Phật Pháp Ứng Dụng Vào Quản Trị Doanh Nghiệp Hiện Đại

29 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 15809)

Phật pháp ứng dụng
vào quản trị doanh nghiệp hiện đại

Nguyên Cẩn

phat-phap-kinh-doanh-contentLời người viết: Trong pháp thoại với doanh nhân ngày 15-3-2007, Hòa thượng Nhất Hạnh có đề cập đến tam đức mà theo Hòa thượng thì đó là hành trang thiết yếu mà doanh nhân cần trang bị trong cuộc sông: đó là đoạn đức, trí đức, ân đức. Chúng ta hãy thử đặt tam đức dưới lăng kính nhà quản trị doanh nghiệp hiện đại và tương lai.

Hình ảnh nhà quản lý thế kỷ XXI

Subirchowdhury đã viết phần đầu tác phẩm Quản lý trong thế kỷ XXI như sau: “Nhà lãnh đạo thế kỷ 21 phải là nhà lãnh đạo đa kỹ năn…Để chuẩn bị cho một tương lai số hóa và toàn cầu hóa đòi hỏi chúng ta phải có khả năng mới và khác hẳn – khả năng lãnh đạo có tính chất đổi mới, nhiệt tình và có sức truyền cảm…Để có sức cạnh tranh, chúng ta phải làm được điều khó khăn nhất – đó là tạo nên sự cảm xúc và trí tưởng tượng”. Còn Start R. Levine thì chỉ ra rằng người lãnh đạo đáng khâm phục sẽ được định nghĩa như “Nhà lãnh đạo, nhà giáo dục”, người biết hứng tới các giá trị, xây dựng các mối quan hệ thông qua giao tiếp có hiệu quả. Với các kỹ năng này, nhà lãnh đạo, nhà giáo dục sẽ đưa mọi người và các tổ chức tiến lên phía trước thông qua việc đào tạo và nâng cao khả năng những người làm việc cho họ. Vậy thì vai trò của tam đức là gì?

Đoạn đức

Theo Hòa thượng Nhất Hạnh thì đức đầu tiên doanh nhâ cần có là đoạn đức, nhờ sự xả bỏ đó mà họ có thể chấm dứt những nghi ngờ, đam mê, thù hận trong lòng mình. Có mâu thuẩn gì với quan điểm quản trị học phương Tây chăng? Paul A.L. Evans đã từng băn khoăn:”Lãnh đạo có nghĩa là hiến dâng cho công việc và có niềm đam mê với công việc, và với bất cứ mục đích nào mà người ta cố đạt được. Nhưng điều gì xảy ra nếu niềm đam mê đó làm cho người ta trở nên mù quáng với các vấn đề các nhân khác trong cuộc sống”.

Người ta đã tiến hành một cuộc điều tra nghiên cứu về mối quan hệ giữa nghề nghiệp và cuộc sống riêng tư của 14.600 cán bộ điều hành thì thấy rằng có tới 46% trong số họ tỏ ra không thoải mái và cảm thấy cuộc sống của họ mất cân bằng. Những cân bằng trong công việc đã xâm chiếm cuộc sống riêng của họ, làm tổ thương chất lượng cuộc sống gia đình và thời gian nhàn rỗi của họ.

Hòa thượng Nhất Hạnh kể lại câu chuyện về giám đốc Frederik, một người tận tụy trong công việc, đam mê tiến thân đến mức không còn lo cho gia đình vì luôn nghĩ rằng không có mình thì công ty sụp đổ cho đến khi bất chợt qua đời vì tai nạn vẫn chưa hiểu hạnh phúc là gì, chưa dành được chút yêu thương nào cho vợ cho con, thế mà cứ luôn tự nhủ rằng khi giàu lên ta sẽ hạnh phúc, sẽ có thời gian dành cho gia đình nhiều hơn(!). sChẳng có gì quan trọng như ông nghĩ vì chỉ có 5 ngày sau, công ty dã có giám đốc mới, vị trí mà Frederik nghĩ sẽ không có ai thay thế được mình(!). Đấy là ảo tưởng và ngộ nhận. Phải chăng họ trở thành tù nhân cho sự thành công của chính mình.

Jayatilal Shah, khi nhận định về căn bệnh công nghiệp đã viết:” Một tâm thức không định tĩnh và nhiễm ô sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi tâm thức của những người lãnh đạo công nghiệp không trong sạch, công ty sẽ bị lạm dụng và thật là đáng sợ. Hiện tượng này được minh họa bằng một ví dụ trước đây của việc quản lý thất bại tại Bombay Textile Mills…Tiền dùng cho việc hiện đại hóa máy móc bị chuyển thành lợi nhuân cá nhân của các giám đốc. Cách sinh kế của họ không phải là chánh mạng (right livelihood). Sự ô nhiễm của lòng tham đã giết đi nguồn lơi tức của công ty và làm đau khổ tràn lan khắp các hệ thống kinh tế và lực lượng lao động ở Bombay”(Thiền minh sát và quản trị thương mại). Chúng ta có thể tìm thấy nhiều thí dụ tương tự ở Việt Nam từ vụ tập đoàn Dệt Nam Định, tập đoàn Dâu Tằm Tơ, đến một số nhà máy giày dép… Tác giả cũng kêu gọi các doanh nhân hãy thực hành Thiền minh sát (Vipassana) nhằm chuyển hóa thái độ của cả nhân viên và những người quản trị. Định kiến đươc thay thế bằng lòng từ, sự ganh tỵ đổi thành lòng hoan hỷ, tánh tham lam mê muội được thay thế bằng sự rộng lượng và khiêm tốn…Sự chuyển đổi tích cực này làm cho các căng thẳng được giảm thiểu và tâm được thanh thản, cân bằng. Chính động lực sáng tạo này làm tăng năng suất ông việc ảnh hưởng đến đội ngũ nhân viên cấp dưới. Việc thay đổi tích cực này làm chuyển biến thái độ và hành động của những nhà quản trị theo hướng tích cực. Đó là cách cư xử lễ độ và hài hòa, ngôn ngữ nhẹ nhàng và thương yêu mà nhà Phật gọi là ái ngữ (love speech). Đây cũng là điều mà Hòa thượng Nhất Hạnh nhấn mạnh khi xây dựng văn hóa công ty, đảm bảo sự giao tiếp tràn đầy quan tâm và hứng khởi.

Trí đức

Là doanh nhân, phẩm chất thiết yếu còn là trí đức hay tuệ giác (insights) mà nhà Phật gọi là Bát nhã. Nhờ có trí đức mà các nhà quản trị nhìn nhận vấn đề sáng suốt, thấu đáo, để đưa ra những giải pháp thích hợp dù trong hoàn cảnh nào”. Lưỡi dao sắc bén của sự cạnh ranh là dựa vào trí thông minh… Các công ty, dù lớn hay nhỏ, dù phát triển vững chắc hay không, đều phải hoạt động với tính linh hoạt và sáng tạo. Những người lãnh đạo các công ty này sẽ là những nhà thiết kế nên các tập thể năng động ấy (LindaA Hill – lãnh đạo vì thiên tài tập thể).

Bà cũng cho biết:

“Khi gặp những người lãnh đạo đã được bàn luận…tôi có cảm giác choáng ngợp vì tính ham hiểu biết, sức ạnh của trí tưởng tượng và bản năng tư duy của họ. Hầu hết họ đều là những người đọc rất nhiều (từ lịch sử và triết học đến sách báo tạp chí) và luôn tìm tôi khi đi du lịch”.

Nhờ vào trực giác ấy mà những nhà lãnh đạo lớn như Jack Welch, CEO của tập đoàn GE luôn giải quyết các vấn đề một cách dễ dàng. Lý thuyết của ông là “Nếu một ý ưởng không thể sống sót qua một cuộc tranh luận thì thị trướng chắc chắn sẽ giết chết nó”. Thế nên ông có thể hỏi bất cứ ai để biết điều gì đó có phù hợp với đề tài ông đang quan tâm bất kể người đó đang giữ vị trí gì trong công ty. Ông muốn nghe câu trả lời trực tiếp, không hình thức, không cần iết thành báo cáo, và ông tự tập hợp mọi người cho tranh luận tự do. Nhờ thế, nhận thức hay tuệ giác của ông không bị cản trở vì thành kiến, địa vị hay những suy nghĩ nặng về kinh nghiệm.

Ân đức

Theo Hòa thượng Nhất Hạnh thì ân đức chính là điều cao quý nhất mà người lãnh đạo, nhà doanh nghiệp nên thực hiện vì nó chính là sự đem lại hạnh phúc cho mọi người, trong đó có chính mình và gia đình mình. Nó bao gồm ý niệm khoan dung tha thứ, không phá hoại hạnh phúc của người khác. Nếu chúng ta biết lắng nghe và chia sẽ những âu lo, trăn trở của kẻ khác, theo chiều hướng tâm linh thì chúng ta đã thành công, đã thưc hành Bồ tát hạnh giữa lòng cuộc đời. Hình ảnh Cấp Cô Độc được xem là một biểu tượng muôn đời cho sự kết hợp hài hòa cho sự phát triển kinh doanh và chăm lo vun trồng ân đức. Nói theo Ingalill Holmberg và Jonas Ridderstrade thì “Tin yêu, lòng khát khao, niềm vui, sự hồn nhiên và tính hài hước –tại sao những phẩm chất đó không được tán thành ở nhiều công ty?”. Còn nữa, chúng ta biết rằng điều tốt nhất và điều xấu nhất trên đời đều có liên quan tới tình cảm mạnh mẽ của con người. Công ty nào mong muốn có sức cạnh tranh trong tương lai thì không thể tự tước đi sức mạnh liên quan đến cái mà chúng ta thích gọi là “nền kinh tế dựa trên tâm hồn con người” (Lãnh đạo có sức truyền cảm). Quan niệm ngày xưa của Henry Ford là “Tại sao tôi phải thuê cả một con người, trong khi cái mà tôi cần chỉ là đôi bàn tay”. Ngày nay chúng ta cần toàn bộ con người, cái đầu và trái tim, thân thể và tâm hồn của họ. Tin cảm và trí tưởng tượng luôn đi liền với nhau. Không có tâm hồn thì con người chỉ là những cổ máy rất hạn chế. Bill Gates thừa nhận rằng, nếu có tơi 20 người từ bỏ công ty Microsoft thì công ty có nguy cơ phá sản. Nói theo Linda A. Hill thì “Chướng ngại lớn nhất cho việc mở công ty thành công sẽ không còn là thu hút vốn tài chính mà là thu hút vốn tri thức”. Mà để giữ vốn tri thức ấy, chúng ta phải thực hành ân đức.

Qua pháp thoại của mình, Hòa thượng Nhất Hạnh đã đưa ra một cái nhìn và một cách nhìn khoa học về quan trị hôm nay, vừa truyền thống vừa hiện đại. Đó là một nền quản tị mang khuôn mặt con người, tràn đầy nhân bản. Và nhà quản trị phải tự trang bị những phẩm chất thiết yếu như đã đề cập ở trên để vững chắc đi trên con đường sự nghiệp của mình.

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 32 |NGUYỂN CẨN

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn