Thế Kỷ 21 Đón Mừng Ngày Đức Phật Thành Đạo

05 Tháng Giêng 201720:25(Xem: 5891)
blank
THẾ KỶ 21 ĐÓN MỪNG NGÀY ĐỨC PHẬT THÀNH ĐẠO  

Lewis Richmond - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Nguồn: huffingtonpost.com - Cập Nhật Ngày: 7/2/2013 - Picture-Hình: catchnews.com
(Celebrating Bodhi Day For The 21st Century - Lewis Richmond)

 

duc phat thanh daoVào Ngày 08 Tháng 12 (theo Dương Lịch, hoặc Âm Lịch) các Phật Tử trên toàn thế giới sẽ đón mừng Ngày Đức Phật Thành Đạo (hoặc là Ngày Đức Phật Giác Ngộ), là ngày mà Thái Tử Siddhartha Gautama (Sĩ-Đạt-Ta Cồ Đàm) nhìn thấy 'sao mai' (hành tinh Venus) lúc bình minh, rồi ngài đạt giác ngộ dưới cội cây Bồ Đề, và trở thành Đức Phật, tức là "Bậc Giác Ngộ". Qua 2500 năm, sự giác ngộ của Đức Phật đã là niềm tin chính yếu, và quan trọng đối với mọi Phật Tử thuộc tất cả mọi trường phái, giáo phái, và quốc tịch, cũng như là nguyên lý hợp nhất của tất cả các giảng dạy của Đạo Phật. Đối với các Phật Tử ở khắp mọi nơi, ngày Đức Phật Thành Đạo là một cơ hội để chúng ta nhìn nhận, và trung thành với các sự thật căn-bản về trí tuệ, về lòng từ bi, và về sự tử tế - những đặc điểm của thế-giới-quan Phật Giáo. Tôi cũng nghĩ rằng đây là cơ hội để chúng ta hiểu rõ, sự giác ngộ của Đức Phật liên quan với thế giới ngày nay, ở nơi mà Đạo Phật đang được tích-cực phục hưng, ở thời điểm mà trái đất chúng ta có nhiều khó khăn, và đang cần có sự tử tế, và lòng từ bi hơn bao giờ hết. 

Trong câu chuyện truyền thống về sự giác ngộ của Đức Phật, tôi nghĩ đến ba phương cách suy ngẫm, và xem xét lại dưới cáí nhìn tinh-tế hiện đại. Phương cách thứ nhất là nhìn Thái Tử Siddhartha (Sĩ Đạt Ta) như một người đàn ông, như một vị Thái Tử, và như một chiến sĩ. Phương cách thứ hai là xem xét ý định của ngài. Và phương cách thứ ba là nói về sự khiêm tốn của ngài.  

Phật giáo, trong lịch sử, là một tôn giáo mà nam giới thống trị, và sự hòa nhập của người phụ nữ Phật Giáo hiện nay, là một sự phát triển mang tính cách-mạng. Kinh Phật viết rằng chính Đức Phật đã lưỡng lự, không muốn phụ nữ gia nhập Tăng Đoàn, và qua nhiều thế kỷ các phụ nữ Phật Giáo hầu như bị đối xử như công-dân hạng nhì. Các nhà sử học nói rằng có thể điều nầy là tiêu-chuẩn văn hóa (của thời bấy giờ), tuy nhiên, đây không phải là lý do chính đáng. Gần đây, một vị Lạt Ma trẻ nổi tiếng người Tây Tạng đã nói công khai rằng, thành-kiến lịch sử đối với phụ nữ là một sự sai lầm, mà hiện nay chúng ta cần phải sửa chữa lại. Đấy là một điều tốt nên làm.

Trong kinh Phật, Thái Tử Siddhartha sinh ra với đặc quyền là một vị Thái Tử, và cuộc hành trình tâm-linh của ngài có đặc tính (điển hình) của một vị anh hùng, một 'chiến sĩ' nỗ lực chống lại cái chết, chiến đấu với những ảo tưởng của Mara là 'Ma Cám Dỗ', và ngài đạt được chiến thắng cuối cùng, khi ngài đối mặt với một tỷ lệ thắng cuộc khó khăn. Thái Tử Siddhartha cũng là một người cô độc. Ngài từ bỏ gia đình để theo đuổi cuộc sống tâm linh; ngài đặt tên cho con trai ngài là Rahula (La Hầu La), có nghĩa là cái còng chân, hoặc là sự trói buộc, hoặc là sợi dây xích. Tôi không chắc rằng những yếu tố trong cuộc đời của Đức Phật đã gây tạo nên một tiếng chuông cảnh-tỉnh đến những phụ nữ thực hành Đạo Phật ngày nay, những người mà phải phấn đấu với các nhu cầu về việc làm, về các mối quan hệ, về gia đình, và con cái, rồi họ còn dành thời gian cho việc thực hành tâm linh. Một trong những cách chúng ta có thể sửa đổi "sự sai lầm" (mà vị Lạt Ma có nhắc đến ở trên) là chúng ta hãy liên tưởng đến cuộc đời Đức Phật, và Ngày Thành Đạo của ngài để chúc mừng sự tham gia của các phụ nữ Phật Giáo ngày nay.   

Bước đầu tiên trong Con Đường Cao Quý Có Tám Phần là Sự Suy Nghĩ Đúng Đắn, và điều quan trọng để nhớ là lý do Thái Tử Siddhartha đã từ bỏ đặc quyền hoàng tộc, rồi ngài bắt đầu cuộc hành trình tâm linh của ngài. Lý do của Thái Tử Siddhartha không phải là ngài muốn nổi tiếng, hoặc muốn được chú ý, hoặc ngài muốn giàu có, hoặc muốn quyền lực. Vì, ngài đã có tất cả mọi điều nói trên, ngay từ khi ngài mới sinh ra đời. Động lực của Thái Tử Siddhartha là giải quyết được những bí mật làm cho con người đau khổ. Tại sao con người đau khổ, tại sao họ gây tạo ra sự đau khổ cho những người khác? Làm cách nào để con người bớt đi sự đau khổ? Đấy chính là các câu hỏi về kiếp người của Thái Tử Siddhartha. Ngài đã nhận ra rằng nơi chốn một người được sinh ra (đặc quyền về gia thế) không giúp ích gì cho việc trả lời các câu hỏi nầy. Trong thời cổ xưa, hoặc thời hiện đại, chỉ có rất ít người xoay lưng lại với sự giàu có, và quyền lực, bởi vì lý do như thế. (Thánh Francis của vùng Assisi là một trường hợp ngoại lệ của người Tây Phương.) Thái Tử Siddhartha đã thật sự làm được điều nầy, và ngài đem đến cho chúng ta niềm cảm hứng; vì ngài theo đuổi câu hỏi tâm linh nầy, để rồi cuối cùng chúng ta đón mừng Ngày Thành Đạo, hoặc Ngày Giác Ngộ của ngài, như ngày nay. 

Ngày hôm nay, các nhà lãnh đạo tinh thần đang làm gì? Một số người thường xuất hiện trên các chương trình truyền hình (hoặc truyền thanh) để nói chuyện, và trả lời trực tiếp với khán thính giả, họ thu hút một số lượng người theo đông đảo qua các trang mạng xã hội Twitter, hoặc là Facebook, họ xuất bản sách, và họ làm chủ các trung tâm tâm-linh, và họ có nhiều nhóm người yêu thích theo họ. Đức Phật đã không sống như thế. Đức Phật sống như một người hành khất không nhà cửa, rồi ngài đi bộ khất thực từ làng nầy sang làng khác, và ngài dành hết cuộc đời ngài để làm giảm bớt đi sự đau khổ của người khác. Chúng ta không nói rằng ngài là một người ngây thơ; vì ngài đã xử dụng các kết nối cá-nhân của ngài với các nhà quý tộc địa phương, để ngài có được một công viên, hoặc một khu rừng để làm nơi trú ẩn cho cộng đồng tu sĩ của ngài. Chắc chắn rằng dòng dõi hoàng tộc của Đức Phật, trong nhiều cách đã giúp đỡ ngài trong vai trò của một vị thầy tâm linh. Tuy nhiên, chúng ta thấy rõ ràng rằng Đức Phật đã sống một cuộc đời khiêm tốn - bởi vì, trong tất cả các đức tính để sống và duy trì cuộc sống, đấy là điều khó khăn nhất.

Chúng ta hãy sống trong ánh sáng của sự khiêm tốn, sự tử tế, và lòng từ bi, vì đấy chính là bài học sâu sắc, và là niềm cảm hứng vô tận của Ngày Đức Phật Thành Đạo. Khi chúng ta mừng Ngày Đức Phật Thành Đạo năm nay, tôi hy vọng rằng chúng ta đón mừng ngày nầy như ngày lễ hội của thế kỷ 21, chúng ta nhiệt-tình chấp nhận, và hỗ-trợ toàn bộ lịch-sử lâu dài của Đạo Phật, mà không bị giới hạn bởi giá trị nầy. Sự giác ngộ tồn-tại một phần ở bên ngoài lịch-sử, và một phần ở bên trong lịch-sử. Sự đau khổ của con người, và nguyên nhân của sự đau khổ vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay, giống y như trong thời đại của Đức Phật; câu hỏi về kiếp người của Đức Phật hãy còn đó - chúng ta phải làm gì để vượt ra khỏi sự tham lam, lòng giận dữ, và sự si mê, để rồi xã hội chúng ta trở thành một nơi mà con người thật-sự có lòng tử tế và có lòng từ bi? Trong niềm đau, nỗi khổ của con người hiện nay, phản ứng thật sự của chúng ta như thế nào? Dựa theo lời dạy cổ xưa trong truyền thống Thiền Tông, chúng tôi muốn nói một cách khác đi: mỗi ngày của chúng ta là một Ngày Giác Ngộ

Source-Nguồn: http://www.huffingtonpost.com/lewis-richmond/celebrating-bodhi-day-for-the-21st-century_b_2254289.html?


Celebrating Bodhi Day For The 21st Century
Lewis Richmond

On Dec. 8 Buddhists the world over will celebrate Bodhi Day, the day when Siddhartha Gautama, on seeing the morning star at dawn, attained enlightenment under the Bodhi Tree and became the Buddha, the “Awakened One.” Buddha’s enlightenment has for 2,500 years been the central article of faith for Buddhists of every school, sect and nationality, as well as being the unifying principle of all Buddhist teaching. For Buddhists everywhere Bodhi Day is an opportunity to acknowledge our dedication to the principles of wisdom, compassion and kindness — the distinguishing features of the Buddhist worldview. I also think it is an opportunity to understand the relevance of Buddha’s enlightenment to today’s world, where Buddhism is enjoying something of a renaissance at a time when a troubled planet needs kindness and compassion more than ever.

I think of three ways that the traditional story of Buddha’s enlightenment can be reassessed in the light of modern sensibility. The first has to do with Siddhartha’s identity as a man, a prince and a warrior. The second has to do with his intention. And the third has to do with humility.

Historically, Buddhism has been a male-dominated religion, and today’s inclusion of Buddhist women as equals is a revolutionary development. Scripture tells that the Buddha himself was reluctant to include women in his monastic order and down through the centuries Buddhist women have for the most part been treated as second class citizens. Historians can say this was culturally normative, but that is not an excuse. Recently an influential young Tibetan Lama announced in public that this historical bias against women was simply a mistake that now needed to be corrected. This is good.

