Kinh Tế Phật Giáo - Quán Như Phạm Văn Minh

30 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 16080)

KINH TẾ PHẬT GIÁO
Quán Như Phạm Văn Minh
Nhà Xuất Bản Văn Hóa-Văn Nghệ 2012

kinhtephatgiao-bia

 Hình bìa trước và sau


Đôi lời tâm huyết
trong ngày phát hành Kinh Tế Phật Giáo

kinhtephatgiao-biasauTrong cuộc tranh đấu đòi bình đẳng tôn giáo vào năm 1963, một lý thuyết cho Phật giáo Nhập thế phản ảnh qua một châm ngôn giản dị: “Phục vụ dân tộc trong ánh sáng đạo pháp. Phục vụ Đạo pháp trong hoàn cảnh của Dân tộc”. Bởi trước khi trở thành một người Phật tử, người đó trước tiên là người Việt. Không có quốc gia hay dân tộc Việt nam, sẽ không có ‘Phật tử Việt nam” hay ‘Phật giáo Việt Nam’.

Lý do chính tôi chọn con đường nghiên cứu về một đề tài mới mẻ hầu như chưa có nhà nghiên cứu Việt nam dám phiêu lưu vào, bởi tôi tin là tinh thần đạo pháp có những yếu tố có thể đóng góp và sư phát triển kinh tế tại quê nhà hiện nay, để nhà nước và những người hoạch định kinh tế có dịp suy nghĩ và tìm một con đường kinh tế mà Schumacher gọi là Chính Mệnh phù hợp với lý tưởng ‘xã hội chủ nghĩa’ là “Công Bình xã hội”. Tất cả mơ ước của Marx là tạo ra một xã hội công chính ‘không còn cảnh người bóc lột người’ hay ít ra là hố ngăn cách giàu nghèo không quá độ như trong các xã hội tư bản, nhất là trong hình thức tư bản cực đoan là kinh tế thị trường. 

Trong phần kinh tế, tôi chứng minh là các nhà kinh tế tư bản như Keynes và Samuelson không nhất thiết chống những biện pháp can thiệp của chánh phủ trong khối xã hội chủ nghĩa và cũng quan tâm đến việc phân chia tài sản quốc gia một cách công bằng ‘có thể được’ và đã phê phán hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội tư bản. Và tại Tây Phương có những quốc gia ‘âm thầm’ thực hiện lý tưởng xã hội như các quốc gia Bắc Âu và trong một chừng mực nào đó, hệ thống an sinh của các quốc gia Tây Âu, là những mô thức mà Việt Nam có thể học hỏi và thực hiện ‘định hướng xã hội chủ nghĩa’. Phát triển cho nước giàu dân mạnh là một điều cần phải làm trong hoàn cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhưng thiên mệnh của nhà nước là ‘Công Bình Xã Hội’. Cần phải có chánh sách để những người hiện còn sống với thu nhập 1, 2 hay 3 đồng Đô La Mỹ một ngày, theo như định nghĩa người cùng đinh của Liên Hợp Quốc, cải thiện thu nhập nếu không cũng phải có một mạng lưới an sinh an toàn cho những thành phần này.

Một yếu tố có khả năng gây tranh cãi khác ‘là ánh sáng Đạo Pháp’. Chúng tôi may mắn được sống ở ngoài nước và chứng kiến kỳ chuyển pháp luân lần thứ Tư, một loại Phật giáo Nhập thế cho người sống ‘ở đây, bây giờ’, không phải đợi đến kiếp sau mới giải thoát vào cõi Tịnh Độ. Và các lý tưởng Bồ Tát của Tây phương hiện nay là những người bằng xương bằng thịt, hoẳng hóa đạo Phật bằng những đóng góp thiết thân cho chúng sinh trên nhiều lãnh vực, trong đó có kinh tế. Những lễ nghi mê tín như đốt vàng mã, lên đồng có thể là tín ngưỡng dân tộc, nhưng không phải là tinh hoa của Đạo Phật và không phải là ‘ánh sáng đạo Pháp’ mà chúng tôi muốn đề cập. Thay vì lập ra hệ thống đào tạo tăng già phức tạp, các tỳ kheo không cần phải qua con đường thọ giới dài lê thê như vậy. Các sinh viên tốt nghiệp Đại học có thể được nhận thọ giới nếu họ muốn theo con đường tâm linh. Họ chỉ cần được huấn luyện nội điển chừng hai năm là có thể vừa hành nghề chuyên môn, vừa sống và hành đạo như một tỳ kheo. Mô thức này đã áp dụng thành công trong môn phái Làng Mai. Và những Bồ tát kinh tế này có thể góp phần rất nhiều cho nhà nước trong việc hoạch định những chánh sách thực hiện công bình kinh tế theo tinh thần Phật Giáo. Nếu Phật giáo chỉ có sản phẩm như ma chay, đốt vàng mã, cầu an, cầu siêu và tệ hơn nữa, đồng bóng, những người tiêu thụ (tức Phật tử) trong thời đại tin học, sẽ không muốn tiêu thụ nữa. Một phong trào hiện đại hóa Phật giáo phải được khởi động để thu hút giới trẻ có học.

Cuộc đổi mới nào cũng bắt đầu bằng một lý tưởng utopian. Vận động hiện đại hóa Phật giáo đã kéo dài nhiều năm mà chưa có một tiến triển nào đáng kể. Ngày xưa Nhất Hạnh khi viết Đạo Phật Hiện Đại Hóa, dù lúc đó là một cổ thụ văn hóa Phật giáo, cũng đã bị ‘kết án’ là làm chia rẻ Tăng Già, cũng như Thái Hư Đại sư bị các thành phần tăng già nọa tính Trung Quốc kết án là phá hoại. Tôi mang ơn chư Phật, Bồ Tát và nhiều vị Tăng già trước 75, chỉ muốn đóng góp phần mình để trả ơn quý vị nói trên trong cuộc đời vô thường ngắn ngủi. 

Con đường ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đầu tiên. Tôi xin ‘liều mạng’ đi bước đầu tiên. Những người cải cách nào cũng có giấc mơ utopian như tôi. Thà thế còn hơn nhìn thấy Phật giáo tụt hậu thành một tín ngưỡng đầy dẫy mê tín, không phục vụ cõi nhân sinh mà chỉ lo cho tiền kiếp hay hậu kiếp mịt mùng.

Cám ơn quý gia đình và bạn hữu đã đến tham dự buổi phát hành sách. Tuy lâu năm không gặp lại nhau nhưng tôi vẫn còn nhớ từng nét mặt, từng cử chỉ của quí bạn mà tôi có thời đã từng hoạt động văn nghệ chung. Cám ơn cố nhân Ngọc Anh và Trái Tim Mặt Trời, Như Dương và gia đình đã góp sức hình thành việc xuất bản Kinh Tế Phật giáo tại quê nhà, nhất là hai bạn Sâm Thương và Trần Anh Tuấn.

Quán Như Phạm Văn Minh
(Nguồn: http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=thutin&action=detail&id=209 & Chuyển Luân)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Bảy 2014(Xem: 9373)
Bốn nhiếp pháp là bốn cách đối xử với người khác để làm lợi lạc cho người và cho mình trong sự tiến bộ phát triển chung về vật chất lẫn tinh thần. Bốn nhiếp pháp có trong kinh điển hệ Pali Nam tông và hệ Sanskrit Bắc tông. Ở Bắc tông được nhấn mạnh hơn bởi vì đây là sự thực hành hòa nhập và lợi lạc cho xã hội, đưa xã hội tiến bộ, của người thực hành đạo Bồ-tát.
30 Tháng Sáu 2014(Xem: 5208)
Xung đột và chiến tranh luôn hiện hữu trong lịch sử tồn sinh của nhân loại, và gần như nó không hề giảm thiểu nếu không muốn nói là ngày càng tăng thêm trong bối cảnh thế giới hiện nay. Chắc chắn một điều là nước nào có đầy đủ sức mạnh, toàn diện về các phương diện vật chất và tinh thần thì sẽ vững vàng, an ổn hơn trong các đối trọng giữa tương quan khu vực và toàn cầu.
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 11808)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo và Xây Dựng Hoà Bình Thế Giới, Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Bái Đính, Ninh Bình ngày 9.5.2014 và in trong Buddhist Contribution to Global Peace Building,
13 Tháng Sáu 2014(Xem: 5859)
Tôi bắt đầu những ý tưởng về kinh doanh với tâm nguyện phụng sự xã hội. Điều đó cũng không nằm ngoài những lợi ích của cá nhân và gia đình mình. Nhiệt huyết dấn thân và khát khao làm giàu được thể hiện với những lộ trình và kế hoạch ngắn hạn hay dài hạn. Tôi còn vạch ra hẳn những bước đi trong cuộc đời mình bằng những mục tiêu cụ thể.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 5550)
Trong thời điểm mà cả con dân Việt Nam đang nằm trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng, sự khôn khéo lựa chọn trong đấu tranh, chính là yếu tố quan trọng để khỏi đưa đất nước rơi vào cảnh chiến tranh, tàn khốc, và nhận lấy hậu quả bởi sự thiếu đoàn kết, tan rã. Chúng ta hãy suy nghiệm lại những bài học của tiền nhân, những người đã dày công giành lấy, gìn giữ một đất nước Việt Nam có mặt trên bản đồ thế giới hiện nay, để hành động.