Ý Nghĩa Lễ Tự Tứ

06 Tháng Chín 202013:03(Xem: 4777)

Ý NGHĨA LỄ TỰ TỨ
Thích Trung Định

an cu tu tu



Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina). Nếu an cư được bắt đầu vào ngày 16 tháng 6 thì gọi là Tiền an cư (Purimikavassà), còn nếu như có duyên sự không thực hiện Tiền An Cư được mà phải dời lại một tháng sau, tức bắt đầu từ ngày 16 tháng 7 và kết thúc vào ngày 16 tháng 10 thì gọi là Hậu An Cư (Pacchimikāvassā). Truyền thống Phật giáo Việt Nam thường gọi là ‘An cư kiết hạ’, tức kiết túc an cư trong ba tháng Hạ theo truyền thống Phật giáo Bắc tông. Sau rằm tháng tư âm lịch Chư Tăng theo truyền thống Đại thừa bắt đầu kiết túc an cưcho đến hết ngày mười bốn tháng bảy âm lịch, làm lễ tự tứ và giải hạ kết thúc mùa an cư.

Lễ Tự tứ (Pavarana) là một ngày lễ quan trọng trong Phật giáo Nam truyền cũng như Bắc truyền được tổ chức vào Aashvin trăng tròn của tháng âm lịch. Nó đánh dấu sự kết thúc của ba tháng âm lịch của mùa an cư. Pavāraṇā thường được dịch là Tự tứ, và từ này đã được dùng phổ thông trong Phật giáoTuy nhiêný nghĩa chính thức và chủ yếu của từ Pavāraṇā có nghĩa là sự thỉnh cầu (pavāreti), sự yêu cầu hay nói cách khác là sự thỉnh tội, tức là thỉnh cầu chư Tăng chỉ lỗi, nhắc nhở, khuyên bảo bằng tâm từ do thấy, do nghe, do nghi để vị Tỳ kheo đương sự thấy lỗi của mình mà sửa sai và hoàn thiện bản thân. Pavàranà cũng có nghĩa là sự tỏ cho nhau, thức tỉnh cho nhau, cho khỏi phạm tội để làm gương cho nhau và cho kẻ hậu lai noi theo.

   Đức Phật dạy trong Tạng Luật như sau: “Này các Tỳ khưu, đối với các tỳ khưu đã sống qua mùa (an cư) mưa ta cho phép thỉnh cầu dựa trên ba tình huống là do đã được thấy, hoặc do đã được nghe, hoặc do sự nghi ngờ. Bằng cách ấy, các ngươi sẽ có được sự hòa thuận lẫn nhau, có được sự thoát ra khỏi tội, và có được sự hiểu rõ thêm về Luật.[1]

Trong khi lễ Bố tát gọi là trưởng tịnh, an cư là thúc liễm thân tâm, thì tự tứ là sự thỉnh cầu, sự thỉnh tội. Sự miên mật kỷ càng trong các nghi thức Phật giáo cho thấy tính logic, hổ tương, phụ trợ nhau để hoàn thiện nếp sống phạm hạnhNếu không có Bố tát thì không có an cư và cũng không có tự tứBố tát là đọc lại giới bổn mà mình đã thọ xem thử nửa tháng vừa qua mình có phạm tội gì không. Còn tự tứ là lễ kết thúc sau ba tháng an cư, đến ngày chư Tăng mãn hạ, thực hiện một nghi lễ đối thú xưng tội với nhau. Đầu tiên các vị trưởng lão Hòa thượng được đại chúng cử gọi là Tự tứ nhơn. Thông thường một đại chúng lớn thì có ba vị làm Tự tứ nhơn. Họ sẽ đối thú nhau xưng tội cầu thỉnh vị kia chỉ tội để sám hối cho được thanh tịnh. Sau đó ba vị Tự tứ nhơn này sẽ lần lượt đi đến mọi người trong đại chúng để chư Tăng thú tội, nếu có thì sám hối. Và lần lượt ba vị một thú tội cho đến khi nào hết thì thôi. Luật tạng quy định, trong kỳ lễ Pavàranà có nhiều vị, không nên đọc Pavàranà chung cùng nhau, phải đọc mỗi vị 3 bận, trừ ra có duyên cớ như: thí chủ đương bố thí, Tỳ-khưu đương nghe pháp, đêm gần tàn hành Pavàranà, mỗi vị 3 bận không kịp, hoặc 10 điều nguy hiểm, không thể hành Pavàranà, mỗi vị đọc 3 bận không kịp, thì đọc mỗi vị 2 bận, nếu mỗi vị đọc 2 bận không kịp, thì đọc mỗi vị 1 bận, nếu mỗi vị đọc 1 bận không kịp, thì đọc chung cùng nhau với những vị đã nhập hạ chung một kỳ, nhưng phải tụng tuyên ngôn trước như vầy: Bạch đại đức Tăng, xin Tăng nghe tôi trình, ấy là điều nguy hiểm đến phạm hạnh, nếu Tăng pavàranà 3 bận chắc không kịp, điều nguy hiểm đến phạm hạnh ấy ắt sẽ phát sanh lên không sai. Nếu Tăng sự vừa đến Tăng rồi, Tăng nên Pavàranà (2 bận), (1 bận) cho Tỳ-khưu nhập hạ chung 1 kỳ nhau đều Pavàranà chung cùng nhau (samànavassikà Pavàranà).[2]

