Ngày tết đi chùa để tìm niềm vui cao thượng

01 Tháng Hai 201910:09(Xem: 6671)

NGÀY TẾT ĐI CHÙA 
ĐỂ TÌM NIỀM VUI CAO THƯỢNG
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ

 



“Người Việt Nam ta có một từ rất lạ là “ăn Tết”. Thường thường, “ăn” có nghĩa là “nhai và nuốt”, ta “ăn Tết” không lẽ là ta “nhai và nuốt Tết”? Sự thật không phải vậy, chữ “ăn” của người Việt Nam có nghĩa là “hưởng vui ngày Tết”, chứ không phải là nhai nuốt Tết, bỏ vô bụng.

Gọi là “hưởng vui” vì ngày Tết là ngày vui. Mà Tết do đâu mà vui? Có phải hễ tới ngày Tết là vui không? Không phải! Do tâm của con người tạo nên niềm vui của ngày Tết. Do chúng ta bắt buộc Tết phải vui, thế là từ đó Tết vui luôn! Mà ta bắt ai làm cho Tết vui? Ta bắt chính chúng ta! Ta bắt chính mỗi người chúng ta phải làm sao cho Tết vui, Tết không được buồn, Tết không được gây gổ, Tết không được làm mất tiền, chỉ lấy được tiền thì lấy chứ đừng làm mất v.v… Nghĩa là ta cứ tạo ra nhiều niềm vui và bắt mình vui với người, bắt người vui với mình, cho nên thành ra Tết là vui, và ta ăn Tết tức là ta hưởng niềm vui Tết như thế.blank

Hưởng niềm vui Tết có nhiều cách để hưởng. Khi ta không biết đạo, thì ta hay hưởng vui Tết bằng nhiều trò giải trí đôi khi không lành mạnh. Người càng có tiền càng nghĩ ra nhiều trò bậy bạ để hưởng Tết, để ăn Tết. Mà cứ hưởng qua một cái Tết như vậy, thì ta lại tạo bao nhiêu tội lỗi vì những trò giải trí bẩn thỉu của mình. Nhưng điều may mắn nhất của ta là khi Tết vui như vậy thì ta nghĩ tới chùa. Ta nghĩ cái vui của ta phải gắn với đạo lý, nên ta dành thời gian để đi chùa. Mà có điều rất hay là trong những ngày Tết qua ở khắp nơi, các Phật tử cứ đổ xô đi chùa rất nhiều, thậm chí cả những người không phải đạo Phật cũng  đi chùa thắp hương, lễ Phật.

Đi chùa thắp hương, lễ Phật như vậy có nhiều ý nghĩa. Như khi đến chùa ta ăn Tết bằng giáo lý, ta được nghe một bài pháp, ta nhận được một cái thiệp chúc Tết trong đó có một bài thơ vừa có ý đạo, lại vừa báo điềm trong năm của mình, mình chiêm nghiệm xem bài thơ đó có đúng với cuộc đời năm mới hay không. Nên người Phật tử ăn Tết thì lấy giáo lý làm niềm vui chính.

Việc đến chùa để hy vọng sự gia hộ của ơn Trên là một điều có thật. Vì có nhiều người đã để ý thấy rằng, ví dụ mọi năm mình thường đi chùa, nhưng có năm đó bạn bè rủ mình đi du lịch chơi, mình đành lỡ hẹn với chùa, thì đúng là nguyên năm đó làm ăn vất vả, không suôn sẻ. Do vài năm chiêm nghiệm như vậy, mọi người mới giật mình nghĩ, đúng là đầu năm mà không đi chùa thì năm đó sẽ bị lận đận. Nghĩa là, thực sự có một sự nối kết tâm linh của ta với sự thiêng liêng của Đức Phật. Nên từ đó người ta mới bỏ hết những lần đi chơi bậy bạ, mà cứ cố gắng làm sao hễ đến ngày Tết là phải về được chùa, để thắp nhang, lễ Phật, thì năm đó thấy bình an hơn.

Và thấy cũng chưa chắc chắn, nhiều người còn đến chùa xin cúng sao nữa. Vì họ cho rằng mỗi năm mình có một loại sao chiếu mạng, mà nhằm cái năm lỡ sao đó là sao xấu, thì mình phải nhờ cúng giải sao xấu đi. Tức là cái số thì cho ta cái sao xấu, nhưng mà nhờ quý Thầy, nhờ thần lực của Phật, có một cái lực khác che sao xấu, thế là nó không chiếu tới, thì đời mình đỡ khổ. Còn nếu sao sáng nó chiếu, như sao Thái Dương chiếu vô thì đời mình sáng thêm. Đó là niềm tin do Thầy bói vẽ vời ra thêm.

