Phát triển Phật Giáo phải bắt đầu từ giáo dục

13 Tháng Mười 201620:41(Xem: 6118)

PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO PHẢI BẮT ĐẦU TỪ GIÁO DỤC
Hòa Thượng Tuyên Hóa

 

thich tuyen hoaĐất Mỹ không phải là nơi dễ hoằng dương Phật pháp. Nếu muốn đạo Phật lớn mạnh ở đây thì mỗi người mình phải gánh lấy trách nhiệm làm Phật giáo phát triển.

Phải bắt đầu từ đâu để làm đạo Phật lớn mạnh? Theo ý tôi, mình phải bắt đầu từ nền giáo dục. Nếu chỉ đơn thuần thuyết pháp thôi, thì đạo Phật khó đâm rể phát chồi. Bởi vậy, mình phải từ nền giáo dục mà khởi đầu, hun đúc tinh thần đạo pháp trong tâm con trẻ. Một khi chúng hiểu thấu đạo lý nhà Phật, rồi áp dụng vào đời, rằng "Chẳng làm chuyện gì ác, toàn làm những việc lành" thì khi đó gốc rễ của đạo mới mọc sâu đặng. Phật giáo bên Trung Quốc xem nhẹ điều này, chỉ biết giảng kinh thuyết Pháp nhưng không biết hướng dẫn con trẻ thâm hiểu đạo mầu. Nên chi, gặp gió to sóng lớn thì Phật giáo cơ hồ bị hủy diệt. Nếu ta khởi đầu bằng việc cải thiện nền giáo dục, dạy dỗ để con em hiểu Phật giáo thì khi lớn lên chúng sẽ tự nhiên hoằng dương đạo pháp. Bởi vậy chúng ta, người con Phật, mình phải chú ý điểm này. Chớ để suốt ngày tai nghe những chuyện, mắt thấy những việc, miệng nói những lời rặt là để kiếm tiền, làm giàu, chẳng chút ích lợi gì đối với Phật giáo cả. Mỗi người chúng ta phải chịu trách nhiệm dạy dỗ kẻ hậu bối để chúng hiểu rõ Phật pháp. Việc này quan trọng lắm.

Hiện nay trên đất Mỹ này, đàn ông đàn bà ai cũng lo làm lụng, cho nên họ xao lãng việc giáo dục con em. Họ tưởng rằng khi đến trường con em mình sẽ được dạy những tri thức cần phải học. Họ không ngờ rằng sau khi tới trường các em càng ngày càng hư, càng ngày càng không biết vâng lời. Thầy giáo và phụ mẫu cũng chẳng có tiếp thông với nhau nữa. Thầy dạy trò rằng hễ con kiếm được tiền nhiều thì mới có thế lực, rằng muốn danh tiếng vang lừng nhất thiên hạ thì con phải làm cách mạng trong gia đình, đánh đổ cha mẹ. Khi thầy giáo dạy thế, con em về nhà sẽ chẳng còn nghe lời phụ mẫu nữa. A! Những trường học như thế chẳng nên để con em học là phải.

Chúng ta phải gánh lấy trách nhiệm. Mỗi người cần có nghĩa vụ; nghĩa vụ gì ? Đối với người có học vấn, trí huệ, ban ngày đi làm, tối về nên dành thời giờ đi dạy em trẻ, dù là ở trường hay ở nhà đều tốt. Hãy hết lòng với nghĩa vụ , chớ cần thù lao hay lương bổng. Khi thế hệ tương lai được dạy dỗ đàng hoàng thì thế giới, nhân loại mới có hạnh phúc đặng. Khi thế hệ mai sau chẳng được chăm sóc dạy dỗ, thì trẻ em hư hỏng sẽ đầy dẫy khắp chốn, hệt như ở Mỹ hiện nay vậy; rằng ngày nào cũng có trẻ em giết người, đốt nhà, cướp của.

Đặc biệt là ở Los Angeles, ngày ngày người ta thường có cảm giác nguy ách, bất an, sợ rằng chẳng biết lúc nào sẽ bị bắn chết! Có lẻ số người bị chết vì đạn bắn nhiều hơn kẻ tử nạn ở Iraq. Đó là vì sao? Là vì người ta đã xao lãng việc giáo dục, mà coi trọng cái đồng tiền. Rồi hễ chú trọng việc làm tiền thì việc giáo dục học hành làm sao tốt được. Nhất là hiện nay các bậc gia trưởng, chẳng những người cha đi làm, mà người mẹ, vì có quyền bình đẳng và tự do, nên cũng đi làm; kết quả là khiến con cái bị bỏ bê chẳng được ngó ngàng. Có em được gởi tới vườn trẻ (kindergarten) hay trường ký túc (nursery) rồi bị ảnh hưởng toàn chuyện không tốt. Trào lưu cứ thế mà đi xuống khiến thế hệ sau chẳng bằng thế hệ trước, càng ngày càng tệ hại. Tất cả cũng chỉ vì nền giáo dục bị bỏ bê.

Tại sao đạo đức ngày càng suy đồi, mà người ta ngày càng điên đảo? Xét cho cùng, thì bởi vì ai cũng truy cầu chữ lợi. Chỉ vì tranh lợi nên họ bỏ quên việc giáo dục. Nhiều trường đại học cạnh tranh với nhau để nhận vào thật nhiều học sinh, rồi thâu thật nhiều tiền. Họ chẳng chú ý gì đến việc giáo dục tốt các em, do đó sự giáo dục chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Các trường lại khuyến khích sự tự do, phóng túng, lãng mạn giữa nam nữ khiến giới trẻ điên đảo thần hồn, chẳng có một tôn chỉ để làm người nữa. Nền giáo dục vì thế cũng mất hết giá trị.

Chỉ vì chữ lợi nên nhiều thầy cô yêu cầu tăng lương; có khi họ dùng học sinh làm bình phong, đình công bãi khóa để uy hiếp xã hội. Tại sao họ làm vậy ? Vì lợi. Do đó đất nước, xã hội mất hẳn gốc rễ lý tưởng và luân lý, đi vào ngọn ngành, sai lạc. Cho nên thế giới mới loạn. Giáo dục không ra giáo dục, học sinh không ra học sinh. Ôi! chữ lợi này, làm hại người thế gian đến chỗ mê hoặc "sống trong cơn say, chết thật mù mờ". Họ chẳng còn hiểu thế nào là đạo đức, là nhân nghĩa, là hiếu, để, trung, tín, lễ nghĩa, liêm, sĩ. Họ chẳng còn biết liêm sĩ, chẳng còn có lòng sám hối gì cả.

Thậm chí ở Mỹ làm cha mẹ chỉ biết đẻ con, mà không biết dạy con. Nếu con em lớn lên chẳng có kiểm thúc, thì chúng sẽ tuỳ ý tự do làm càn, ngay cả giết người, cướp của. Thí dụ như ở Chicago, có em bé chỉ mới bốn tuổi mà đã biết đốt nhà, thiêu chết nhiều người. Thế mà phụ mẫu của em lại cho rằng nó tốt. Với kiểu tự do phát triển như thế nên khi em ta lớn lên nó sẽ trở nên thành phần bất lương, chuyên môn trộm cướp. Các bạn xem! Đó là kết quả của nền giáo dục tự do phát triển. Các bạn hãy nghĩ coi, vấn đề này nghiêm trọng đến dường nào!

***

Tập san Bồ Đề Hải

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10204)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7286)
Thật tế, nhìn khái quát, Phật giáo Việt nam đang đi vào một khúc quanh mà ở đó, những thực trạng nhức nhối đáng quan ngại không còn là chuyện cá biệt mà chúng đang phổ biến hóa với mật độ trải rộng mang tính áp đảo, và tất nhiên không ít người Tăng cũng như tục đã bắt đầu hình thành ý niệm rằng đó là những hình thái đương nhiên.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9214)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
25 Tháng Chín 2015(Xem: 7872)
Tôi rất trăn trở cho Phật giáo nước nhà của hiện tại và tương lai. Bao năm nay tôi luôn theo dõi và ủng hộ các trung tâm hoằng pháp lớn của Việt Nam mà nơi làm tốt nhất, lớn nhất, hiệu quả nhất, thay đổi tâm của nhiều người nhất có lẽ là chùa Hoằng Pháp TP HCM.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 6445)
Viện đại học là cơ sở giáo dục đại học đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, và thường có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục. Viện đại học xuất phát từ danh từ University, nhưng có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Universitas; có nghĩa là cộng đồng của giáo viên và các học giả,
25 Tháng Tám 2015(Xem: 5469)
“Đề tài truyền đạt là “Một Thoáng Nhìn về Phật Giáo Thế Kỷ 21,” một đề tài đáp ứng những thắc mắc của cộng đồng chúng ta trong việc hội nhập vào nền văn hóa và xã hội Hoa Kỳ. Mong rằng qua trình bày của Giáo sư, các thính giả thấy được cái nhìn rộng sâu của vị khoa bảng Khoa Phật học Đại học UC Berkeley.”
05 Tháng Tám 2015(Xem: 14620)
Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều email của các bạn trẻ ngỏ ý muốn được xuất gia và hỏi về các điều kiện xuất gia. Bài viết này nhằm mục đích trả lời chung các bạn. Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của các bạn và sau nữa, chúng tôi khuyên các bạn
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 8413)
Đại học Harvard vừa tổ chức một cuộc hội thảo nội dung nhìn vào những thách thức phải trải qua khi đào tạo những người giảng Phật pháp để đáp ứng các nhu cầu hiện nay.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 6735)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng.
16 Tháng Năm 2015(Xem: 6308)
Lãnh đạo với chánh niệm - Một cuôc nghiên cứu có tính hiện tượng về các vị sư Việt Nam tại Hoa Kỳ về vai trò lãnh đạo tâm linh và đóng góp của họ cho xã hội