The Siddhartha of scripture was born into privilege as a prince, and his spiritual journey has the archetypal quality of the warrior hero, making death-defying efforts, battling the delusions of Mara the Tempter, and achieving final victory in the face of difficult odds. Siddhartha was a loner, too. He abandoned his family in favor of the spiritual life; he had named his son Rahula, which means a fetter or chain. I doubt that these elements of Buddha’s story resonate much with women practitioners of today, who juggle the demands of work, relationship, family and children and still find time for spiritual practice. One of the ways we can rectify the “mistake” the Lama spoke of is to imagine a Buddha story and Bodhi Day that celebrates the experience of modern Buddhist women.

The first step in Buddha’s eight-step Path is Right Intention, and it is important to remember why Prince Siddhartha abandoned his royal privilege and set out on his spiritual journey. It was not to become famous, charismatic, wealthy or powerful. He already had all of that through his birth. His motivation was to solve the riddle of human suffering. Why do people suffer and cause suffering for others? How can their suffering be eased? This was Siddhartha’s life question. He came to realize that no privileges of birth were useful in solving this riddle. In ancient times or modern, very few people turn their back on wealth and power for such a reason. (St. Francis of Assisi was one Western exception.) The fact that Siddhartha did this is inspiring; that he pursued his spiritual question to the end is what we celebrate on Bodhi Day.

What about spiritual leaders of today? Some go on talk shows, attract large numbers of Twitter or Facebook followers, publish books and preside over spiritual centers and legions of rapt followers. The Buddha was not like that. He lived as a homeless mendicant and walked from village to village, devoting his life to easing the suffering of others. This is not to say he was naïve; when he needed a park or a forest for his monastic community he used his personal connections with local aristocrats to acquire them. Undoubtedly Buddha’s royal pedigree helped him as a spiritual teacher in numerous ways. But he clearly lived a life of humility — the most difficult of all spiritual virtues to inhabit and sustain.

Living in the light of humility, kindness and compassion is the deep lesson and timeless inspiration of Bodhi Day. When we celebrate Bodhi Day this year I hope that we can celebrate it as a 21st century holiday, embracing the full weight of Buddhism’s long history without being limited by it. Enlightenment exists partly outside of history and partly within it. The suffering of humanity and its causes persists today as it did in Buddha’s time; the life question of the Buddha remains — how do we overcome greed, anger and confusion and create a truly kind and compassionate persons and societies? What is our authentic response to the world’s pain as it exists today? To paraphrase an old teaching from the Zen tradition: every day is Bodhi day.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Giêng 2017(Xem: 6389)
13 Tháng Giêng 2016(Xem: 7668)
Ngôi Đại tháp ở Bồ đề đạo tràng (Bodhgayà) mà ta thấy ngày nay hình như vào thời đại Maurya (317 - khoảng 180 trước TL) đã được gọi là “vương tháp” (ràjapàsàdàcetika = ràjapràsàdàcaityaka).
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 9545)
Nhân dịp kỷ niệm Đức Thích Ca Thành Đạo, chúng tôi xin giới thiệu bộ phim tài liệu do Đài truyền hình BBC và Discovery cùng hợp tác thực hiện. Bộ phim mô tả cuộc đời của Hoàng tử Tất-Đạt-Đa, quá trình Ngài thành Phật -- Đấng Giác Ngộ. Bộ phim còn giới thiệu những di chỉ khảo cổ liên quan đến cuộc đời của Đức Phật cũng như giáo lý của Người.
11 Tháng Giêng 2016(Xem: 6245)
Thành đạo còn gọi là Đắc Đạo, chứng đạo, đạt đạo, thành tựu đạo quả. Chữ Thành Đạo đây ám chỉ về Đức Phật Đắc đạo, thành Chính Giác. Theo Phật Quang Đại Từ Điển - Thành Đạo chỉ cho việc hoàn thành Phật Đạo, 1 trong 8 tướng, tức là Bồ Tát hoàn thành việc tu hành, thành tựu quả Phật.