Hằng chuyển tinh khôi

31 Tháng Giêng 201708:25(Xem: 6098)
blank
HẰNG CHUYỂN TINH KHÔI 

Thích Thanh Thắng

blank“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết.
 Đêm qua sân trước một nhành mai”
(Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận .
 Đình tiền tạc dạ nhất chi mai).

Câu thơ trên của Thiền sư Mãn Giác đã trở nên quá quen thuộc để người ta nhắc nhớ về một tinh thần lạc quan tin yêu cuộc sống. Nhưng vẻ đẹp của câu thơ này không chỉ ở những ngôn từtính chất triết lý kia, mà chính nó được thốt lên khi con người đang đi về phương tịch diệt, đó mới là vẻ đẹp thực sự của sự sống đang có mặt. 

Triết lý không phải sự sống, tư tưởng cũng không phải sự sống. Chúng chỉ là cái vỏ bọc chết khô của ngôn từ. Bởi ngay khi thi nhân thấy pháp và trực cảm được sự sống đang có mặt thì hoa năm nào, hoa mùa nào cũng là hoa của vô cùng vô tận. Và khi nhận rõ pháp duyên sinh thì sức sống không còn khoảng cách nào của ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Vì vậy người nào biết thời khắc lấy tịch diệt làm an vui và nhận ra trong diệt có sinh, trong sinh có diệt, thì pháp thân trải rộng trong vô lượng nghĩa xứ, và dù xuân có tàn, ai đó cứ ngỡ hoa rụng hết, cũng vẫn còn một nhành mai của sức sống. Nhành mai kia có hoa hay không có hoa, đâu phải mất thời gian để phiếm bàn về nó, vì có sự sống nào rời khỏi cội cành của pháp duyên sinh đang có mặt.

Có một sức sống dù nhỏ nhoi âm thầm hiện diện thì vẫn còn hơn cái không còn gì. Sức sống hay tâm thức bao trùm ấy vượt qua hố thẳm của tư tưởng, khi nhân gian họ xem sự tàn úa, mất mát là tổn thất lớn lao bởi họ luôn phân định quá rạch ròi giữa hai miền sinh diệt.

Mãn Giác đã tịch diệt ư? Cái mà con người đang thấy là giới hạn không gian thời gian của ý thức, mà ý thức thì làm sao đủ sức mạnh của dung thông hòa hợp để thấy sắc tức là không mà không cũng tức là sắc.

Cái đang tàn đi, đang mất đi đó, đâu phải để trở thành cái không còn gì, cái đau khổ, cái ưu tư, cái khốn cùng, cái tàn mạt… Bông hoa biến mất trên cành như giọt sương mai biến mất khi ánh mặt trời rực rỡ, nhưng bông hoa, giọt sương, hay con người cũng từ pháp thân mà đến, tạm trú trong cái tướng vô thường của thế gian, chứ pháp thân vốn là cái bao trùm không gian, thời gian vô cùng vô tận.

Ý thức luôn sinh ra thị phi, vọng tưởng điên đảo, nên không thấy bông hoa đang nằm trong nhành hoa, tức là chỉ thấy các thực thể luôn tách rời không thể hòa nhập với pháp thân thường trú. Và càng chạy theo vọng ảnh của pháp trần thì càng rơi vào hố thẳm tư tưởng. Hố thẳm tư tưởngđịa ngục do chính con người tự xây cất lên, tự cảm thấy không còn lối thoát, dệt thêm lời ai điếu cho viễn ảnh mịt mùng.

Hóa thân tịch diệt nơi vạn vật cỏ cây hoa lá, thì bóng người đi vào mênh mông, bao trùm hết thảy các pháp. Vẻ đẹp của hoa nở hay vẻ đẹp của hoa tàn đều nằm trong pháp hằng chuyển tinh khôi.

