Giáo Dục Phật Giáo Nam Truyền (Nam Tông Khmer) - Tăng Nô

30 Tháng Mười Hai 201200:00(Xem: 10992)


Giáo Dục Phật Giáo Nam Truyền (Nam Tông Khmer)
Tăng Nô

Phật giáo Nam truyền (Phật giáo Nam tông Khmer) từ ngàn xưa cho đến ngày nay đều có truyền thống giáo dục tự viện (tức đào tạo Tăng tài tại mỗi chùa, do sư phụ truyền dạy lại cho đệ tử từ kiến thức thế, xuất thế cho đến phạm hạnh). Trong hai thập niên gần đây Phật giáo Nam truyền tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lại được duyên mở trường lớp (học đường) đào tạo Tăng tài.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính thưa quý liệt vị!

Với tầm nhìn về giáo dục thì đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật là một nhà đại giáo dục, bởi vì Ngài có đủ cả hai phương diện Trí và Đức (trí tuệ và phước đức). Suốt 49 năm hoằng hóa độ sanh, những lời Ngài nói ra là khuôn vàng thước ngọc; những bước đi, hành xử của Ngài là hình ảnh giáo hóa chúng hữu tình đạt đến lộ trình giác ngộ, an lạc và giải thoát tối hậu. Hàng Thánh đệ tử của Ngài cũng thế, tùy mỗi quốc độ, mỗi thời gian khác nhau mà tiếp theo dấu chân hóa độ của Ngài đã làm lợi lạc cho chúng sanh; luôn hoàn thành sứ mạng “tác Như Lai xứ, hành Như Lai sự”, xứng danh là trưởng tử của đức Như Lai.

Ngày nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng không ngoài việc làm cho lịch đại Tổ sư “thừa tiền tiếp hậu, kế vãng khai lai, báo Phật ân chi đức”, đã đề ra phương châm hoạt động Giáo hội là “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Chư Tôn đức Giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội ngày nay biến phương châm thành những công tác Phật sự cụ thể bao gồm 10 ngành viện rất thiết thực. Trong đó có ngành Giáo dục Tăng ni (tức mở trường đào tạo Tăng ni tài đức, ngỏ hầu có nhân sự kế thừa để lãnh đạo Giáo hội hiện tại và tương lai).

Kinh nghiệm cho chúng ta thấy, trên hai thập niên hoạt động của ngành Giáo dục Tăng ni các cấp là sự kế thừa nền tảng giáo dục của các bậc tiền bối, các hệ phái Giáo hội đã có từ trước; như giáo dục tự viện và giáo dục học đường. Tuy nhiên trong sự kế thừa luôn có sự phát triển thích nghi với giáo dục hiện đại. Do đó trong hơn 30 năm qua ngành Giáo dục Tăng ni đã đạt được nhiều thành quả rất tốt đẹp, đã đào tạo nhiều nhân tài Tăng ni cho Giáo hội.

Trong những thành quả đã đạt được của ngành Giáo dục Tăng ni so với nhu cầu lãnh đạo của Giáo hội ngày nay thì còn rất khiêm tốn, đáng được sự quan tâm đối với những ai có hạnh nguyện tiếp theo dấu chân hóa độ của đức Thế Tôn trên cuộc đời này.

Kính bạch . . . Kính thưa . . .

Kính thưa quý Đại biểu!

Phật giáo Nam truyền (Phật giáo Nam tông Khmer) từ ngàn xưa cho đến ngày nay đều có truyền thống giáo dục tự viện (tức đào tạo Tăng tài tại mỗi chùa, do sư phụ truyền dạy lại cho đệ tử từ kiến thức thế, xuất thế cho đến phạm hạnh). Trong hai thập niên gần đây Phật giáo Nam truyền tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lại được duyên mở trường lớp (học đường) đào tạo Tăng tài. Cụ thể như:

- Cấp Đại học Phật giáo có 01 cơ sở (Học viện Phật giáo Nam tông Khmer) tại thành phố Cần Thơ, hiện có 69 Tăng sinh theo học.

- Cấp Trung học Phật giáo có 05 cơ sở tại các tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh; hiện có 823 Tăng sinh theo học.

- Các lớp Sơ cấp, Trung cấp Pali Vini tại các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer trong 6 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có trên 200 lớp Sơ cấp, Trung cấp Pali Vini, có trên 3000 Tăng sinh theo học.

Tuy Phật giáo Nam truyền hiện nay có hệ thống giáo dục học đường, phù hợp với sự phát triển theo thời đại của Giáo hội và xã hội. Nhưng trong giảng dạy học tập của 3 cấp học về lượng và chất đều yếu kém so với nhu cầu phát triển của Giáo hội, xã hội và Quốc tế. Từ những thực tiển này, Chư Tôn đức lãnh đạo ngành Giáo dục Tăng ni Trung ương sẽ rút ra được những bài học trong quá trình đề ra kế hoạch, chương trình cho ngành Giáo dục Tăng ni sắp tới.

Nhân đây, xin được có vài ý kiến nhỏ kính trình lên Chư Tôn đức lãnh đạo ngành Giáo dục Tăng ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để gọi là đóng góp cho sự phát triển ngành Giáo dục Tăng ni trong tương lai; trong đó có sự cũng cố phát triển ngành Giáo dục chư Tăng Nam tông Khmer.

1/- Mô hình nội trú cho Tăng ni sinh ở các cấp học cần được áp dụng tuyệt đối. Vì sao? Bởi vì tất cả các sản phẩm có chất, có lượng tốt đều được tôi luyện qua khuôn mẫu tốt; khuôn mẫu như thế nào thì sản phẩm tạo ra như thế đó. Điều này Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ đã ứng dụng ngay từ khi mở trường, kinh nghiệm cho thấy giáo dục tự viện là mô hình nội trú. Từ đó sản sinh ra rất nhiều mẫu người mô phạm, tài đức cho Giáo hội và cuộc đời .

2/- Giáo dục đạo đức cho Tăng ni sinh là điều tất yếu không thể thiếu trong đời sống thường nhật của Tăng ni sinh. Muốn thực hiện hữu hiệu điều này thi trước tiên từ những bậc lãnh đạo về giáo dục, những nhà giáo dục, các vị giảng viên, giáo sư, giáo thọ ở các cấp học phải tuân thủ giới luật đã thọ, nguyên tắc, quy điều đã được chế định; ở điểm này, trong phạm vi nội trú thì mới có khả thi về mô phạm đạo đức giúp cho Tăng ni sinh trở thành tài đức.

3/- Các mối liên hệ của ngành Giáo dục Tăng ni với các ho ạt động khác của Giáo hội. Ngành Giáo dục Tăng ni là giáo dục đào tạo con người cho Giáo hội, để hoạt động các Phật sự trong các cấp Giáo hội. Muốn cho Tăng ni sinh sau khi tốt nghiệp các cấp học về phục vụ các ngành trong ngôi nhà chung Giáo hội. Ngành Giáo dục Tăng ni nên có kế hoạch liên hệ các ngành mở các khóa đào tạo chuyên môn như: Khóa đào tạo luật sư, Sư phạm, Nghi lễ, Hành chánh, Văn hóa, Từ thiện xã hội, Kinh tế và Giảng sư (trường Cao đẳng Phật học nên đào tạo chuyên môn).

4/- Về nội điển, ngoại điển, ngoại ngữ, cổ ngữ các cấp học cần được quan tâm; sách giáo khoa, chương trình giảng dạy cũng phải có thống nhất trên toàn quốc.

5/- Về tổ chức trường lớp sinh hoạt các cấp học. Ngành Giáo dục Tăng ni Trung ương nên có chủ ý, kế hoạch hướng dẫn các Tỉnh Thành hội tổ chức từng cụm, khu vực, trong hình thức nội trú, mỗi niên học có tốt nghiệp, có chiêu sinh. Thí dụ như các tỉnh Nam sông Hậu miền Nam, mở 01 trường Cao đẳng, 01 trường Trung cấp và 02 trường Sơ cấp là đủ; số lượng chiêu sinh hằng năm là 50 Tăng ni sinh Điểm này Phật giáo Nam tông Khmer đã và đang thực hiện, tuy chưa được hoàn hảo như mong muốn, nhưng đã có mô hình giáo dục rất triển vọng trong tương lai.

