Tôn Giáo Của Dân Chủ

10 Tháng Sáu 201608:04(Xem: 4681)

TÔN GIÁO CỦA DÂN CHỦ  
Thích Châu Viên trích dịch  
từ cuốn sách “Đạo Đức Học Phật Giáo” của giáo sư tiến sỹ Phra Dharmakosajarn

 
Phra Dharmakosajarn

Tiến sỹ Ambedkar đã từng nói, “Phật giáo là một phong trào dân chủ, mà dân chủ là yếu tố cần được phát huy trong tôn giáo, dân chủ trong xã hội và dân chủ trong chính trị.[1] Phật giáo là một tôn giáo rất thích hợp cho các xã hội chủ nghĩa vì nó nhấn mạnh 3 nguyên tắc dân chủ. Cụ thể là quyền tự do, bình đẳng và tình người.

Đầu tiên, nền tảng của quyền tự do hay sự tự do trong đạo Phật được đề cập sớm trước khi mà chúng ta thường hay nhắc đến quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do trao đổi thông tin. Như ngài Walpola Rahula đưa ra lời nhận xét “tự do tư tưởng chỉ xuất hiện trong đạo Phật, mà chưa từng nghe qua một nơi khác trong lịch sử tôn giáo”[2] Thúc đẩy sự tự đo là điều kiện cần thiết trong đạo Phật vì mục đích cao nhất của Phật giáo là Vimutti hay tự do thoát khỏi mọi sự ràng buộc của cuộc sống.

Thứ hai, đức Phật là người thầy đầu tiên đưa ra tiếng nói chống lại chế độ giai cấp mà giai cấp đó chỉ được đặt trên nền tảng đức tin bởi Phạm Thiên (Brahma), người sáng tạo ra con người và làm cho họ bất bình đẳng từ lúc mới sinh ra. Như đức Phật đã từng dạy trong kinh tập (suttanipatā) ‘không phải bởi sinh ra mà một ai trở thành kẻ ruồng bỏ, không phải bởi sinh ra một ai trở thành người tri thức. Mà bởi ngay chính hành động người đó trở thành kẻ ruồng bỏ, và chính ngày hành động người đó trở thành người tri thức”[3] Thêm vào đó để xóa bỏ chế độ giai cấp, đức Phật phản đối việc thực hành phân biệt đối xử đối với phụ nữ. Ngài cố gắng nâng cao vị thế của người phụ nữ và giúp nhận diện tầm quan trọng của họ trong xã hội. Nhân dịp Đức Vua Ba Tư Nặc (pasenadi) viếng thăm đức Thế Tôn và cằn nhằn với Ngài về việc Hoàng Hậu Mạt Lợi vừa mới hạ sanh một tiểu công chúa. Thế Tôn ai ủi và động viên Đức Vua, “Con gái có thể chứng minh tốt hơn con trai. Cô ấy khi trưởng thành có thể là người phụ nữ khôn ngoan, đạo đức và trở thành một người vợ chung thủy biết tôn trọng mẹ chồng.”[4] và việc thiết lập giáo đoàn Ni chúng là minh chứng nói lên tính bình đẳng của đức Phật đối với phụ nữ.

Thứ ba, nền tảng của tình người được đức Phật nói rất rõ khi ngài khuyên chúng ta nên nuôi dưỡng lòng từ bi và xem chúng sinh như những người thân trong những kiếp trước của ta. Đức Phật dạy rằng “trong vô thỉ kiếp của chuỗi tái sinh (samsara). Khởi điểm của sự tái sinh không biết bắt nguồn từ điểm nào sớm nhất là bởi vì con người bị che lấp bởi sự vô minh và bị trói buộc bởi ái dục. Cho nên, điều đó không dễ gì tìm ra một chúng sinh chưa từng là mẹ là cha, anh, em ruột thịt, con trai, con gái trong chuỗi dài tái sinh này”[5]

Giáo hội tăng già hay hàng chúng tỳ kheo là hiển thị của xã hội dân chủ, là khi mà được được xây dựng trên nền tảng của tự do, bình đẳng, và tình người. Đức Thế Tôn so sánh tăng đoàn của ngài với biển cả bao la, giống như những con sông mạnh mẽ sau khi đổ ra biển cả, không còn ai gọi tên những con sông này nữa, vì tên chúng nay được thay thế bằng tên của biển cả; cũng như thế, khi những người thuộc 4 giai cấp khi xuất gia đi tu trở thành tu sĩ rồi tuân theo giáo pháp và giới luật lập nên bởi như lai, không còn ai gọi tên cũ và giai cấp của những người nầy nữa, vì những tăng sĩ nầy nay được gọi là những con người thuộc dòng họ Đức Phật Thích Ca.[6]

Đức Phật không chỉ định ai là người kế thừa trước khi ngài nhập Niết Bàn. Ngài chỉ đơn giản nói, ‘này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình; hãy tự mình y tựa chính mình, chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một ai khác.’[7] Từ đó trở về sau giáo lý và giới luật được chứa đựng trong tam tạng kinh điển (tipitaka) và được thực hiện như là hiến pháp phật giáo trên quy tắc dân chủ trong tăng đoàn.

 



[1] Dhammananda k, 1965:73

[2] Rahula w, 1962:2

[3] Sn 1.7

[4] S I. 86

[5] S II. 189

[6] Ud V. 5

[7] D III. 154

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tám 2015(Xem: 7692)
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, Phật giáo cũng không ngoại lệ. Mặc dù trải qua hơn 2500, sau khi đức Phật nhập niết-bàn, Phật giáo vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong xã hội nhân loại. Chúng ta có thể nói ngày nay và tương lai nhân loại ngày càng cần trí tuệ và phương pháp của Phật giáo để giải quyết những vấn đề xã hội.
29 Tháng Tám 2015(Xem: 9128)
Xin Sư cho con hỏi: người tu hành xuất gia có được tham dự chuyện thế sự và chính trị đời thường không? Con nghe nói người tu hành không được xen vào chuyện chính trị, chỉ lo thuyết pháp độ chúng, tu hành cho mình, nhưng con thấy rất nhiều các bài viết từ những người tu hành bàn luận chính trị, các chính sách của nhà nước, của nước ngoài, bàn chuyện đời nhiều hơn chuyện đạo như vậy là có đúng không?
29 Tháng Tám 2015(Xem: 9140)
Tăng đòan cần phải lên tiếng một cách độc lập, với óc phê phán và có đạo đức. Chúng ta nên ủng hộ chính phủ, khi họ làm những điều tốt, chẳng hạn như khuyến khích sự hòa đồng giữa các tôn giáo. Chúng ta nên phản đối, khi họ làm những điều sai, chẳng hạn như gây chiến tranh và phá hoại môi trường. Tăng đòan không nên tham gia quốc hội hay cấu kết với chính quyền nhưng cần phải thẳng thắn lên tiếng về những vấn đề đạo đức quan trọng.
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 6115)
Nơi nào sự bất công áp bức, mầm bất thiện còn tồn tại thì sự bất ổn vẫn tiềm tàng như mạch nước ngầm đang tuôn chảy nhưng nếu không hòa nhập vào nhánh sông ra biển mà thành lũ dữ sóng thần đe dọa phá vỡ con đê quyền lực.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 5580)
Tiểu luận này bắt đầu với sự định rõ điểm đặc thù của “chủ nghĩa tiêu thụ” và khái niệm “người tiêu dùng”. Kế đó khảo sát tỉ mỉ quan điểm của đạo Phật về của cải tài sản và “kinh tế Phật giáo” trước khi dựa trên những điều này để đi đến phác họa cho việc đánh giá định mức về chủ nghĩa tiêu thụ, đây được xem như cách không gây ảnh hưởng và hoang phí đối với hạnh phúc nhân loại.
12 Tháng Sáu 2015(Xem: 11951)
Đây là bài Diễn văn của Giáo sư Tiến sĩ Damien Keown trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc – lần thứ 12, tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28 – 30 tháng 5 năm 2015 với chủ đề hội thảo “Phật giáo và Khủng hoảng Thế giới”
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 7127)
Chúng ta biết rằng cõi này không phải lúc nào cũng thuận thảo với những ước muốn của chúng ta. Chúng ta bước ra phố vào một ngày nắng đẹp, và đột nhiên một trận mưa rào ào xuống, làm chúng ta ướt mem. Dĩ nhiên, cõi này là bất như ý, Đức Phật đã dạy như thế.
30 Tháng Ba 2015(Xem: 5386)
Có một tiêu chuẩn được mọi người chấp nhận rằng sự sống của tất cả chúng sanh đều phụ thuộc vào ăn uống. Thực phẩm là yếu tố cần thiết nhất cho con người (chúng sanh), vì thế nó đã trở thành một yếu tố chủ yếu trong các nhu cầu của con người như là thức ăn, áo mặc, chỗ ở và thuốc trị bệnh.
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5516)
Trong sách Dân quyền sơ bộ (Bước đầu dân quyền), ông Tôn Trung Sơn định nghĩa về hội nghị như sau: “Nói chung, khi nghiên cứu sự lý rồi theo đó mà giải quyết, tự một mình mình thì gọi là độc tư, hai người với nhau thì gọi là đối thoại, ba người trở lên tuân theo những nguyên tắc nhất định, thì gọi đó là hội nghị”.