Góp Phần Phát Triển Giáo Dục Phật Giáo Việt Nam Hòa Thượng Thích Đức Nghiệp

10 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 14158)

GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
PHẬT GIÁO VIỆT NAM 
Hòa Thượng Thích Đức Nghiệp

Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !

- Kính bạch Hòa Thượng Tiến Sĩ Thích Chơn Thiện, Trưởng Ban Giáo Dục Tăng Ni TW, GHPGVN;

- Kính thưa quí vị Đại Biểu Hội Thảo và các vị khách quí.

Hôm nay, tôi hân hạnh được tham dự buổi Hội Thảo Khoa Học này và có mấy ý kiến xây dựng với chủ đề Góp Phần Phát Triển Giáo Dục Phật Giáo Việt Nam.

Theo sự nhận định của chúng tôi thì hiện tại và tương lai, Giáo Hội chúng ta cần có bốn yếu tố nòng cốt, nhằm đáp ứng tiến trình củng cố, phát triển và hội nhập thế giới của ngành Giáo Dục Phật Giáo Việt Nam. Đó là:

I - Nhân sự lãnh đạo giáo dục Phật Giáo;

II - Hệ thống tổ chức giáo dục Phật Giáo;

III - Phương tiện tài chính giáo dục Phật Giáo;

IV - Mục đích giáo dục Phật Giáo.

- Về nhân sự lãnh đạo giáo dục Phật Giáo:

Trước hết, chúng ta phải có các tôn đức Tăng Ni có đầy đủ tài đức, nghĩa là, có học vị và đức hạnh. Như vậy, các vị ấy mới có khả năng làm Hiệu Trưởng, Khoa Trưởng, Viện Trưởng cũng như giáo viên, giáo sư, giảng viên, giảng sư.

- Về hệ thống tổ chức giáo dục Phật Giáo:

Trên phương diện thống nhất giáo dục Phật Giáo toàn quốc, Giáo Hội ta cần hội đủ các cơ sở giáo dục như các trường lớp, thư viện, ký túc xá, giảng đường, phòng họp, văn phòng, sân thể dục, phòng y tế, vệ sinh, văn phòng Hiệu Trưởng, giám đốc hành chính, giám học, giám thị, thư ký, thủ quỹ, kiểm soát, trật tự v.v... từ Tiểu Học, Trung Học, Cao Đẳng tới Đại Học và Hậu Đại Học dành cho chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ. Hơn nữa, phải có giáo trình, giáo án, giáo khoa và giáo cụ thống nhất toàn quốc. Ngoại trừ chương trình giáo dục Khờ Me tại vùng Hậu Giang Nam Bộ. Như thời gian mỗi cấp học là mấy năm. Chủ đề các môn học gồm những gì. Chuyển ngữ được dùng giảng dạy là tiếng Việt và tiếng Anh. Còn các ngôn ngữ dùng để học tập và nghiên cứu là chữ Việt, chữ Hán, chữ Pali, chữ Sankrit, chữ Anh, chữ P háp. Tuy nhiên, các môn học chính đều phải dựa theo Tam Tạng (Kinh, Luật, Luận); Tam Học (Giới, Định Tuệ hay Đức dục, Tâm Thể dục và Trí dục); Tam Tuệ (Văn tuệ, Tư tuệ, Tu tuệ) nghĩa là, các học sinh và sinh viên phải nghe rõ lời giảng dạy, hiểu rõ lời giảng dạy và tu tập nhuần nhuyễn lời giảng dạy; và Ngũ Minh (Năm Môn Học) như Nội Minh tức là nội điển thuộc Nam truyền Phật giáo, Bắc truyền Phật giáo. Nhân Minh thuộc triết học, luận lý học và biện chứng pháp. Thanh Minh thuộc ngôn ngữ học và âm nhạc. Y Phư ơng Minh tức là Đông Tây Y và Y Khoa. Công Xảo Minh thuộc kỹ thuật, khoa học.

Còn về sư phạm thì tất cả các giáo viên, giáo sư, giảng viên, giảng sư đều được đào tạo, tập huấn, có đầy đủ kinh nghiệm, phương pháp và tâm lý giáo dục để dạy các học sinh và si nh viên.

Bởi vậy, nhà bác học Mỹ, Richard Gard, có nhận xét rằng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thực sự là một giáo sư vĩ đại trong cuốn sách PHẬT GIÁO của ông ta như sau:

"Không còn nghi ngờ gì nữa, Đức Phật lịch sử là một vị đại giáo sư. Trong kinh tạng Pali có nhiều câu chuyện liên quan tới Ngài về nguyên lý giáo dục và thực tiễn giáo dục của Ngài, chẳng hạn như trong Trường Bộ có Kinh Lohicca nói về đạo đức học giáo dục và Kinh Pasadika nói về thế nào là một giáo sư giỏi và thế nào là một giáo sư dở, đặc biệ t diễn tả về một chủ đề giáo án. Ngay như quan điểm sư phạm hiện nay, những phương pháp giáo dục của Đức Phật phải nhận là rất hay và vẫn còn có thể áp dụng cho nhiều trường hợp giáo dục.

Đức Phật thường dùng cách giảng dạy rõ ràng, kết hợp với biện chứng pháp, nhấn mạnh đạo đức học nhiều hơn là triết học. Ngài dùng tinh thần trí tuệ và từ bi cũng như ngôn ngữ phổ thông dễ hiểu là phương tiện giáo dục và Ngài còn quan tâm săn sóc các đệ tử học trò, tất cả là một pháp môn vĩ đại nhằm đạt tới thành công cho đạo pháp."[1]

- Về phương tiện tài chính giáo dục Phật Giáo:

Muốn đạt được hai yếu tố nêu trên, Giáo Hội chúng ta cần phải có phương tiện tài chính nhằm đáp ứng các nhu cầu giáo dục thực tiễn như tiền điện, tiền nước, tiền lương các giáo viên, giáo sư, giảng viên, giảng sư v.v... Vì thế, cần phải thành lập các ban Bảo Trợ Giáo Dục hay ban Kinh Tài Giáo dục do sự phát tâm tài trợ của các vị Tăng Ni Phật Tử và các vị mạnh thường quân.

Có như vậy, chúng ta mới có thể củng cố, phát triển vững mạnh và hội nhập, giao lưu giáo dục, văn hóa với các nước như Ấn Độ, Tích Lan, Thái Lan, Myammar, Cao Miên, Lào, Trung Quốc, Đài Loan, Đại Hàn, Nhật Bản, nhằm trao đổi sinh viên, giáo sư, hội thảo, các ấn phẩm thông tin văn hóa và tài liệu giáo dục.

Sau ba vấn đề nói trên, đến đây chúng ta cần xác lập định hướng hay mục đích giáo dục Phật Giáo.

- Về mục đích giáo dục Phật giáo:

Theo quan điểm Phật Giáo, thì do nếp sống con người còn mê hoặc, hành động con người còn sai trái, cho nên chính con người đã gây ra hậu quả khổ đau (Hoặc - Nghiệp - Khổ). Bởi vậy, giáo dục Phật Giáo nhằm chuyển hóa con người thành trí tuệ giác ngộ, hành động chân chính và đạt tới kết quả hạnh phúc an vui (Giác Ngộ, Giải Thoát, Bình Đẳng). Nói cách khác, đỉnh cao giáo dục và đào tạo của Phật Giáo là hạnh phúc, tự do, đại đồng.

Hiện nay, trên toàn quốc, Giáo Dục Phật Giáo Việt Nam đương phát triển vững mạnh, có đầy đủ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và bốn học viện đại học tại Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Mong rằng Ban Giáo Dục Tăng Ni trung ương cố gắng củng cố, phát triển, hội nhập và thống nhất giáo dục trên đường phụng sự đạo pháp và dân tộc Việt Nam.

 

Xin kính chào và cám ơn quí vị !

 

Hòa Thượng THÍCH ĐỨC NGHIỆP
Phó Thư Ký Ban Thường Trực TW, Giáo Hội Phật Giáo ViệtNam

 


[1] Buddhis m, Richard A. Gard, p.63.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7869)
Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10290)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7326)
Thật tế, nhìn khái quát, Phật giáo Việt nam đang đi vào một khúc quanh mà ở đó, những thực trạng nhức nhối đáng quan ngại không còn là chuyện cá biệt mà chúng đang phổ biến hóa với mật độ trải rộng mang tính áp đảo, và tất nhiên không ít người Tăng cũng như tục đã bắt đầu hình thành ý niệm rằng đó là những hình thái đương nhiên.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9272)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
25 Tháng Chín 2015(Xem: 7922)
Tôi rất trăn trở cho Phật giáo nước nhà của hiện tại và tương lai. Bao năm nay tôi luôn theo dõi và ủng hộ các trung tâm hoằng pháp lớn của Việt Nam mà nơi làm tốt nhất, lớn nhất, hiệu quả nhất, thay đổi tâm của nhiều người nhất có lẽ là chùa Hoằng Pháp TP HCM.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 6526)
Viện đại học là cơ sở giáo dục đại học đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, và thường có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục. Viện đại học xuất phát từ danh từ University, nhưng có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Universitas; có nghĩa là cộng đồng của giáo viên và các học giả,
25 Tháng Tám 2015(Xem: 5506)
“Đề tài truyền đạt là “Một Thoáng Nhìn về Phật Giáo Thế Kỷ 21,” một đề tài đáp ứng những thắc mắc của cộng đồng chúng ta trong việc hội nhập vào nền văn hóa và xã hội Hoa Kỳ. Mong rằng qua trình bày của Giáo sư, các thính giả thấy được cái nhìn rộng sâu của vị khoa bảng Khoa Phật học Đại học UC Berkeley.”
05 Tháng Tám 2015(Xem: 14724)
Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều email của các bạn trẻ ngỏ ý muốn được xuất gia và hỏi về các điều kiện xuất gia. Bài viết này nhằm mục đích trả lời chung các bạn. Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của các bạn và sau nữa, chúng tôi khuyên các bạn
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 8452)
Đại học Harvard vừa tổ chức một cuộc hội thảo nội dung nhìn vào những thách thức phải trải qua khi đào tạo những người giảng Phật pháp để đáp ứng các nhu cầu hiện nay.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 6773)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng.