Mục Liên Thanh Đề Truyện Thơ

17 Tháng Tám 201708:54(Xem: 6063)
blankMỤC LIÊN THANH ĐỀ  
Truyện Thơ
Tâm Minh Ngô Tằng Giao  
Minh Họa: Dương Kinh Thành  * DIỆU PHƯƠNG xuất bản 2009 

Lời nói đầu

____________

 

    blank Bà Thanh Đề là mẹ của ngài Mục Kiền Liên (cũng gọi là Mục Liên). Bà tính tình tham lam, độc ác, không tin Tam Bảo, tạo ra nhiều tội lỗi nặng nề, gây ra nhiều “nhân” xấu nên khi chết đi chịu “quả” ác, bị đày vào ác đạo, sinh làm loài ngạ quỷ, đói khát triền miên trong đại địa ngục.

     Ngài Mục Liên là một trong số mười đại đệ tử của Đức Phật, tài giỏi hàng đầu về thần thông. Một ngày ngài dùng “đạo nhãn” xem trong thế giannhận thấy mẹ mình bị sinh vào con đường đói khổ trong chốn địa ngục thẳm sâu, chịu bao nhiêu cực hình. Ngài thương xót nên mang cơm đến dâng cho mẹ. Bởi lòng tham lam độc ác trong tiền kiếp nổi bừng lên nên khi bà mẹ đưa cơm vào miệng thì cơm hóa thành ra than hồng, bà không ăn được.

     Ngài Mục Liên hết sức đau buồn, trở về bạch với Phật mọi sự tìnhcầu xin Phật chỉ dạy cho phương cách cứu độ mẹ mình. Phật dạy rằng mặc dù lòng hiếu thảo của ngài vô cùng lớn lao và tuy rất giỏi về thần thông ngài cũng không thể một mìnhcứu độ được cho mẹ.  Phải cần nhờ đến oai thần, đến đức lớn như biển, đến lực gia trì của chư tăng, ni trong mười phương, mới mong giải thoát được cho mẹ.

     Ngài Mục Liên đã thực hiện đúng những lời Phật dạy, vào ngày RẰM tháng BẢY, ngày lễ VU LAN, thành tâm kính lễ trai tăng nên mẹ mới thoát khỏi kiếp quỷ đói và sinh về cảnh giới an lành.

     Truyện MỤC LIÊN – THANH ĐỀ nhấn mạnh đến luật “nhân quả”, đến lòng hiếu thảo chí thành của ngài Mục Liêncông đức trì trai, giữ giới thanh tịnh trong ba tháng an cư kiết hạ của chư tăng, ni. Tất cả cùng thành tâm chú nguyện mà tạo ra sức mạnh cảm thôngkích thích đến tâm hồn bà Thanh Đề, làm bà tự bản thân mình thức tỉnh cơn mê, xoay chuyển tâm niệm ác, hướng về nẻo thiện và do đó thoát khỏi hình phạt khổ cực nơi địa ngục. Kinh Phật dạy rằng: Tâm có thể tạo nghiệp, mà tâm cũng có thể chuyển nghiệp.”

     Ngài Mục Liên là một tấm gương sáng chói tượng trưng cho lòng chí hiếubáo ân. Ngài đã thực hành phép sám hối để báo ân mà cứu được mẹ thoát khỏi địa ngục.

*

     Ngày lễ Vu Lan trong Đạo Phật là ngày “Phật Hoan Hỷ”, ngày “Tự Tứ”. Tăng, Ni tập trung vào sự tu niệm và thỉnh cầu những bậc trưởng thượng chỉ dạy mọi lỗi lầm để mình thành tâm sám hối nên Phật rất vui vì tinh thần phục thiện, hối cải đó.

     Ngày Vu Lan cũng là ngày “Báo Hiếu”, gợi lại lòng hiếu thảo của người con Phật. Nhân dịp này Phật tử nhớ lại công ơn cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng cực khổ mà nhờ đến sức chú nguyện của chư tăng, ni để phụ lực mà độ cho cha mẹ.

     Cha mẹ quá vãng dù đã qua bảy đời thì nếu có sa vào đường khổ cũng nhờ phúc đức này mà được thoát khỏi, được siêu thăng. Còn nếu cha mẹ không đi trong đường khổ thì nhờ phúc đức này mà được tăng trưởng thiện căn. Nếu cha mẹ còn sống, chưa qua đời, thời nhờ phúc đức đó mà tăng trưởng tuổi thọ và phát tâm Bồ Đề.

     Ngày lễ Vu Lan cũng là ngày “Xá Tội Vong Nhân”, ngày cầu siêu độ cho tiền nhân quá cố. Đó là ngày tha thứ mọi lỗi lầm. Mọi người đều ăn năn, xin cải đổi sám hối. Chư tăng, ni cầu nguyện cho các vong nhân được thoát khỏi cảnh đọa đày của ba đường ác là “địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh”.

     Hiếu thảo thường được hiểu là lo đầy đủ mọi thứ về vật chất cho cha mẹ. Nhưng cha mẹ sẽ qua đời một ngày nào đó. Theo Đạo Phật, chúng ta không chỉ có mặt ở một đời này mà còn có mặt ở vô số kiếp về trước và sau nữa, mất thân này sẽ mang thân khác. Bởi vậy người con hiếu còn phải lo cho cha mẹ cả về tinh thần, làm sao thức tỉnh cha mẹ hướng về đường thiện, tin vào nhân quả tội phước, quy y tam Bảo, niệm Phật làm lành để trong đời hiện tại cha mẹ được yên vui và khi mất đi sẽ được hạnh phúc, an lành trong đời sau.

