay.

Hai là giới thiệu sơ lược quá trình Giáo dục Phật giáo từ du nhập đến nay tại Việt Nam.

Với tham luận này, trong phạm vi hạn hẹp của thời lượng cho phépNi sư đã cố gắng cô đọng lại cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về sự liên tục và kế thừa trong quá trình Giáo Dục Phật Giáo tại Việt Nam; nhất là sự phát triển đỉnh cao của Đại Học Vạn Hạnh vào thập niên 60 của thế kỷ trước, với hy vọng Hội Thảo hôm nay sẽ rút ra được những bài học bổ ích cho quá trình biên soạn giáo trình cho Viện Phật Học sau này.

Chúng tôi lại ghi nhận một ý kiến thảo luận từ Thầy Thanh Nguyên dành cho bài tham luận này như sau: “Chương trình giáo dục Phật giáo ngày xưa và ngày nay khác nhau như thế nào mà chư Tăng ngày xưa tài năng hơn ngày nay?” Rất tiếc, chúng tôi đã không nghe rõ được câu trả lời của Diễn giả vì Ni sư nói quá nhỏ. Về mặt chủ quan, theothiển kiến của chúng tôi thì đây là một câu hỏi rất hay, nhưng cũng rất bao quát quá nhiều vấn đề liên hệ. Để có câutrả lời xác đáng cho câu hỏi này, thiết tưởng chúng ta phải dành một khoảng thời gian thật nhiều, khảo sát nhiều mặt của vấn đềtác động của hoàn cảnh xã hội, v.v…

Sau Ni sư Tịnh Quang, Thầy Thanh Nguyên trình bày đề tài: “BA NGUYÊN TẮC CỦA GIÁO DỤC PHẬT GIÁO”.Theo Thầy, một nền giáo dục thành công phải được đặt trên ba nguyên tắc cơ bản:

1)    Who are my Students? (Trình độ của sinh viên như thế nào?)

2)    What do they need? (Họ cần gì?)

3)    What do We want them to learn? (Ta nên trang bị cho họ những gì?)

Là một vị Tăng trẻ, hoằng pháp tại hải ngoại, Thầy Thanh nguyên đã có một cái nhìn khá mới mẻ về vấn đề giáo dục Phật giáo trong tương lai. Thiết tưởng, đây cũng là một tham luận rất công phu và sáng tạo mà Thầy đã đem đến cho Hội thảo với mong muốn những người làm công tác giáo dục Phật giáo hiện nay cần quán xét và định hướng cho xu thế của đại chúng theo đúng Chánh PhápChúng ta phải trao được những điều lợi lạc và thiết thực cho con người của thời hiện tại. Khi 3 nguyên tắc này được áp dụng triệt để thì nhất định chúng ta sẽ đưa được nền giáo dục Phật giáođến đỉnh cao của thời đại.

Với tham luận này, Ni sư Tiến Liên đặt vấn đề“Thầy dùng phương pháp so sánh giữa đời và đạo? Thầy đã cónghiên cứu nào tìm hiểu được giới trẻ cần gì để chư Tăng Ni có thể áp dụng?”

Với câu hỏi này, Thầy Thanh Nguyên trả lời như sau: “Đây là một câu hỏi lớn, vì có một khoảng cách thế hệ. Thầy chưa có tìm hiểu. Để làm việc này, cần một công trình nghiên cứu với sự cộng tác của nhiều người”.

Theo thiển ý của chúng tôi, trong bài tham luận dài 10 trang, Thầy cũng đã trả lời được ý này của Ni sư một cách tổng quát trong đó rồi.

Theo như chương trình thì thầy Hạnh Tuệ đến từ Chùa Phật Đà cũng đóng góp một tham luận với đề tài: “Vài gợi ý hướng đi cho một nền Giáo Dục Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ”. Nhưng rất tiếc, Thầy bận Phật sự ở xa nên không về tham dự Hội Thảo được, đã gửi bài tham luận này và Sư Minh Hạnh thay mặt Thầy để trình bày trước hội chúng. Nói “một vài gợi ý”chứ thật ra tham luận là một văn bản hoàn chỉnh để làm cơ sở thiết lập môi trường Giáo dụchoàn thiện. Bởi tham luận của Thầy Hạnh Tuệ đã đặt ra 5 vấn đề căn bản sau:

  1. Đối tượng tiếp cận
  2. Mục đích.
  3. Nội dung Giáo trình.
  4. Lợi ích của người tham gia.
  5. Môi trường học tập.

Đây là những gợi ý vô cùng cần thiết cho quý thầy trong Ban Giám Viện nghiên cứu áp dụng cho mô hình giáo dụcPhật giáo trong tương lai.

Tham luận tiếp theo được trình bày tại Hội Thảo ngày hôm nay là Sư Minh Khánh với đề tài: “ĐÂU LÀ LỜI PHẬT DẠY?” Vấn đề Sư đặt ra cho hội chúng hôm nay là chúng ta phải y cứ vào đâu để nhận chân rõ đâu là lời Phật dạy, tránh những nhầm lẫn, ngộ nhận dẫn đến sai lạc trong nhận thức và hành trì tu tập. Theo Sư, có 6 đặc tính củagiáo Pháp để nhận biết chính xác lời Phật dạy như sau:

  1. Pháp khéo thuyết giảng.
  2. Thiết thực ở hiện tại.
  3. Vượt thời gian.
  4. Đến để mà thấy
  5. Có khả năng hướng thượng.
  6. Được người trí tự mình giác hiểu.

Với câu hỏi thảo luận rằng: “Theo Sư thì trong 6 đặc tính đó, đặc tính nào phù hợp với thời đại ngày nay nhất?”

Sư Minh Khánh trả lời rằng: “Chúng ta xác định lời đức Phật dạy là từ Kinh đi ra với cuộc đời, chứ không nên lấy cuộc đời đi vào Kinh.”

Tất nhiên, đi xa hơn ở vấn đề này lại là một cuộc đại kết tập Kinh tạng theo ước nguyện của Thầy Giám Viện trong tương lai.

Diễn giả cuối cùng và cũng là quan trọng nhất của ngày hội thảo đầu tiên hôm nay là thầy Giám Viện Viện Phật họcBồ Đề Phật Quốc, trưởng ban tổ chức hội thảo với đề tài: “XÂY DỰNG ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO TẠI MỸ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC”. Tham luận thể hiện trước tiên là sự tâm huyết, quyết tâm của Thầy Giám Viện trong công tác giáo dục Phật giáo tại xứ người. Trong tham luận này, Thầy nêu ra 5 Cơ hội và 6 thách thức cần phải vượt qua để từ 6 đến 10 năm đến, Phật Giáo Việt Nam có một ngôi trường Đại Học Phật Giáo theo tiêu chuẩn America. Điều làm cho cả hội chúng vô cùng xúc động là thầy Giám viện tuyên bố sẵn sàng xả bỏ báo thân này chứ không thể lùi bước trước mọi khó khăn, trở ngại. Sự quyết liệt thực hành tâm nguyện vì sự nghiệp giáo dục Phật giáo của Thầy Giám Viện khởi đầu bằng chương trình: HỘI THẢO GIÁO DỤC PHẬT GIÁO QUỐC TẾ mà sự tham dự đông đảo của thính chúng ngày đầu tiên hôm nay cho chúng tôi niềm tin vào hiện thực trong tương lai.

Ban thư ký

Sáng ngày 8 tháng 6 năm 2018, tiếp tục cuộc hội thảo ngày thứ 2 tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc với ba đề tài tham luậncủa ba vị giáo sư đến từ trường đại học University Of  the West.

Đề tài 1: Nhị Đế và Giáo Dục Phật Giáo do Giáo sư Victor Gabriel, người Philipine tu theo truyền thống Tây tạng, Trưởng khoa Tuyên úy Phật giáo, đến từ University of the West trình bày.

Đề tài 2: Sự Góp Mặt và Phát Triển Tinh Thần trong Giáo Dục Phật Giáo do Giáo Sư Jitsujo T. Gauthier, Ngành Tuyên úy Phật giáo, đến từ University of the West trình bày.

Đề tài 3: Ảnh hưởng của công nghệ số đối với Giáo dục Phật giáo do Giáo sư Miroj Shakya, Giáo sư Khoa Tôn giáo học, cộng tác viên Dự Án Số Hóa Tam Tạng Kinh Kiên Tiếng Sanskrit, đến từ trường University of the West trình bày.

Đề tài Nhị Đế và Giáo Dục Phật Giáo, nội dung chính là tập trung vào việc giáo dục Phật giáo liên quan đến chân đế và tục đế.

Diễn giả đã bắt đầu bài tham luận bằng câu trích dẫn “Đạo Phật là một nền giáo dục trí tuệ chứ không phải là một tôn giáoChúng ta không sùng bái Phật mà nên kính ngưỡng Phật như một bậc Thầy. Chính những lời dạy của đức Phật giúp ta xa lìakhổ đau và đạt được hạnh phúc”. Điều này giúp cho Diễn giả đặt niềm tin vào giáo dục Phật giáo. Và giáo dục Phật giáo bắt đầu từ đâu, theo Diễn giả là qua kệ kinh Pháp Cú thứ 2: “Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo, Nếu với ý thanh tịnh, Nói lên hay hành động, An lạc bước theo sau, Như bóng, không rời hình”. Câu kinh này cho thấy hạnh phúc đến từ bên trong chứ không phải bên ngoài. Diễn giả cho một vài ví dụ để chứng minh hạnh phúc đến từ bên trong và nêu lên sự kết hợp giữa Phật học truyền thống và nền giáo dục hiện đại như là tục đếtuy nhiên chúng ta vẫn phải cần về chân đếCuối cùng, ông ta kết luận giáo dục Phật giáo chính là giáo dục trí tuệ ở cả 2 cấp độ Chân đế và tục đế.

Sau khi diễn giả trình bài tham luận xong, trong hội chúng có một vài câu hỏi trao đổi, đóng góp ý kiến chung quanh đề tài để diễn giả trả lời.

Câu 1: Ni sư Thích nữ Tiến Liên hỏi: Cần điều kiện gì để nhập học ngành Tuyên úy Phật giáo, bao nhiêu credit và tốt nghiệp ra có việc làm như thế nào?

Giáo sư trả lờiChương trình học cho ngành Tuyên úy có 72 unit. Ngành tuyên úy Phật giáo có thể làm ở các trường học, các hiệp hội bất vụ lợi hay trường học, ngay cả trong quân đội; tức là 25% làm ở bệnh viện, 25% làm ở các hiệp hội bất vụ lợi, 25% làm trong quân đội, 25% làm ở các lĩnh vực khác như các trường học…

Câu 2: TT. Thích Nguyên Tâm hỏi: Ông có biết nhiều gì về nhà thơ Tô Đông Pha và ông có thể giai thích về hai câu thơ: Dòng suối với tiếng reo của nó là cái lưỡi rộng dài/ Ngọn núi hung vĩ là hình hài tỉnh thức của Đức Phật.

Diễn giả trả lời chung chung: bài thơ này diễn tả sự hiểu biết về Phật tánhchân lý giải thoát…

Tiếp theo là đề tài tham luận Sự Góp Mặt và Phát Triển Tinh Thần trong Giáo Dục Phật Giáo của Giáo Sư Jitsujo T. Gauthier, Ngành Tuyên úy Phật giáo, đến từ University of the West.

Diễn giả là người Mỹ tu theo truyền thống Nhật bản. Bà đến với Phật giáo từ năm 2003 qua sự chứng kiến cái chết của cha bà do bị bệnh ung thư ở bệnh viện. Bà đã thực tập Phật giáo hơn 17 năm.

Đề tài tham luận của diễn giả với nội dung chính chia ra làm 3 phần:

1.Phác thảo nền giáo dục Phật giáo trong thời đại thông tin.

2.Cung cấp cái nhìn tổng quan về Tuyên úy Phật giáo.

3.Trình bày về Khoa Tuyên úy Phật giáo và bằng Tiến sĩ Phật học cho tu sĩ nghiên cứu sinh tại trường University of the West.

Theo bà, chúng ta hiện nay đang bị chi phối bởi nền văn hóa công nghệ thông tin theo nhiều cách. Làm thế nào để chúng tatuân theo các giáo lýgiới luật trong bối cảnh hỗn loạn của thời đại thông tin. Theo diễn giả thì nền giáo dục Phật giáo trong thời đại thông tin có thể làm thay đổi cách hiểu của chúng ta về chùa, tu việntrung tâm Phật giáo và Tăng đoàn,… Tuy nhiên, đó là trách nhiệm của cá nhân Phật tử để thực tập tinh tấn chánh niệm và chánh định.

Sau khi diễn giả trình bài tham luận xong có một vài câu hỏi trao đổi, đóng góp ý kiên chung quanh đề tài để diễn giả trả lời.

Một Phật tử hỏi: Tại khoa Tuyên úy Phật giáo tại trường đại học có dạy về các giáo lý căn bản như Nhân QuảNghiệp báo, Phước đức…

Diễn giả trả lời: Trong trường đại học, đây là chương trình chỉ dạy từ cấp độ đại học, trên đại học và tiến sĩ, còn những điều ấy đã được học trước đó hoặc trong môi trường tu tập ở đâu đó.

Phật tử Phước Ngọc hỏi: Chương trình học tại tương đối mắc. Nếu người về hưu muốn học thì có chương trình nào trợ giúp tiền học phí không?

Diễn giả trả lời: Đây là một trường đã được công nhận, có nhiều phân khoa để học, chương trình để học như cử nhânthạc sĩtiến sĩ. Có rất nhiều chương trình học bỗng của chính phủ. Nói chung, chúng ta có thể apply xin như xin financial aid…

Có một Phật tử hỏi: Giáo sư có trình bày rằng một số sinh viên viết những đề tài về sự thiết thực trong đời sống hàng ngày, vậy có cần tiếp cận với người trẻ để hiểu thêm?

Diễn giả trả lời: Đây là chương trình thực hành nên tất nhiên cần sự tiếp cận ấy.

Ni sư Thích nữ Tiến Liên hỏi: Một tu sĩ Phật giáo được dạy tu tập giữ gìn 5 giới, trong đó có không sát sanh, vậy theo học ngành Tuyên úy có chống lại lời dạy ấy không? Trong ngành Social work không cho phép đồng cảm và thông cảm vì đó là sự trái ngược, không biết trong ngành Tuyên úy có không?

Diễn giả trả lờiĐây là câu hỏi khó nhưng tôi có thể trả lời rằng người làm tuyên úy không cầm vũ khí. Ngành tuyên là giúp người ta giảm bớt cảm giác khổ đau, nên tôi nghĩ nó không chống lại Phật giáo.

Đồng cảm và thông cảm là 2 yếu tố cần thiết của người tuyên úy để thể hiện hiểu biết và cảm giác của người đối diện và đồng chia sẻ với nhau.

Đề tài 3: Ảnh hưởng của công nghệ số đối với Giáo dục Phật giáo do Giáo sư Miroj Shakya, Giáo sư Khoa Tôn giáo học, Cộng tác viên Dự Án Số Hóa Tam Tạng Kinh Kiên Tiếng Sanskrit, đến từ trường University of the West trình bày.

Đề tài tham luận của diễn giả với nội dung chính là công nghệ đang tác động mạnh đến giáo dục Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số theo cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Kỹ thuật khoa học mới chắc chắn đã giúp tăng cường khả năng giáo dục. Nó đã thay đổi việc nghiêng cứu Phật giáo một cách tốt đẹpTuy nhiên, các học giả và sinh viên vẫn chưa tận dụng được lợi ích của nguồn tài nguyên công nghệ mới. Cần phải cung cấp thêm các lớp chuẩn bị cho sinh viên để họ có thể sử dụngcông nghệ hiệu quả hơn.

Sau khi diễn giả trình bày bài tham luận xong thì có một thầy hỏi: Diễn giả có phải là Phật tử không?

Diễn giả trả lời: Phải.

Một Phật tử khác hỏi: Trong lịch sử nói vua Tỳ lưu ly giết hết dòng họ Sakya, vậy tại sao diễn giả là con cháu thuộc dòng họSakya vẫn còn đứng ở đây?

Diễn giả trả lời: Do một số người trốn thoát và lẫn tránh ở vùng Hy Mã Lạp Sơn nên còn sống sót, và tổ tiên ông là những người đó.

Kết thúc Thảo luận buổi sáng.

BAN THƯ KÝ
Tin và ảnh: Viện Phật học Bồ Đề Phật Quốc, Hoa Kỳ

huyen-chau-29

huyen-chau-17huyen-chau-7
huyen-chau-3bodephatquoc-31bodephatquoc-28bodephatquoc-10bodephatquoc-7bodephatquoc-4
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn