Lễ Vu lan: Lễ nghĩa sính… vật chất

09 Tháng Tám 201408:57(Xem: 5212)

blank
Lễ Vu lan: Lễ nghĩa sính… vật chất

Nguyễn Phương Anh

vu lan ben meMột Lễ Vu Lan nữa lại đến. Đối với người Việt Nam thì đây là một ngày lễ quan trọng bậc nhất trong năm. Vào ngày này, dường như ai cũng ra sức tìm cách báo hiếu với những bậc sinh thành hoặc ra sức thể hiện sự quan tâm đến những người thân đã quá cố. Và, khi cuộc sống vật chất của những người đang sống ngày càng no đủ, sự quan tâm đến người quá cố vì thế cũng tràn đầy… vật chất.

Với quan niệm “trần sao âm vậy” nên cách báo hiếu và quan tâm đến người chết hiện nay cũng rất sinh động. Nếu ai đó đi qua con phố Hàng Mã những ngày này hoặc có dịp đến những ngôi làng làm nghề vàng mã, nhìn những hàng hóa phục vụ cho người cõi âm, hẳn không ít người sẽ phải trầm trồ suy nghĩ: Người chết bây giờ… sướng thật. Cái gì ở thế giới chúng ta đang có cũng đều hiển hiện trên các quầy hàng. Nếu như đám con cháu hiếu đễ chịu khó mua sắm đầy đủ những vật chất phục vụ cho cuộc sống người cõi âm thì các cụ đều sướng tựa các bậc vua chúa hết cả. Thôi thì đủ loại, đủ các phương tiện, từ nhà lầu, xe hơi, ti vi, tủ lạnh, thậm chí cả người hầu, rồi điện thoại 3G công nghệ cao, laptop, thẻ ATM toàn cầu… tất cả sẽ được người sống hóa vàng, gửi xuống cho người thân ở thế giới bên kia.

Từ trước đến nay, không ai có thể khẳng định ở thế giới bên kia cũng có một thế giới tồn tại song hành, giống như thế giới chúng ta đang sống. Nhưng những người già và phần đông người theo đạo Phật thì lại tin rằng một thế giới như thế là có thật, vì vậy, không ít người khi còn sống vẫn nhắc nhở đám con cháu quan tâm đến cuộc sống của các cụ sau khi qua đời. Song, một cuộc sống quá no đủ về vật chất mà vơi đi sự thành tâm, nhiệt tình của con cháu thì không phải người già nào cũng mong đợi.

Tôi còn nhớ ngày bà nội tôi còn sống, bà vẫn thường nhắc đám con cháu của bà rằng sau khi chết, vào những ngày lễ, ngày rằm thì nhớ thắp cho bà một nén nhang, rồi gửi cho bà một bộ áo quần, cả một ít tiền, ít thôi, chỉ đủ bà mua gạo, chứ không cần tiền trăm bạc vạn làm gì. Sau này đến mẹ tôi, dù vẫn đang sống sờ sờ nhưng thi thoảng bà vẫn nhắc chúng tôi những lời y như lời của bà nội. Tôi nghĩ, thế hệ những người như bà nội tôi, rồi cả mẹ tôi nữa đã phải trải qua quá nhiều khó khăn, đói kém nên những gì họ quan tâm, mong đợi cũng rất đơn giản: họ chỉ cần cái bụng không bị đói và cái áo không bị rách, chứ nhà lầu, xe hơi hay điện thoại di động, chỉ là những thứ xa xỉ không cần thiết. Thế nhưng, còn có một hàm ý sâu xa mà bà nội tôi và mẹ tôi, dù vẫn đang còn sống muốn nhắc nhở với chúng tôi rằng: Dù báo hiếu là một việc tốt cũng không được quá lãng phí. Với người đã quá cố, phải luôn nhớ tới họ với một lòng thành tâm thực sự. Tôi khẳng định, nếu cứ vào dịp Vu lan báo hiếu, chúng tôi có gửi nhà lầu, xe hơi, điện thoại hay cả núi vàng, núi đô la cho bà nội thì bà vẫn buồn, vẫn tủi, vẫn mắng đám con cháu là một lũ bất hiếu như thường. Bởi, điều bà tôi mong đợi là một thứ khác…

blank
Đồ hãng mã "hiện đại" tràn ngập trên phố Hàng Mã (Hà Nội) - Nguồn ảnh: TTO


Kể ra điều này không phải tôi lên án việc nhiều người bây giờ có điều kiện, bỏ một lúc ra cả triệu tiền thật để mua về những phương tiện và vật dụng cao cấp gửi xuống cho người thân, những mong người thân có một cuộc sống vật chất sung sướng, đủ đầy. Ở đây tôi cũng không nói đến khía cạnh kinh tế, bởi việc bỏ ra vài triệu để có được những phương tiện ấy với nhiều người là một việc quá đơn giản, không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của họ. Thế nhưng, cũng thật buồn bởi có không ít người, khi người thân còn sống thì hắt hủi, bỏ bê, không cần biết các cụ muốn gì, cần gì. Đến khi người thân qua đời, họ lại quan tâm một cách mù quáng bằng cách mua sắm đủ thứ xa xỉ cho người thân. Lại có những trường hợp mua sắm những tài sản cõi âm đắt tiền theo kiểu “đầu tư”, như một hình thức “hối lộ”. Đổi lại, các cụ sẽ phù hộ phát đạt trong việc kinh doanh hay việc đề đóm, cờ bạc gặp thuận lợi. Tôi nghĩ với những trường hợp này, những người đã quá cố ở thế giới bên kia chắc sẽ òa khóc vì tủi hơn là sung sướng trước những vật chất mà con cháu đã gửi cho mình trong mùa báo hiếu Vu lan.

Việc thờ cúng ông bà là một tín ngưỡng đã có từ lâu ở nước ta. Ngay cả việc đốt vàng mã vào những ngày lễ tết, giỗ chạp cũng là một cử chỉ văn hóa, một nét đẹp truyền thống rất cần được giữ gìn. Thế nhưng, sự thiêng liêng của cõi tâm linh và lòng thành kính của chúng ta ngày một trở nên ồn ào và tốn kém lại là một điều rất không nên làm. Đúng là ngày nay cuộc sống của chúng ta đã no đủ hơn thế hệ của ông bà chúng ta rất nhiều. Đúng là phú quý thì sinh lễ nghĩa, nhưng lễ nghĩa nào cũng cần phải thành tâm và có văn hóa.

Vietimes
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6454)
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6309)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biến là lễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên. Lễ hội này được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch.
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6579)
Nhưng ở đây, chúng ta có thể đặt nghi vấn: Nếu nhờ chư Tăng chú nguyện mà bà mẹ Ngài Mục Kiền Liên thoát khỏi cảnh đọa lạc, thì hóa ra lý Nhân quả cũng có trường hợp ngoại lệ? Và Phật tử chúng ta chỉ cần nương nhờ thần lực của chư Phật cùng Thánh chúng, dù có tạo nghiệp ác cũng không sợ sa vào khổ xứ?
21 Tháng Tám 2015(Xem: 7895)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 9628)
Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên đường, có những cảnh báo về hạn hán, kêu gọi mọi người tiết kiệm, hạn chế việc dùng nước. Nạn hạn hán đã kéo dài ở xứ này liên tục bốn năm qua. Nhiều cây kiểng và những bãi cỏ xanh của các công xưởng, công viên, gia cư tại đô thị đã lần lượt biến mất. Mọi người, mọi nhà đều phải tự ý thức trách nhiệm của mình đối với thiên tai này.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 6428)
Năm nào cũng vậy mỗi khi sắp đến ngày lễ Vu Lan là tôi đọc lại Võ Hồng: Nghĩ về mẹ, Một bông hồng cho cha, Tiếng chuông triêu mộ, Áo em cài hoa trắng, Mái chùa xưa, Màu áo nâu sòng, Đi con đường khác, Hữu thân hữu khổ….
19 Tháng Tám 2015(Xem: 8243)
Ta còn một dòng sông_ dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời. Ta còn một bầu trời_ bầu trời cao vời thăm thẳm ngút trùng khơi để ngày thơ mẹ nâng ta lên những tầm cao cuộc sống, khi ngày tháng truân chuyên cam chịu mẹ vẫn mỉm cười vì tất cả cho con.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4460)
Kinh Vu Lan Bồn, do ngài Trúc Pháp Hộ (Dharmarakṣa – Đàm-ma-la-sát 230 – 316) dịch vào đời Tây Tấn, là một trong số những kinh văn được dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ từ khá sớm, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ở quyển số 16, kinh số 685,
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4896)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ. Hiện nay trên mạng Internet ở vài trang lưu trữ Kinh Phật có bản khắc gỗ Càn Long, khắc gỗ Vĩnh Lạc Bắc tạng, Kinh Vu Lan bằng tiếng Hán do ngài Trúc Pháp Hộ dịch.