Với tư cách cá nhân, chúng tôi xin được chia sẽ vài ý thô thiển trong chương trình giáo dục Tăng ni, trong ngôi nhà chung của Giáo hội. Kính chúc hội thảo ngành Giáo dục Tăng ni của chúng ta thành công tốt đẹp.

Xin chân thành cám ơn!

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.

HT. TĂNG NÔ

Phó ban Giáo dục Tăng ni Trung ương Đặc trách Nam tông Khmer

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5670)
Như chúng tôi đã nêu trong Tâm thư trước, được công bố vào cuối tháng 8 vừa qua, việc khởi thảo Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt đã được chúng tôi hết sức nỗ lực tiến hành từ đó. Trong vòng 3 tháng qua, chúng tôi đã hình thành về cơ bản các yếu tố ban đầu.
25 Tháng Mười 2014(Xem: 5319)
Nói đến ngôn ngữ tức là đề cập đến địa hạt phương tiện truyền tải thông tin, mà đã mang sứ mệnh truyền tải thông tin thì mục đích mà chủ thể truyền tải mong muốn đạt đến là người nhận lãnh thọ các dữ liệu ở mức tối ưu nhất.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 8862)
Đại tạng kinh là tập đại thành toàn bộ những giáo pháp do đức Phật giảng dạy mà chúng ta hiện còn được biết, được kết tập thành dạng văn bản qua nhiều nỗ lực của những thế hệ trước đây trong suốt chiều dài lịch sử hơn 25 thế kỷ qua. Tuy những lần kết tập đầu tiên chưa định hình văn bản, nhưng đó lại chính là nền tảng để những lần kết tập về sau có thể ghi chép lại Thánh giáo. Chúng ta sẽ không đi sâu vào chi tiết về những lần kết tập kinh điển, vì đã có nhiều bài viết trình bày cặn kẽ được đăng lại trên trang này.
12 Tháng Chín 2014(Xem: 6284)
Tăng già là cộng đồng tăng, ni đại diện Phật giáo trên thế giới trong suốt hai mươi lăm thế kỷ qua. Bằng vào việc thực hành giới luật và truyền bá chánh pháp, cộng đồng Tăng già duy trì và bảo tồn sự tương tục của di sản Phật giáo.
05 Tháng Chín 2014(Xem: 6198)
Trong quá trình cần cầu “vô thượng an ổn khỏi các khổ ách”- Niết-bàn, người xuất gia thường khi cần phải xét đến việc tìm kiếm một nơi chốn tu học tương đối thích hợp và thuận lợi cho mục tiêu tiến bộ tâm linh của mình. Kinh Thánh cầu (Ariyapariyesanasutta) mô tả rằng ngay sau khi chia tay năm người bạn đồng tu khổ hạnh, Đức Gotama tuần tự du hành đến tụ lạc Uruvela ở Gayà. Tại đây, Ngài thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 7791)
Đại Tạng Kinh tiếng Việt là một ước mơ, cũng là một nhu cầu cấp thiết của mọi người Phật tử Việt Nam. Với sự nỗ lực góp sức của rất nhiều người trong những năm qua, chúng ta thực sự đã có được những bước tiến đáng kể hướng đến việc xây dựng thành tựu một Đại Tạng Kinh Tiếng Việt. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là tất cả những cá nhân, tổ chức tham gia vào công trình này đều hoạt động một cách riêng lẻ,
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 8118)
Trong Thư Mục Vụ năm 2010, có tựa đề “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”, theo Vatican insider, Giáo Hội Công giáo xét thấy một thời gian khá dài, Giáo Hội đứng ngoài lề việc giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam.