Gương sáng muôn đời

06 Tháng Tám 201403:07(Xem: 6523)

blankGương sáng muôn đời

Rằm tháng Bảy còn gọi là ngày lễ Vu lan. Đây không chỉ là ngày lễ của riêng Phật giáo mà còn là ngày lễ lớn cho những người con nước Việt, thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với các đấng sinh thành dưỡng dục của mình.

Vu lan là ngày lễ của cha mẹ. Vì vậy vào những ngày này mỗi người con đều cảm nhận sự da diết trong lòng. Bởi có người may mắn thì cha mẹ còn sống, nhưng có người cha mẹ đã qua đời. Dù cha mẹ còn sống hay đã qua đời, nghiệm lại chúng ta vẫn chưa đền đáp được phần nào thâm ân dưỡng dục cao thâm, mà niềm lo nỗi nhớ mình đem đến cho cha mẹ thì chất chồng đầy vơi. Nên mỗi khi nhắc đến, lại thấy tủi thân, nhớ thương và nuối tiếc khôn nguôi.

Khi cha mẹ không còn nữa, chúng ta lớn lên và bắt đầu già đi, mới nhớ lại cảnh già nua của cha mẹ. Từng năm tháng song đường sống trong cô đơn, héo hắt, trông đợi. Chừng ấy nuối tiếc, đau xót, hối hận bao nhiêu cũng không đủ. Bởi vì tất cả đã không còn, mãi không còn, chỉ còn lại lỗi lầm và niềm ăn năn ray rứt khôn nguôi. Thế mới thấy chúng ta thật có lỗi với cha mẹ.

Lễ Vu lan mang một ý nghĩa đạo lý nhân văn sâu sắc đối với không chỉ người con Phật, mà còn đối với tất cả những người con ở khắp muôn nơi. Trong đạo Phật có một bản kinh nói về tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái, đó là kinh Vu lan bồn. Bản kinh ghi lại lời dạy của Đức Phật về cách đền ân sinh thành và phụng dưỡng khi cha mẹ còn tại thế hoặc đã qua đời.

Thông qua bản kinh, chúng ta thấy đạo Phật là đạo hiếu, hạnh Phật là hạnh hiếu. Là người con Phật, tu tập theo giáo pháp Như Lai thì việc thực hiện bổn phận làm con đối với bậc sinh thành dưỡng dục, không đơn giản chỉ là làm tròn trách nhiệm, mà còn là một pháp tu. Chúng ta phải hiểu chữ hiếu trong đạo Phật cho thật cặn kẽ, đúng theo lời dạy của Đức Từ Phụ, mới thấy hết ý nghĩa siêu việt của nó.

blankTôn giả Xá Lợi Phất thuyết pháp cho mẹ - Ảnh: tư liệu PG Myanmar

Cốt tủy trong bản kinh Vu lan đều dựa trên tinh thần tâm tương ưng. Tâm thanh tịnh tác động đến tâm thanh tịnh, mới có thể cứu độ chuyển hóa cho người thân. Tôn giả Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất là hai tấm gương cứu độ mẹ cực kỳ diễm lệ và cảm động. Tôn giả Mục Kiền Liên thì dùng thần thông xuống địa ngục cứu mẹ, chuyện này chúng ta không làm được. Nhưng câu chuyện của ngài Xá Lợi Phất thì chúng ta nên học tập và noi theo. Nếu ta thực hiện không tuyệt vời như Tôn giả, thì cũng xin được một phần trăm, phần nghìn của Ngài, để thể hiện phần nào tấm lòng hiếu đạo của mình với song thân.

Tôn giả Xá Lợi Phất được xem là Đại tướng quân về phần hộ trì Chánh pháp của Đức Phật, bậc Trí tuệ đệ nhất trong hàng đệ tử, thay Phật tuyên dương giáo pháp, uy danh một cõi, thần lực một cõi. Khi sắp nhập Niết-bàn, Tôn giả đã từ giã hội chúng, thầm lặng trở về quê nhà, dành những ngày cuối cùng cho mẹ.

Mẹ ngài Xá Lợi Phất theo đạo Bà-la-môn và rất tà kiến. Khi Tôn giả xuất gia theo Phật, bà không hài lòng. Cứ mỗi lần nhớ con bà thiết trai cúng dường, mời chư Tăng cùng ngài Xá Lợi Phất về thọ trai tại tư gia. Nhưng khi chư Tăng và Ngài đến là bà nói xa nói gần, những câu rất khó nghe. Sự việc cứ tiếp diễn hoài như vậy. Thương con muốn gặp, gặp rồi thì lòng uất hận nổi dậy, tạo khẩu nghiệp xấu.

Lần này, hay tin Ngài trở về nhà bất ngờ, bà vừa mừng vừa lo. Tôn giả vào căn phòng cũ ngày xưa, nhưng Ngài không nghỉ ngơi mà chỉ tọa thiền. Mỗi lúc ánh sáng từ thân Tôn giả phát ra càng chói tỏa. Ánh sáng soi thấu đến các tầng trời, chư thiên biết được mạng căn của Tôn giả Xá Lợi Phất đã sắp kết thúc nên xúc động não nề, gấp rút vân tập về đảnh lễ cúng dường.

Mẹ của Tôn giả Xá Lợi Phất kinh hãi khi thấy ánh sáng phát ra khắp nơi, bà chạy đến phòng của Ngài thì thấy Tôn giả đang nhập đại định, toàn thân rực rỡ, xung quanh chư thiên đứng hầu. Ngài dùng tâm và ánh sáng thanh tịnh đó hướng về mẹ, từ lực ấy tác động mạnh mẽ vào tâm thanh tịnh của bà khiến bà rúng động. Cảm nhận được từ lực ấy, bà bước đến gần Tôn giả và chiêm ngưỡng con bằng tất cả lòng ngưỡng mộ chân thành. Càng nhìn càng thấy sáng, càng cung kính vô cùng. Nhận thấy thời tiết nhân duyên đã tròn đầy, Tôn giả xuất định vì mẹ thuyết pháp.

Mỗi lời Ngài nói ra, bà lãnh hội một cách trọn vẹn, chuyển hóa toàn bộ những tà kiến sai lầm của bản thân, bà vô cùng ăn năn hối hận những lỗi trước. Pháp lực vô biên của Tam bảo đã tịnh hóa thân tâm và đem đến cho bà một niềm khinh an lớn lao. Ngay lúc ấy bà chứng sơ quả Tu-đà-hoàn, cũng là lúc Tôn giả Xá Lợi Phất thâu thần thị tịch, sau khi làm xong bổn phận cao đẹp nhất của người con giác ngộ. Thật cao tột và diễm lệ!

Tôn giả Xá Lợi Phất đã kịp thời độ mẹ trước khi bà rơi vào ba đường khổ. Vì thế, tất cả chúng ta đừng để chậm trễ, nếu cha mẹ chưa biết Phật pháp thì phải giúp cha mẹ hiểu biết Phật pháp. Nếu cha mẹ chưa biết kính tin Tam bảo thì phải giúp cha mẹ quy kính Tam bảo. Phải làm kịp thời, đừng để đến khi cha mẹ mất rồi chúng ta đi khắp nơi cúng bái, cầu nguyện. Kết quả chắc không được bao nhiêu, vì mình đâu phải là ngài Mục Kiền Liên.

Toàn bộ cuộc đời của Tôn giả Xá Lợi Phất không bỏ sót một hạnh nguyện nào. Vị Đệ nhất thượng thủ Thánh đệ tử của Đức Phật xứng đáng cho đời đời thế hệ Tăng lữ noi theo, độ tận chúng sanh mới vào Niết-bàn, trong đó nhất định có cha và mẹ.

Hạnh Chiếu

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Mười 2015(Xem: 9894)
kinh Tăng Chi dạy “Nơi nào có chư Tăng tu tập thanh tịnh thì trú xứ đó được thanh tịnh, hội chúng Phật tử nương theo đó mà tu tập, nhất định được an lạc, thanh tịnh”.
02 Tháng Chín 2015(Xem: 5913)
Bố tôi vừa mới mất. Cuối cùng, rồi chứng nghiện rượu của bố cũng phải đi đến hồi kết thúc. Bố là người đã nghiện rượu hơn 20 năm, nhưng tôi không nghĩ rằng, tôi đã hiểu được điều nầy nghiêm trọng như thế nào, khi bố còn sống.
01 Tháng Chín 2015(Xem: 6501)
Năm nay, Vu Lan khởi sắc một cách khác thường. Từ ngày 14 âm lịch đến rằm, lượng số người đi lễ như trẩy hội. Một số con đường chính đều bị tắt nghẽn giao thông. Những chùa lớn như Vĩnh Nghiêm, Hoằng Pháp, khách thập phương dập dìu ngay cả về đêm. Không những tại Sài Gòn, cả Hà Nội, các tỉnh miền Trung và Cao nguyên đều như thế.
30 Tháng Tám 2015(Xem: 5845)
Đạo Phật dạy về tầm quan trọng của sự kính trọng bố mẹ, và sự báo đáp công ơn bố mẹ. Tuy nhiên, người sáng lập ra đạo Phật, Thái Tử Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gautama), chính ngài đã từ bỏ cuộc sống gia đình, chống lại ý của cha ngài, rồi từ bỏ vợ và con trai của ngài để theo đuổi sự giác ngộ.
30 Tháng Tám 2015(Xem: 5944)
Vu lan lại đến.Hiếu hạnh của con trẻ lại được nhắc đến. Nhưng đâu đó cũng thấy hiện lên các tiêu đề nói về việc con giết cha, hãm hiếp mẹ, những nghịch hạnh không ai có thể chấp nhận.
28 Tháng Tám 2015(Xem: 6177)
Nhân mùa Vu Lan 2015, nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã thu âm ca khúc “Rồi Mẹ Như Sương” tại phòng phát thanh Hương Sen, Santa Ana, để tưởng nhớ tới mẹ hiền. Bài thơ được giữ nguyên văn, lồng vào câu nhạc đằm thắm tình mẫu tử, bàng bạc gió mây, vang vọng lời kinh Phật dạy.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 5717)
Truyện tôn giả Mahā Moggallāna báo hiếu mẹ của tôi đăng trên Thư Viện Hoa Sen vừa rồi, nó chỉ là truyện chứ không phải là một bài nghiên cứu hàn lâm; trong đó có những tình tiết hư cấu chứ không có trong kinh tạng Nikāya. Nếu việc báo hiếu mẹ như kinh Vu Lan bồn là có thật – thì có thể xẩy ra như vậy, chứ không có đoạn ngài là một vị thánh lậu tận lại khóc lóc bi luỵ như kẻ phàm phu (Mục Liên – Thanh Đề - La Bốc và chuyện đức Phật lạy đống xương trắng là hoàn toàn nguỵ tạo).
25 Tháng Tám 2015(Xem: 5353)
mẹ đến như rừng thông / vi vu trời gió hát / mẹ đến như vầng trăng / lung linh đầu bọt sóng.
24 Tháng Tám 2015(Xem: 7371)
Trong phòng cách ly dành cho người sắp từ giã cõi đời, người phụ nữ tuổi gần 60 nằm bất động. Điều duy nhất cho biết bà còn sống là màn hình máy y khoa biểu hiện nhịp tim đập rất chậm. Bà nằm đó, biết đứa con trai duy nhất từ tiểu bang xa đang bay về, bà muốn dồn hết nguồn sinh lực còn lại mỉm cười với nó lần cuối trước khi vĩnh viễn rời xa thế giới này.