Phân Tích Thêm Về Thời Điểm Đức Phật Đản Sinh

26 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 7876)

PHÂN TÍCH THÊM VỀ THỜI ĐIỂM ĐỨC PHẬT ĐẢN SINH

Văn Công Hưng

Nơi đản sinh của Đức Phật

131126112912-nat-geo-map-horizontal-gallery

Theo truyền thống, Lâm Tỳ Ni là một khu vườn nơi mẹ của Đức Phật, Hoàng hậu Maya Devi, đã hạ sinh nhân vật lịch sử Siddhartha Gautama, người sau này trở thành Phật.

Ngày sinh chính xác của Đức Phật vẫn là một tranh cãi, chính quyền Nepal xem đó là năm 623 trước Công nguyên, trong khi các truyền thống khác thì lại xem là khoảng năm 400 trước Công nguyên.

maya_devi_temple_2_750

Chư Tăng tham quan và bày tỏ niềm cung kính nơi được cho là một ngôi chùa Phật giáo

Dù sao đi nữa thì vào năm 249 trước Công nguyên, Lâm Tỳ Ni đã trở thành một trong bốn trung tâm linh thiêng của Phật giáo, đánh dấu bằng trụ đá dựng năm 249 trước Công nguyên bởi hoàng đế Ashoka của Ấn Độ, người đã giúp truyền bá Phật giáo trên khắp châu Á.

Sau đó nơi này bị lãng quên, địa điểm đã được tái phát hiện vào năm 1896 và tái thành lập như là một trung tâm tôn thờ Maya Devi, mà bây giờ là một di sản thế giới.

Quan ngại về sự mài mòn từ khách viếng thăm, UNESCO, cùng với các quan chức Nhật Bản và Nepal, đã hỗ trợ Coningham và các đồng nghiệp chứng minh điều kiện tại Lâm Tỳ Ni và nghiên cứu lịch sử bên dưới các lớp cấu trúc gạch còn sót lại từ thời đại vua Ashoka.

Nghiên cứu này cũng đã được hỗ trợ bởi Hiệp hội Địa lý Quốc gia.

"Chúng tôi đã tiếp cận địa điểm theo cách mà có thể sẽ không thể nào lặp lại ở các thế hệ sau", Coningham nói. "Vì lý do đó, chúng tôi thực hiện công việc hoàn toàn cởi mở và minh bạch đối với khách hành hương. Họ cũng được trải nghiệm khi xem chúng tôi làm việc".

Nơi thờ cây cổ

Khi đào bên dưới một ngôi chùa trung tâm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một lan can bằng gỗ xung quanh một ngôi chùa thờ một cái cây và có niên đại khoảng 550 trước Công nguyên, Coningham nói. Họ cũng tìm thấy một cấu trúc bằng gạch cũ.

"Sự thờ phượng cây, thường ở bàn thờ đơn giản, là một yếu tố phổ biến của các tôn giáo cổ xưa của Ấn Độ, và có sự trùng lắp giữa các nghi lễ Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống từ trước, nó cũng có thể là những gì đang mô tả là đại diện cho một ngôi chùa cây cổ hoàn toàn không có liên quan gì đến sự thờ phượng Đức Phật lịch sử", Julia Shaw - giảng viên khoa khảo cổ học Nam Á tại Đại học London nói.

Trung tâm của ngôi chùa đã bị tốc mái, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy rễ cây bị khoáng hóa, bao quanh bởi tầng đất sét bị mài mòn bởi khách hành hương. Đây có khả năng là một bodhigara cổ xưa (nơi thờ cây).

Rễ cây dường như đã được chăm bón, và mặc dù bodhigara được tìm thấy trong truyền thống cổ Ấn Độ, nhưng ngôi chùa này thiếu vắng những dấu hiệu của sự tế sinh hoặc các nghi thức được tìm thấy tại các điạ điểm đó.

"Điều đó rất rõ ràng, trên thực tế, chỉ ra rằng truyền thống Phật giáo là bất bạo động và không hiến cúng", Coningham nói.

Nhóm nghiên cứu tập trung vào việc xác định tuổi của ngôi chùa bằng carbon phóng xạ từ gỗ nơi gốc cây và kích thích quang học, một phương pháp giúp tiết lộ thời gian phân hủy phóng xạ của các nguyên tố trong đất khi lần cuối cùng nó hiện hữu trên bề mặt.

Nhìn chung, Coningham lập luận, cuộc khai quật tại địa điểm đã cho thấy nơi đây việc canh tác đã được bắt đầu từ khoảng năm 1.000 trước Công nguyên, tiếp theo là sự phát triển của một cộng đồng tu viện giống như Phật giáo thuộc thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.

Các lưu ý khoa học

"Bằng chứng mới từ dự án này cho thấy hoạt động nghi lễ này đã diễn ra trong nhiều thế kỷ trước vua Ashoka và điều này thực sự có ý nghĩa và thú vị", Young nói.

Julia Shaw, giảng viên khoa khảo cổ học Nam Á tại Đại học London, cho rằng tuyên bố về lan can bằng gỗ xung quanh một ngôi chùa thờ cây có thể thuyết phục nhưng lại có tính chất suy đoán.

Bà rất thận trọng trong tuyên bố về địa điểm tâm linh lâu đời nhất này.

"Sự thờ phượng cây, thường ở bàn thờ đơn giản, là một yếu tố phổ biến của các tôn giáo cổ xưa của Ấn Độ, và có sự trùng lắp giữa các nghi lễ Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống từ trước, nó cũng có thể là những gì đang mô tả là đại diện cho một ngôi chùa cây cổ hoàn toàn không có liên quan gì đến sự thờ phượng Đức Phật lịch sử ", Shaw nói.

"Tuy nhiên, nó không thực sự giới thiệu về một vài hiểu biết mới về khảo cổ nghi lễ Ấn Độ nói chung", bà cho biết thêm.

Coningham gọi đây là cơ hội để nghiên cứu địa điểm trên và đóng góp quan trọng vào việc bảo tồn Lâm Tỳ Ni, đặc biệt là do sự phổ biến ngày càng tăng của nó như là một địa điểm hành hương. Đến năm 2020, hơn bốn triệu người hành hương dự kiến ​​sẽ đến thăm.

"Luôn có sự tấp nập đáng ngạc nhiên, những người cầu nguyện và thiền định", Coningham nói. "Đó là một thách thức và thú vị, khi làm việc trên một địa điểm tôn giáo sống động".

Văn Công Hưng (Theo Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ)

XEM THÊM:

Video: Phát hiện nơi đản sinh của Đức Phật sớm hơn chúng ta tưởng

Phát hiện dấu tích Phật tổ sống ở thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Giêng 2018(Xem: 5958)
16 Tháng Mười 2015(Xem: 7873)
Đất nước Indonesia nổi tiếng với ngôi đền thờ Phật giáo độc đáo nhất thế giới, Borobudur (hay còn gọi là Candi Borobudur theo tiếng địa phương), nhưng đất nước này hiện vẫn còn ẩn giấu một ngôi đền thờ Phật tuyệt đẹp khác đang chìm dưới đáy biển. Vẻ nguy nga tráng lệ và trang nghiêm của di tích đền thờ Phật này không hề thua kém gì so với Borobudur, đủ để làm rung động cả thế giới.
10 Tháng Tám 2015(Xem: 6279)
Một bài phóng sự của nữ ký giả Nathalie Lamoureux về Lâm-tì-ni (Lumbini), khu vườn nơi đản sinh của Đức Phật, đã được đăng tải và đưa lên trang mạng của tạp chí hàng tuần Le Point của Pháp số ngày 21 tháng 7 năm 2015.
09 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12492)
Một kế hoạch cuối cùng để biến khu vực ở miền nam Nepal thành một trung tâm toàn cầu cho hòa bình và một trung tâm tu học Phật giáo đã được công bố gần đây. Theo đề nghị của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hàn Quốc dự kiến vốn đầu tư gần 800 triệu USD. Phát triển mới nhất từ khi các nhà khảo cổ phát hiện ra di tích của những gì được cho là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên nằm trong ngôi đền Maya Devi chính này.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 8650)
Trong lịch sử tôn giáo của nhân loại rất hiếm có bậc lãnh đạo tinh thần - qua lời nói, hành động và khả năng thiện xảo - làm tăng động lực và tạo một chuyển hướng mới cho tôn giáo, Đức Phật là một khuôn mặt hiếm hoi trong các bậc này. Đó là điểm mà nhà thần học Thiên Chúa giáo Romano Guardini đã mô tả Ngài với lòng tôn kinh: "Ngài tạo nên điều kỳ bí.
01 Tháng Chín 2013(Xem: 133515)
Ngồi dưới gốc cây Bồ đề mà trước kia là cây Vô ưu, tôi tin mãnh liệt rằng Ngài đã được hạ sinh tại nơi đây như một con người bình thường, không có gì là thần bí như huyền thoại trong một số kinh sách từng mô tả. Điều này cũng có thể hiểu rằng việc sinh ra bình thường nhằm bác bỏ quan điểm truyền thống sai lầm đã ăn sâu trong tín ngưỡng người Ấn Độ bấy giờ là mọi chúng sinh đều do Phạm thiên, thần chủ của Bà La Môn sinh ra.
21 Tháng Bảy 2013(Xem: 14513)