Nếu mùa xuânhoa tươi thì mùa nào chẳng có mùa xuân. Dù hoa mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông có nở thì cũng đến thời khắc nó phải úa tàn. Nhưng úa tàn là vô thường thì nở rộ sắc hương cũng là vô thường, không có vô thường thì không có cái sinh ra và cái mất đi. Cái mất đi chỉ là vọng ảnh của vọng kiến, nên cũng chẳng cần phải nhọc sức để vớt vát cho cánh hoa xuân đang tàn úa kia thêm một chút sắc hương nào cả, bởi pháp này sinh thì pháp kia sinh, pháp này diệt thì pháp kia diệt, pháp sinh diệt nơi pháp thânvô lượng nghĩa xứ và vô lượng sức sống, hay nói theo ngôn ngữ của Tịnh cảnhVô lượng quangVô lượng thọ.

Nhìn đâu cũng thấy cái “chưa tàn”, nhìn đâu cũng thấy sức sống hằng chuyển, thì thấy pháp duyên sinh, mà thấy pháp thì mới thấy Phật tính bao trùm. Phật tính bao trùm thì hữu tình chúng sinh ra đời, pháp tính bao trùm thì vô tình chúng sinh xuất hiện. Phật tínhpháp tính dung thông, thì người và vạn vật cũng cùng chung một thể.

Thiền sư Huyền QuangThiền sư Mãn Giác đã gặp nhau ở chỗ vô thường của thường tại, ở nơi vô sinh của thường sinh. Nên hai người dù ở hai thời đại khác nhau mà đọc thơ của họ vẫn thấm nhuần một vị.

“Người ở trên lầu, hoa dưới sân
Vô ưu ngồi ngắm, khói trầm xông
Hồn nhiên người với hoa là một
Giữa vùng hương sắc lộ hình dung.
 Phương phi xuân sắc, trắng hay vàng
Thời tiết tùy loài hợp sắc hương
Khi mọi loài hoa rơi chật đất
Dậu Đông hoa cúc vẫn chưa tàn”.
(Hoa cúc - Huyền Quang)

Đọc những câu thơ này sao chẳng rung động đến tâm can. Nhìn hoa rơi mà thấy hoa nở, mà lộ ra hình dung của Chân Như, của Chân Nhân. Thi nhân cùng sinh diệt với hoa trong từng sát-na, không còn hoa không còn người, thời khắc đó chỉ có vô ưu, vô biệt và vô tâm cùng hòa vào nhịp thở của sức sống hiện sinh đang có mặt.

Vẻ đẹp của hoa nở và vẻ đẹp của hoa tàn đều phiêu du trong pháp hằng chuyển sinh diệt.

Dù hoa đương thì, xuân đang tràn ngập, nhưng nhìn vào đó đâu phải để tìm một chút rộn ràng hư dối, bởi không ai thỏa thuận được với pháp vô thường, và bởi hoa mùa nào cũng nở cũng tàn Như Vậy.

“Đêm qua sân trước một cành mai”, hay “Dậu Đông hoa cúc vẫn chưa tàn” là sự tái ngộ nhân duyên, dù rời xa từ vạn kiếp, một bông hoa nở sẽ nở với muôn xuân, cũng như một chiếc lá vàng rơi là sự trở về của thiên thu vậy. Hoa tàn hoa nở nhưng chưa từng xa cách nhau bao giờ. Tâm và pháp bao trùm như ý xuân và nhành xuân đang tận nở. Thế thì sao chẳng đến với tin xuân trên vạn nẻo bến bờ, đâu phải chờ đợi một ngày mình già nua hay thêm tuổi.

Hoa và Xuân đều là cái giả danh, còn pháp vị Chân Như chẳng từng một lần đến hay đi, vậy thì đâu nhất thiết phải tưởng rằng xuân tàn hoa rụng hết... Chẳng có quyền uy nào làm cho hoa đang có trở thành không, vậy hà cớ gì sự tịch diệt lại cứ nghiễm nhiên nhuốm màu sắc thê thảmưu sầu đến vậy.

Người xưa mượn hoa xuân để nói pháp tịch diệt mà sức sống không ngừng từ muôn phương dội đến, đó chính là sự hằng chuyển tinh khôi, cũng gọi là hiện pháp lạc trú! 

Thích Thanh Thắng
(Xuân Giác Ngộ)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2015(Xem: 7036)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sống và sinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà. Do đó, dê có rất nhiều giai thoại và truyền thuyết. Trong 12 con giáp thì Dê là hàng địa chi thứ tám gọi là Mùi .
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6859)
Xuân Di Lặc, hoa bốn mùa vẫn nở. / Khắp nhân gian, thành thị đến thôn quê. / Không phải Xuân, ba, bốn bữa ê hề. / Không phải Tết, năm, bảy ngày rôm rả. / Không chạy ngược, chạy xuôi đầy vất vả. / Không rộn ràng tất tả chúc mừng nhau . / Bởi quanh năm Xuân trước với Xuân sau. / Vẫn lao động đấp bù cho sự sống.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6160)
Bốn mươi năm, vẫn Tết tha phương / Bao trạm thời gian... cuộc hý trường! / Nắng trải thềm hoa, Hương Tỉnh Thức / Trăng về Xóm Hạc, Gió Trầm Hương / Gieo vần Xuân Mới, Thơ Hoài Vọng
18 Tháng Hai 2015(Xem: 9276)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới." Ngôn ngữ nước nào rồi cũng chỉ ngần ấy chữ, ngần ấy ý. Chúc vui, chúc mừng đến với bạn và gia đình trong năm mới...
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9631)
Mỗi khoảnh khắc trên dòng tâm thức ấy phải là một mùa xuân. / Ước mong sao mỗi người trong chúng ta / cũng như tất cả chúng sinh trong vũ trụ, / Đều tìm thấy được mùa xuân ấy, / với những phút giây thật thiêng liêng và mầu nhiệm, / … giữa ngày Tết hôm nay.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 10648)
Tôi không nhớ rõ vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1969 hoặc Xuân Canh Tuất 1970, Ôn Mãn Giác, tức thi sĩ Huyền Không lúc bấy giờ là giáo sư kiêm Khoa trưởng phân khoa Phật học và Triết học Đông phương tại Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn có đề hai câu đối mừng Xuân trước thềm sân trường tọa lạc số 222, đường Trương Minh Giảng cũ SG như sau:
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9180)
Cảm ơn / Xin cảm ơn / Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi / Xuân sinh, hạ trưởng / Thu liễm, đông tàn / Hiện tượng thiên nhiên / Cũng là chuyện trần gian / Mai thịnh, mốt suy / Nọ hưng, kia phế / Rồi thân người / Sinh già bệnh chết / Huyền nhiệm xiết bao /
16 Tháng Hai 2015(Xem: 9631)
CUNG kính mời nhau một tách trà / CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua / TÂN niên hạnh phúc và như nguyện / XUÂN đến bình an khắp mọi nhà./ VẠN nỗi ưu phiền buông xả hết / SỰ đời trăm mối được hanh thông / NHƯ Lai, Đạo Pháp đồng quy hướng / Ý nguyện vẹn toàn đẹp ước mong.
16 Tháng Hai 2015(Xem: 7319)
Năm nay, đường Nguyễn Huệ đang được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ nên đường hoa được tạm dời về Hàm Nghi với tên gọi Đường hoa Tết Ất Mùi 2015. Dài 580 m, đường hoa TP.HCM được bắt đầu với hình ảnh gia đình dê - linh vật năm 2015 - cùng hàng nghìn loại hoa khoe sắc trong vẻ đẹp hiện đại của thành phố.
16 Tháng Hai 2015(Xem: 7002)
Từ xưa đến nay, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam đã lưu tồn nhiều phong tục, trong đó có phong tục nói lời chúc. Thông thường, người ta chúc nhau Tam đa, đó là đa phúc, đa lộc và đa thọ.