Thư Mùa Vu Lan

25 Tháng Bảy 201709:47(Xem: 6254)

blank
THƯ MÙA VU LAN
Diệu Liên Lý Thu Linh

 

Má,

Lại một mùa Vu Lan đến nữa rồi.  Lại nhộn nhịp những hoa hồng, hoa trắng.  Năm ngoái con không đến chùa mùa lễ Vu Lan như thường lệ.  Con không muốn phải cảm thấy tủi thân khi người ta hỏi con chọn màu hoa nào?  Con sợ con sẽ khóc mất khi phải trả lời.  Mà khóc ở đây thật là xấu hổ khi đã mang tiếngPhật tử hiểu đạo, hiểu lý sanh tử.  Con sẽ ngồi nhà để tha hồ khóc khi nhớ Má.

Tháng tư vừa rồi con lại trở về nơi ấy.  Chị Ba đã bán ngôi nhà cũ vì không thể sống một mình trong căn nhà đầy kỷ niệm với Má, mà Má không còn.  Con trở về không còn được bước vào căn phòng cũ để nhìn cuốn lịch Tam Tông không bao giờ còn ai bóc gỡ nữa.  Không còn được nằm lên chiếc giường rộng thêng thang mà hơi ấm của Má như vẫn còn.  Không còn có vườn rau, với những cây rau quế, rau thơm, luôn gợi nhớ đến quê nhà, để luôn nhớ đến câu Má nói, “Phải chi Má còn khỏe để về Việt Nam với con”.  Không còn được nhìn bàn thờ Phật mà Má sắp bày để mỗi sáng Má đều dậy thắp nhang, cúng nước.  Và khi có con ở nhà, con đã thay Má làm việc đó, để khi con đánh chuông, tiếng chuông nhẹ nhàng đánh thức Má dậy.  Không còn khoảng sân vườn nơi đàn chim sẻ mỗi sáng đều đáp xuống, tíu tít chờ nắm gạo từ tay Má rải cho.  Có lẽ quyết định bán nhà của chị Ba cũng là điều hay để con không phải bị bao kỷ niệm về Má lại ùa vào tâm hồn con.  Nhưng không biết vì không còn Má hay vì căn nhà cũ đã không còn mà con thấy bơ vơ quá khi lại trở về đây.  Buổi sáng ở nhà em con, rộng rãiđẹp đẽ hơn căn nhà cũ của mình nhiều, mà con thấy sao lạnh lẽo và cô đơn quá.  Giá mà còn Má, Má ơi!

Ngày cúng giỗ đầu của Má, anh chị em lại tụ về một nơi.  Ai cũng cố làm vẻ bình thản, không nhắc nhiều đến Má vì ai cũng chỉ sợ phải tỏ ra yếu đuối trước mặt người khác.  Nhất là con, càng không dám khóc, càng cố nén những giọt nước mắt nhớ Má vào bên trong, vì xấu hổ.  Lúc Má còn sống, thì có mấy khi giữa bao công việc bộn bề con còn nhớ để gọi về thăm Má, dầu chỉ cách nhau một đường dây điện thoại.  Lúc Má còn sống thì tiếc thời gian phải ngồi bên Má, nghe Má kể những chuyện mà con phải kêu thầm lên: “Trời ơi, lại chuyện đó nữa. . .!”.  Lúc Má còn sống thì làm gì biết được niềm hạnh phúc được còn có mẹ bên mình đâu, giờ thì đi đường thoáng bắt chợp ai đó với mái tóc bạc phơ, với lưng còm, thì ngoái sái đầu nhìn, thầm nghĩ, “Giống má quá!”.  Có lần đi từ thiện giữa đường, bất chợp cô bạn bảo dừng xe để chạy vào thăm mẹ cô, thì tự dưng nước mắt lưng tròng khi chợp nhận ra mình đã không còn mẹ để bất cứ lúc nào có nhu cầu thì chỉ cần chạy về, chỉ cần bắt điện thoại, chỉ cần nghĩ đến thì Má đã ở bên mình.  Giờ thì chỉ còn những nuối tiếc, những giấc chiêm bao, những bức hình và những ăn năn, hối tiếc.

Người con dầu ở tuổi nào khi mất mẹ cũng là trẻ mồ côi.  Người con mất mẹ nào cũng cảm thấy mình thiếu sót bổn phận đối với mẹ.  Bạn ơi, đừng để điều đó xảy ra cho bạn nhé.  Hãy yêu thương mẹ khi mẹ còn cảm nhận được tình thương ngọt ngào đó.  Hãy dành cho mẹ buổi chiều bận rộn này của bạn đi!  Hãy cảm nhận hạnh phúc khi bạn còn được cài đóa hoa hồng mùa Vu Lan này nhé!

Diệu Liên Lý Thu Linh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5823)
Nói đến nữ nhân người ta thường nghĩ đến cái đẹp về hình thức và sự nhỏ nhen ích kỷ về tâm tánh. Đó là sự nhận định một cách chung nhất từ xưa đến nay. Dù là như thế nào đi nữa thì không thể phủ nhận rằng trong bất cứ một xã hội nào thì người nữ vẫn chịu nhiều đau khổ về tinh thần và thể xác hơn người nam. Là một bậc đại trí tuệ Đức Phật đã nhìn thấu tâm can của nữ nhân không vì thế mà Ngài chán ghét họ mà ngược lại Ngài còn thương họ hơn bất cứ ai trên đời này, bởi vì rằng Ngài có một tấm lòng độ lượng vô biên có thể dung chứa hết thảy mọi chúng sanh, mọi tập tính khó ưa, khó kham nhẫn nhất.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6844)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6478)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có sự thể nhập vào đời sống thực tiễn tại Giao Châu. Đây cũng là lý do tại sao giới trí thức Nho giáo và Lão giáo đặt vấn đề đạo Phật là đạo gì? Mâu Tử đã thẳng thắn trả lời: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài đường giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình thì biết tu thân” được ghi trong tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử 1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5500)
Đức Phật hay Đạo Phật tự ngàn xưa không những giới thiệu cho chúng ta có nhận thức được về sự KHỔ và con đường tu tập để đưa đến chấm dứt mọi sự khổ đau ngay trong hiện tại, mà còn giúp cho chúng ta có một tầm nhìn trong sáng để trang bị hoàn thiện về đạo lý “Nhân bản” của con người trên mọi sinh lộ của cuộc đời.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 4526)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan. Nếu là nội dung và ý nghĩa tương tự – thì phải là sau ngày chư tăng Nam tông ra hạ, nghĩa là sau ngày 16 Tháng 9 ÂL, đúng mùa đại lễ Dâng Y Kaṭhina)
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10097)
Mong sao chớ hóa thành mây, / Lang thang mấy nẻo đường bay cuối trời. / Chỉ mơ hóa kiếp con người, / Ngả vào tay mẹ thuở ngày ấu thơ.
04 Tháng Mười 2015(Xem: 10065)
kinh Tăng Chi dạy “Nơi nào có chư Tăng tu tập thanh tịnh thì trú xứ đó được thanh tịnh, hội chúng Phật tử nương theo đó mà tu tập, nhất định được an lạc, thanh tịnh”.