Vu-lan nỗi niềm thầm chấp bút

23 Tháng Tám 201814:28(Xem: 6037)

blankVU-LAN NỖI NIỀM THẦM CHẤP BÚT

Thích Ngộ Trí Viên

***

Tháng bảy mùa thu lá rụng vàng
Ấy mùa báo hiếu lễ Vu-lan
Bâng khuâng nhớ đến ân sinh dưỡng
Thổn thức tâm con ngấn lệ tràn.

blankThế là một mùa Vu-lan nữa lại về trên quê hương xứ sở, khi những cánh hoa tâm đang đua nhau nở rộ, lòng người con Phật lại thổn thức một nỗi niềm tri ânbáo ân.

Thiết nghĩ, ai sinh ra trong cõi đời này được làm con của cha, của mẹ thì thật hạnh phúc biết nhường nào!

Từ khi cất tiếng khóc chào đời, con đã được mẹ lo cho trọn từng miếng ăn, giấc ngủ bằng dòng sữa ngọt ngào, bằng câu hát ầu ơ như đã hòa thành máu thịt.

Những mùa thu mẹ ru con ngủ.
Năm canh chày thức đủ vừa năm

Ngày thơ bé con được chở che bằng tấm áo yêu thương khi đông về, để rồi buổi hè sang, nan quạt mẹ lại đung đưa giữa trời trưa nắng gắt. Từng bữa cơm ngon đầy hương đồng gió nội đến những thứ quà bé nhỏ đơn sơ đều được đổi bằng mồ hôi và nước mắt của từ mẫu. Thời gian lấy đi tuổi xuân của mẹ, để lại trong những kỉ niệm về một người phụ nữ thật đẹp. Một cuộc đời tảo tần khuya sớm giữa âm thầm lặng lẽ để đổi lấy nụ cười cho đàn con thương.

Nuôi con suốt cả cuộc đời
Trái tim của mẹ trọn tình vì con
Qua rồi cái tuổi xuân son
Thì cơ thể mẹ héo hon phai tàn.

Khi nhắc đến cha, thì ngôn ngữ văn chương cũng luôn dành trọn những lời cao quý nhất.

Cha dành hết mọi đắng cay
Cho con vị ngọt những ngày ấu thơ.
Cha dành khó nhọc từng giờ
Đắp xây cuộc sống ước mơ gia đình
Cho con cuộc sống đẹp xinh
Cho con tất cả ân tình thương yêu
Cha kiên cường chống chọi với bão táp phong ba
Cho con vững bước trên mặt đường khát vọng.

Thời gian đã âm thầm lấy đi thời trai trẻ và đè nặng lên đôi vai gầy guộc ấy, và rồi, ngày con lớn khôn, những vết nhăn đã in hằn trên vầng trán tự thuở nào. Thật đúng là:

Ngôn ngữ trần gian như túi rách
Đựng sao đầy hai tiếng “Mẹ Cha”.

Con không biết mượn ngôn từ nào cho xứng với tình thương cao quý ấy. Dẫu cây to rồi cũng sẽ đổ. Núi cao rồi cũng sẽ mòn. Duy chỉ có cha vẫn bất khuất như cột trụ chống trời. Nhưng tình thương ấy đã bao lần cha giấu nhẹm vào tâm. Nuốt nước mắt, lấy roi vọt đặng rèn giũa con nên người.

Công cha như núi, như non
Hy sinh tất cả cho con nên người
Cho con cuộc sống đẹp tươi
Cho con tất cả nụ cười thế gian.

Công cha nghĩa mẹ là thế. Dù chúng ta có lấy hết nước biển Đông làm mực, cũng không thể nào diễn tả cho tận, cho cùng!

Công cha như núi ngất trời
Nghĩa sâu nước mẹ ngời ngời biển Đông
Núi cao, biển rộng mênh mông


Làm cho hiếu đạo báo đền công sinh thành.

Có thể nói, tình thương của cha mẹ dành cho con là vô cùng vô tận, bởi lẽ, dù con có khôn lớn trưởng thành đến mấy thì tấm lòng của hai đấng sinh thành vẫn vẹn nguyên như ngày thơ bé. Nước mắt chảy xuôi, mẹ cha cho đi chẳng toan tính vọng cầu, chỉ mong cho con được niềm vui và hạnh phúc.

Tiếc thay, tình thương ấy chỉ hiện hữu trong cõi đời vô thường giả tạm, để rồi một ngày nào đó con trở về thì ôi thôi, mẹ cha đã theo dòng sinh biệt, khiến lòng con quặn một nỗi bi thương.

Ngày hôm ấy, mây giăng sầu ảm đạm
Không gian buồn trong cảnh vắng thê lương
Khói hương ơi, sao đau đớn đoạn trường
Ngày vĩnh biệt cha mẹ hiền yêu kính.

Con cũng nhìn thấy có không ít người con đã vô tâm chạy theo những lợi danh huyền ảo để cha mẹ lẻ bóng đơn côi những ngày cuối đời lạnh lẽo. Để rồi, giờ đây, trước nấm mồ còn chưa xanh cỏ mà bia đá đã im bặt, lặng thinh. Họ chỉ còn có thể bùi ngùi gọi khẽ: “Mẹ ơi, con yêu mẹ”. “Cha ơi, con thương cha”.

Cúi đầu cha mẹ thứ tha
Chữ hiếu chưa trả xót xa nỗi lòng.

Đối với con – một người xuất gia trẻ, giờ đây, một cái nắm tay âu yếm của mẹ, một lời quở phạt nghiêm khắc của cha sao mà xa xỉ thế? Nghĩ về thâm ân của hai đấng sinh thành chưa đáp trọn mà lòng con thêm tủi hổ.

Giá như sống lại những ngày thơ ấu, được cận kề bên mẹ cha, con sẽ trân trọng từng phút giây bé nhỏ,  con sẽ phụng dưỡng người bằng tất cả trái tim của người con hiếu kính. Vỗ về, an ủi và chia sẻ tất cả những uẩn khúc, những nỗi đau thầm kín mà vì hạnh phúc của con cha mẹ đã chôn chặt trong lòng. Con sẽ sẵn sàng đón nhận tất cả tình cảm mà hai đấng sinh thành dành trao, và sẽ rất vui khi được cha la rầy, quở trách, vì đó là niềm tự hào, là hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời con, vì con vẫn biết con còn cha, còn mẹ, con sẽ gọi cha mẹ với tất cả lòng kính yêu sâu sắc bằng tất cả hân hoan, sung sướng của đời mình, để rồi con không bao giờ và mãi mãi không còn được gọi hai tiếng thiêng liêng ấy nữa.

Nếu tình thương có thể khiến người ta vĩ đại trong sự nhẫn nhục thì cha mẹhiện thân của lòng yêu thương và sự nhẫn nhục ấy. Dù chúng ta có thế nào đi chăng nữa thì tình mẹ cha vẫn rộng lớn, bao dung.

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?

Đôi dòng tâm sự với hai đấng sinh thành, con chỉ có thể đơn sơ đôi điều thế này. Con rất mong cha mẹ và các quý Phật tử độc giả hoan hỷ niệm tình thứ tha cho con.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 2015(Xem: 5460)
Tháng bảy. Gió hiu hắt. Trời âm u. Nghe mùa Thu lại gần. Chiều nhạt nắng, từng sợi nước lướt thướt nối nhau – mưa ngâu. Mưa làm dịu tiết trời ngày hè oi bức. Những hạt nước trong veo cho mầm xanh dậy sống, cỏ cây tự tình theo mưa. Và, không biết do mưa tưới tẩm những cảm xúc bâng quơ trong lòng người thế tục, hay cảm xúc dâng trào vọng hướng Vu lan.
14 Tháng Tám 2015(Xem: 6739)
Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?
08 Tháng Tám 2015(Xem: 7891)
Nhắc đến Nguyễn Du (1765-1820) chúng ta thường liên tưởng đến áng văn bất hủ của Đại Thi hào là “Đoạn Trường Tân Thanh” hay “Truyện Kiều”. Hồi năm 1947, Giáo sư Trần Cửu Chấn (1906-1980)*1 đang lúc làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục trong Nội Các của Thủ Tướng Chánh Phủ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, đã trình Luận án Tiến Sĩ Văn Chương tại Đại Học La Sorbonne ở Paris, Pháp quốc với đề tài: “Étude critique de Poème Kim Văn Kiều”.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 5872)
Tới giờ con phải đi rồi / Mẹ ơi con phải đi thôi mẹ à. / Khi trong bóng tối nhạt nhòa / Bình minh cô tịch hiện ra dịu hiền / Mẹ vươn tay xuống giường bên / Tìm con bé bỏng. Con bèn thưa mau: / “Bé nào còn ở đó đâu!” / Mẹ ơi Con phải đi nào còn đây.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 5255)
Như vì sao sáng xuất hiện trên vòm trời văn học Việt Nam và Âu Mỹ từ cuối thập niên 1940, Nhất Hạnh – một thiền sư, một nhà văn, nhà thơ – đã đi vào lòng người đọc bằng những tác phẩm: Bông Hồng Cài Áo, Nói Với Tuổi Hai Mươi,, Tình Người, Nẻo Về Của Ý, Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức (có nhiều bản dịch ra nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Thái Lan…Đặc biệt bản tiếng Anh “The Miracle of Mindfulness” được phổ biến nhiều hơn cả).
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 10110)
Hiếu là tất cả .
22 Tháng Tám 2014(Xem: 6910)
Điều tôi cảm nhận đầu tiên về người là đôi bàn tay. Tôi không nhớ lúc đó mình bao nhiêu tuổi, nhưng hình như sự hiện hữu, cuộc sống của tôi gắn liền với đôi bàn tay đó. Đôi bàn tay của mẹ, một người mẹ mù. Tôi còn nhớ những lần ngồi tô vẽ màu ở bàn ăn, trong nhà bếp. Tôi nói, “Mẹ! Xong rồi. Hãy nhìn tranh của con nầy”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
20 Tháng Tám 2014(Xem: 7693)
Từ nhỏ đến lớn… Là đến khi cha mẹ mất, chẳng bao giờ nghe ông bà nhắc đến hai chữ hiếu hạnh. Chưa hề nghe ông nói: “Con phải hiếu hạnh với mẹ cha”. Chỉ nghe ông bảo: “Mẹ ngủ, con đóng cửa nhẹ thôi”. “Con đi khẻ thôi, không thì mẹ thức giấc”. “Con lớn hơn em thì phải nhường em một chút”.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7069)
...Có những câu thơ kỳ lạ vô cùng, nó nằm sâu trong tiềm thức. Đọc một lần tưởng chừng như quên mất. Bỗng một hôm bừng dậy rõ nét. Thơ cũng là một Pháp, nhìn trên khía cạnh hiện tượng học. Phải đủ duyên mới hiện diện. Câu thơ trên của Thanh Tịnh hay quá, phổ cập quá, tác giả Nhất Hạnh trích lại nguyên bài trong đoạn đầu đoản văn Bông Hồng Cài Áo, dễ khơi dậy ngay niềm rúng động đối tất cả mọi người.