Chùm Thơ Haiku - Lưu Đức Trung

10 Tháng Tám 201100:00(Xem: 83463)
tuyentapvulan-03

CHÙM THƠ HAIKU
Lưu Đức Trung

1
Bưng bát cơm chay
Tấm lòng nhà Phật
Nồng ấm bàn tay.
2
Nhặt cây kim rỉ
Mẹ ơi!
Áo con rách vai.
3
Bát cơm nóng
Nhớ mẹ
Ngập ngừng tay đũa.
4
Hoa rụng đầy sân
Ngôi nhà vắng chủ
Chuông chùa vang ngân.
5
Đường con đi
Có bàn chân mẹ
Tím trời lưu ly.
6
Cây sứ ra bông
Bên ngôi mộ mẹ
Một cánh bướm hồng.
7
Đêm Vu lan
Có tiếng gọi
Nước mắt ứa tràn.
8
Vãn chùa
A Di Đà Phật
Dưới bóng Sala.
9
Bát cơm đầy
Chan nước mắt
Thân mẹ gầy.
10
Ngày Vu lan
Mùa lá rụng
Cỏ cây xanh rờn.
11
Hương khói
Cay đôi mắt
Mẹ trong con.
Lưu Đức Trung

Nguồn: Nguyệt san Giác Ngộ Số Vu Lan 185 / Tuyển Tập Vu Lan TVHS
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6409)
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6248)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biến là lễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên. Lễ hội này được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng Bảy âm lịch.
24 Tháng Tám 2015(Xem: 6502)
Nhưng ở đây, chúng ta có thể đặt nghi vấn: Nếu nhờ chư Tăng chú nguyện mà bà mẹ Ngài Mục Kiền Liên thoát khỏi cảnh đọa lạc, thì hóa ra lý Nhân quả cũng có trường hợp ngoại lệ? Và Phật tử chúng ta chỉ cần nương nhờ thần lực của chư Phật cùng Thánh chúng, dù có tạo nghiệp ác cũng không sợ sa vào khổ xứ?
21 Tháng Tám 2015(Xem: 7824)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 9587)
Thời tiết thật oi bức suốt một tuần lễ qua. Đâu đó trên đường, có những cảnh báo về hạn hán, kêu gọi mọi người tiết kiệm, hạn chế việc dùng nước. Nạn hạn hán đã kéo dài ở xứ này liên tục bốn năm qua. Nhiều cây kiểng và những bãi cỏ xanh của các công xưởng, công viên, gia cư tại đô thị đã lần lượt biến mất. Mọi người, mọi nhà đều phải tự ý thức trách nhiệm của mình đối với thiên tai này.
20 Tháng Tám 2015(Xem: 6372)
Năm nào cũng vậy mỗi khi sắp đến ngày lễ Vu Lan là tôi đọc lại Võ Hồng: Nghĩ về mẹ, Một bông hồng cho cha, Tiếng chuông triêu mộ, Áo em cài hoa trắng, Mái chùa xưa, Màu áo nâu sòng, Đi con đường khác, Hữu thân hữu khổ….
19 Tháng Tám 2015(Xem: 8201)
Ta còn một dòng sông_ dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời. Ta còn một bầu trời_ bầu trời cao vời thăm thẳm ngút trùng khơi để ngày thơ mẹ nâng ta lên những tầm cao cuộc sống, khi ngày tháng truân chuyên cam chịu mẹ vẫn mỉm cười vì tất cả cho con.
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4418)
Kinh Vu Lan Bồn, do ngài Trúc Pháp Hộ (Dharmarakṣa – Đàm-ma-la-sát 230 – 316) dịch vào đời Tây Tấn, là một trong số những kinh văn được dịch từ Phạn ngữ sang Hán ngữ từ khá sớm, được xếp vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ở quyển số 16, kinh số 685,
19 Tháng Tám 2015(Xem: 4853)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ. Hiện nay trên mạng Internet ở vài trang lưu trữ Kinh Phật có bản khắc gỗ Càn Long, khắc gỗ Vĩnh Lạc Bắc tạng, Kinh Vu Lan bằng tiếng Hán do ngài Trúc Pháp Hộ dịch.