Theo tinh thần của Phật giáolễ Tự tứ hay thỉnh cầu vị khác chỉ lỗi của mình là một cách kiểm điểm lại bản thân mình, từ những hành động do thân, đến những lời nói phát ra từ khẩu, thậm chí là những suy nghi từ ý, nếu thấy những lời chỉ dạy đó là đúng sự thật, mình sẽ thành khẩn sám hối để được thanh tịnh. Nhờ vậy, mọi thành viên trong Tăng đoàn đều trở nên hoàn thiện, xứng đáng là bậc phước điền của nhân thiên.

Lễ tự tứ, là hình thức thú lỗi lẫn nhau, vì trong thời gian An cư chắc chắn ít nhiều có những lỗi lầm do thấy, do nghe, do nghi nên thú lỗi với Chư tăng trước khi từ giã lên đường hành đạoNghi lễ bắt đầu Chư tăng nhập hạ chung mặc y phục chỉnh tềlễ bái Tam bảo, ngỗi chồm hổm với nhau đọc theo thứ tự hạ lạp, lớn đọc trước nhỏ hạ đọc sau:

Nghĩa: Kính bạch Quý ngài, Trong ba tháng An cư, tôi xin làm lễ Tự tứ với chư Tăng, nếu quý ngài có thấy, nghe, hoặc nghi những điều gì đối với tôi, xin quý ngài hãy từ bi chỉ bảo, để tôi hành theo cho được sự lợi ích, lần thứ nhì, lần thứ ba.[3]

Văn bản tiếng Hán dịch ra như sau: “Đại đức nhất tâm niệm, kim nhật chúng Tăng tự tứ, ngã Tỷ kheo....diệc tứ tứ. Nhược hữu kiến - văn - nghi tội, nguyện Đại đức ai mẫn ngự ngã, nhược hữu kiến tội, đương như pháp sám hối.” (Đại đức nhất tâm niệm. Hôm nay chúng Tăng tự tứ. Tôi tỷ kheo,… cũng tự tứ. Nếu có tội được thấy, được nghe và được nghi, nguyện Đại đức thương tưởng chỉ giáo cho tôi. Nếu tôi thấy có tội, sẽ như pháp sám hối. (nói ba lần).) Người nhận tự tứ đáp: Thiện. Người tự tứ đáp: Nhĩ. (Đại chính 22, tr 837a).

Nghi thức tuy đơn giản nhưng rất thâm thúy và đầy đạo vị của những người xuất gia sống đời phạm hạnh. Giống như cánh đại bàng tự do giữa bầu trời thênh thangsư tử oai hùng tự tại an nhiên giữa cánh rừng đại ngàn. Bậc xuất gia cũng tự do ung dung trong nội tâm, trước khi nhập hạ cũng diễn ra trong niệm đoàn kết, kết thúc cũng lục hòa bằng hình thức tự tứ. Sau lễ Tự tứChư tăng lại bắt đầu lên đường làm nhiệm vụ của sứ giả Như Lai, hoằng truyền Phật pháp cứu độ chúng sinh.

Truyền thống an cư và tự tứ trong Phật giáo diễn ra hằng năm. Nơi nào có trú xứ chư Tăng thì nơi đó có pháp an cư và tự tứ. Đây có thể nói là một nét đẹp truyền thống được người xuất gia đệ tử Phật giữ gìn qua bao thế hệ. Không vì bất cứ lý do gì mà hủy bỏ nghi lễ quan trọng này. Bởi ngoài sự thú tộisám hối làm cho hành giả được thanh tịnh, thì nghi thức tự tứ còn làm tịnh tính tăng trưởng cho hàng nam nữ cư sĩ Phật tử. Không có một tôn giáo hay tổ chức nào có nghi lễ ý nghĩa và tuyệt đẹp như vậy. Nhìn quý thầy, quý sư đối thú nhau để xưng tội cầu sám hối nếu thấy, nghe, nghi thì đương như pháp sám hối mà thấy trang nghiêm linh thiêngmầu nhiệmNghi lễ này cũng đánh dấu một chặng đường tu học của hành giả an cư trong ba tháng miên mật hành trì giới, định, tuệ để tấn tu đạo nghiệp. Sau lễ tự tứ mọi người đều tăng trưởng hạ lạp, tức thêm một tuổi đạo. Đây là niềm vui lớn nhất của người xuất gia học đạo. Thông qua mỗi mùa an cưtự tứ mỗi hành giả tự thân cảm nhận được năng lực tu học của mình. Phước đức tăng trưởngđạo nghiệp viên dung đó là ý nghĩa thiêng liêng và cao quý nhất của nghi thức tự tứ.

Pháp chế Tự tứ, nếu được đại chúng thực hành chí thành, đúng mức, thì đó thật là nguồn năng lực lớn lao để củng cố tinh thần hòa hợp thanh tịnh của Tăng giàtrưởng dưỡng tâm bồ đề ngày càng lớn mạnh, bền chắc; giúp cho sự nghiệp nhiếp hóa chúng sinh thành tựu viên mãn. Chư vị thiện nam tín nữ cũng nương nhờ uy đức rộng lớn như biển của Đại Tăng mà tâm linh thăng tiến; nhờ tu học Phật pháp mà trí tuệ phát triển; nhờ thành tâm tu hạnh bố thí cúng dường mà phước đức sâu dầy, duyên lành đối với Phật pháp sẽ kết chặt vững bền mãi mãi về sau.


Ghi chú:

[1] Luật TạngĐại Phẩm, Chương IV, Đoạn 14 (TK. Indacanda dịch Việt). 

[2] Tự tứ,  https://www.budsas.org/uni/u-luatxg/luatxg-10.htm

[3] Pavarana, From Wikipedia, the free encyclopedia, https://en.wikipedia.org/wiki/Pavarana, 09.06.2016.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 2015(Xem: 5423)
Tháng bảy. Gió hiu hắt. Trời âm u. Nghe mùa Thu lại gần. Chiều nhạt nắng, từng sợi nước lướt thướt nối nhau – mưa ngâu. Mưa làm dịu tiết trời ngày hè oi bức. Những hạt nước trong veo cho mầm xanh dậy sống, cỏ cây tự tình theo mưa. Và, không biết do mưa tưới tẩm những cảm xúc bâng quơ trong lòng người thế tục, hay cảm xúc dâng trào vọng hướng Vu lan.
14 Tháng Tám 2015(Xem: 6688)
Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?
08 Tháng Tám 2015(Xem: 7809)
Nhắc đến Nguyễn Du (1765-1820) chúng ta thường liên tưởng đến áng văn bất hủ của Đại Thi hào là “Đoạn Trường Tân Thanh” hay “Truyện Kiều”. Hồi năm 1947, Giáo sư Trần Cửu Chấn (1906-1980)*1 đang lúc làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục trong Nội Các của Thủ Tướng Chánh Phủ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, đã trình Luận án Tiến Sĩ Văn Chương tại Đại Học La Sorbonne ở Paris, Pháp quốc với đề tài: “Étude critique de Poème Kim Văn Kiều”.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 5836)
Tới giờ con phải đi rồi / Mẹ ơi con phải đi thôi mẹ à. / Khi trong bóng tối nhạt nhòa / Bình minh cô tịch hiện ra dịu hiền / Mẹ vươn tay xuống giường bên / Tìm con bé bỏng. Con bèn thưa mau: / “Bé nào còn ở đó đâu!” / Mẹ ơi Con phải đi nào còn đây.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 5222)
Như vì sao sáng xuất hiện trên vòm trời văn học Việt Nam và Âu Mỹ từ cuối thập niên 1940, Nhất Hạnh – một thiền sư, một nhà văn, nhà thơ – đã đi vào lòng người đọc bằng những tác phẩm: Bông Hồng Cài Áo, Nói Với Tuổi Hai Mươi,, Tình Người, Nẻo Về Của Ý, Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức (có nhiều bản dịch ra nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Thái Lan…Đặc biệt bản tiếng Anh “The Miracle of Mindfulness” được phổ biến nhiều hơn cả).
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 10075)
Hiếu là tất cả .
22 Tháng Tám 2014(Xem: 6858)
Điều tôi cảm nhận đầu tiên về người là đôi bàn tay. Tôi không nhớ lúc đó mình bao nhiêu tuổi, nhưng hình như sự hiện hữu, cuộc sống của tôi gắn liền với đôi bàn tay đó. Đôi bàn tay của mẹ, một người mẹ mù. Tôi còn nhớ những lần ngồi tô vẽ màu ở bàn ăn, trong nhà bếp. Tôi nói, “Mẹ! Xong rồi. Hãy nhìn tranh của con nầy”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
20 Tháng Tám 2014(Xem: 7666)
Từ nhỏ đến lớn… Là đến khi cha mẹ mất, chẳng bao giờ nghe ông bà nhắc đến hai chữ hiếu hạnh. Chưa hề nghe ông nói: “Con phải hiếu hạnh với mẹ cha”. Chỉ nghe ông bảo: “Mẹ ngủ, con đóng cửa nhẹ thôi”. “Con đi khẻ thôi, không thì mẹ thức giấc”. “Con lớn hơn em thì phải nhường em một chút”.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7044)
...Có những câu thơ kỳ lạ vô cùng, nó nằm sâu trong tiềm thức. Đọc một lần tưởng chừng như quên mất. Bỗng một hôm bừng dậy rõ nét. Thơ cũng là một Pháp, nhìn trên khía cạnh hiện tượng học. Phải đủ duyên mới hiện diện. Câu thơ trên của Thanh Tịnh hay quá, phổ cập quá, tác giả Nhất Hạnh trích lại nguyên bài trong đoạn đầu đoản văn Bông Hồng Cài Áo, dễ khơi dậy ngay niềm rúng động đối tất cả mọi người.