     “Tâm hiếu là tâm Phật. Hạnh hiếu là hạnh Phật”. Với truyền thống người Việt ta, hiếu thảo là một nền tảng đạo đức rất cần thiết, rất thiêng liêng và cao cả. Có hiếu trong gia đình thì mới có thể là một công dân tốt ngoài xã hội. Hiếu là bước đầu để xây dựng một gia đình tốt đẹp, một xã hội văn minh và tiến lên thành một quốc gia cường thịnh.

*

     Soạn giả Tâm Minh Ngô Tằng Giao đã dựa vào một số tài liệu xưa và nay mà viết lại toàn bộ truyện MỤC LIÊN – THANH ĐỀ bằng những dòng thơ “lục bát” nhẹ nhàng, trong sángbình dị để độc giả dễ đọc, dễ hiểudễ cảm nhận. Mong rằng ý nghĩa của truyện xưa này sẽ là ngọn đuốc tuệ soi sáng cho con người nương vào đó để vượt qua những con đường vô minh, hành phép sám hốidiệt tội, hầu vượt qua biển khổ sinh tửghé bờ giải thoát thơm hương.

Diệu Phương

(2009)

pdf_download_2
muc-lien-thanh-de-truyen-tho
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 2015(Xem: 5466)
Tháng bảy. Gió hiu hắt. Trời âm u. Nghe mùa Thu lại gần. Chiều nhạt nắng, từng sợi nước lướt thướt nối nhau – mưa ngâu. Mưa làm dịu tiết trời ngày hè oi bức. Những hạt nước trong veo cho mầm xanh dậy sống, cỏ cây tự tình theo mưa. Và, không biết do mưa tưới tẩm những cảm xúc bâng quơ trong lòng người thế tục, hay cảm xúc dâng trào vọng hướng Vu lan.
14 Tháng Tám 2015(Xem: 6743)
Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?
08 Tháng Tám 2015(Xem: 7901)
Nhắc đến Nguyễn Du (1765-1820) chúng ta thường liên tưởng đến áng văn bất hủ của Đại Thi hào là “Đoạn Trường Tân Thanh” hay “Truyện Kiều”. Hồi năm 1947, Giáo sư Trần Cửu Chấn (1906-1980)*1 đang lúc làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục trong Nội Các của Thủ Tướng Chánh Phủ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, đã trình Luận án Tiến Sĩ Văn Chương tại Đại Học La Sorbonne ở Paris, Pháp quốc với đề tài: “Étude critique de Poème Kim Văn Kiều”.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 5886)
Tới giờ con phải đi rồi / Mẹ ơi con phải đi thôi mẹ à. / Khi trong bóng tối nhạt nhòa / Bình minh cô tịch hiện ra dịu hiền / Mẹ vươn tay xuống giường bên / Tìm con bé bỏng. Con bèn thưa mau: / “Bé nào còn ở đó đâu!” / Mẹ ơi Con phải đi nào còn đây.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 5260)
Như vì sao sáng xuất hiện trên vòm trời văn học Việt Nam và Âu Mỹ từ cuối thập niên 1940, Nhất Hạnh – một thiền sư, một nhà văn, nhà thơ – đã đi vào lòng người đọc bằng những tác phẩm: Bông Hồng Cài Áo, Nói Với Tuổi Hai Mươi,, Tình Người, Nẻo Về Của Ý, Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức (có nhiều bản dịch ra nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Thái Lan…Đặc biệt bản tiếng Anh “The Miracle of Mindfulness” được phổ biến nhiều hơn cả).
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 10118)
Hiếu là tất cả .
22 Tháng Tám 2014(Xem: 6918)
Điều tôi cảm nhận đầu tiên về người là đôi bàn tay. Tôi không nhớ lúc đó mình bao nhiêu tuổi, nhưng hình như sự hiện hữu, cuộc sống của tôi gắn liền với đôi bàn tay đó. Đôi bàn tay của mẹ, một người mẹ mù. Tôi còn nhớ những lần ngồi tô vẽ màu ở bàn ăn, trong nhà bếp. Tôi nói, “Mẹ! Xong rồi. Hãy nhìn tranh của con nầy”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
20 Tháng Tám 2014(Xem: 7700)
Từ nhỏ đến lớn… Là đến khi cha mẹ mất, chẳng bao giờ nghe ông bà nhắc đến hai chữ hiếu hạnh. Chưa hề nghe ông nói: “Con phải hiếu hạnh với mẹ cha”. Chỉ nghe ông bảo: “Mẹ ngủ, con đóng cửa nhẹ thôi”. “Con đi khẻ thôi, không thì mẹ thức giấc”. “Con lớn hơn em thì phải nhường em một chút”.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7099)
...Có những câu thơ kỳ lạ vô cùng, nó nằm sâu trong tiềm thức. Đọc một lần tưởng chừng như quên mất. Bỗng một hôm bừng dậy rõ nét. Thơ cũng là một Pháp, nhìn trên khía cạnh hiện tượng học. Phải đủ duyên mới hiện diện. Câu thơ trên của Thanh Tịnh hay quá, phổ cập quá, tác giả Nhất Hạnh trích lại nguyên bài trong đoạn đầu đoản văn Bông Hồng Cài Áo, dễ khơi dậy ngay niềm rúng động đối tất cả mọi người.