Tuy nhiên, có một sự thật là trong những ngày mà ta nghĩ là vui nhất, thiêng liêng nhất, ta không bỏ phí ngày đó đi vào thế gian tầm thường, mà ta dành những ngày đó cho Phật, thì cuộc đời ta được nhiều may mắn, đó là điều hiển nhiên. Và khi ta ăn Tết bằng đạo lý, bằng niềm vui cao thượng như vậy, tự nhiên cái hưởng Tết của ta bước lên một cấp độ khác, và ta cũng là một con người bước lên một cấp độ khác, không còn tầm thường nữa.

Chúng ta hãy nghĩ một con người mà nếu ngày Tết vui không biết làm gì, cứ rủ bạn bè tới nhậu với đánh bài, và một người khác ngày Tết vui đi chùa, lễ Phật thì trong năm đó, hai hạng người đó, người nào sẽ sống tử tế, uy tín hơn với cộng đồng? Rõ ràng là người đi chùa, phải không? Nghĩa là ngày Tết, họ dành cuộc đời họ cho chùa thì bảo đảm rằng họ biết kiểm soát con người họ, kiểm soát hành động, lời nói của họ, chắc chắn trong năm họ là một người đàng hoàng, mẫu mực. Và cứ một năm trôi qua, họ lại tăng uy tín với cộng đồng của mình, với người thân, với gia đình, với bạn bè, với đồng nghiệp. Còn những người mà đầu năm cứ dành thời gian để uống rượu, đánh bài, thì bảo đảm là năm đó thế nào cũng sơ suất, làm bậy, uy tín mình lại giảm xuống. Nên rất tán thán quý Phật tử những ngày Tết thế này mà đến chùa để tìm niềm vui cao thượng.

 

XUÂN THƯỜNG TẠI 

Có người ra đầu ngõ
Níu áo ngày xuân qua
Tô lại màu Mai nở
Ước mơ xuân không già

Nhưng xuân còn lúc đến
Hẳn theo dòng ... xuân đi
Đâu phải đời yêu mến
Mà xuân ở lại vì ...

Có người ra ngoài phố
Hỏi xuân vừa đi đâu
Con sông nào trôi ngược
Cho đẹp mãi ngàn sau 

Ngôi chùa trên núi nọ
Cội Mai nở bốn mùa
Biết Xuân về ở trọ
Không đón thì không đưa 

Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Ba 2015(Xem: 7696)
26 Tháng Hai 2015(Xem: 7168)
Trời cuối năm se lạnh, một năm cũ sắp hết, nhường chỗ cho một năm mới… Mới hay cũ thì việc chắc cũng chừng đó.Với người học đạo và hành đạo thì có gì ngoài việc học đạo và hành đạo? Cũng chỉ loanh quanh trong Phật sự và công phu.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 13448)
Vào dịp cuối năm Giáp Ngọ 2014, một đài truyền hình Mỹ đã phỏng vấn thầy Thích Vĩnh Hóa về cuộc triển lãm bộ sưu tập 10 ngàn Xá Lợi Phật cùng chư Thánh Tăng và hai viên ngọc Xá Lợi Bồ Tát Thích Quảng Đức ...
23 Tháng Hai 2015(Xem: 7028)
Tết là dịp để con người vui chơi thoải mái sau một năm làm việc, Tết cũng là thời điểm để người Phật tử hướng về Phật, về tổ tiên để thành kính tri ân. Nhang là phẩm vật không thể thiếu khi thực hiện ý nghĩa ấy.
21 Tháng Hai 2015(Xem: 11378)
Làm thế nào để hiểu đúng về Chùa chiền, Đạo Phật và chuẩn bị đúng tâm thế khi đi lễ chùa cũng là một câu chuyện đáng bàn trong những ngày đầu năm mới này.
21 Tháng Hai 2015(Xem: 7766)
Giờ khắc Giao Thừa thiêng liêng (năm nay nhằm Thứ Tư, ngày 18 và sáng Thứ Năm, ngày 19 tháng 2 năm 2015) không chỉ dành riêng cho người Việt trong nước mà cho cả người Việt ở khắp nơi trên thế giới. Trong đó, người Việt ở Quận Cam được xem là nơi có không khí đón Giao Thừa vui nhất và tưng bừng nhất ở Mỹ.
20 Tháng Hai 2015(Xem: 12651)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 10218)
Sống trọn vẹn, sống hết mình, sống không nhìn lui, sống không nhìn tới, ta với khoảnh khắc là một, ta với vấn đề phải giải quyết là một.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6294)
Tôi có đọc rằng mỗi khi đào đến xuân sang người Nhật lại bày biện bàn trà, tiệc rượu ngoài trời để thưởng hoa ngoạn cảnh. Trong khi nhấp ngụm đầu năm mới, nếu vô tình một cánh sakura bay lạc trong gió và rơi vào lòng chung trà chén rượu thì người ta coi đó là một điều may mắn lớn.