Lễ Vu Lan Tại Chùa Quang Đức –Texas - Minh Mẫn

07 Tháng Tám 201100:00(Xem: 74223)

LỄ VU LAN TẠI CHÙA QUANG ĐỨC –TEXAS
Minh Mẫn

vulan-texas-04Như hầu hết các chùa trên đất Mỹ, Quang Đức tuy vừa thành lập chưa được một năm, cũng đã cố gắng tổ chức đại lễ Vu Lan cho quần chúng Phật tử Việt Nam tại Houston, Texas tham dự kỷ niệm ngày nhớ và báo đáp công sanh thành dưỡng dục của song đường.

Kể từ ngày khởi công đặt đá tạo tự, đây là lần thứ tư chùa tổ chức lễ truyền thống sau khi long trọng an vị tôn tượng và mừng khánh đản 2555. Trên khu đất rộng và phẳng, 5 mẫu tây mua từ chuồng ngựa, thầy Thông Đức qua nhiều khó khăn, được quần chúng yểm trợ, đã dần dần thành hình cảnh sinh hoạt tín ngưỡng mà hình thể ngôi chùa truyền thống người Việt chưa được hình thành.

Thầy qua Mỹ trên dưới 15 năm, từng trú tại chùa Việt Nam của Hòa Thượng Nguyên Hạnh, từng trụ trì chùa Bồ Đề của hội người Việt một thời gian khá dài; Tuy hiện nay đang xây dựng Quang Đức, nhưng thầy vẫn về chùa Bồ Đề để hướng dẫn quần chúng tu tập, thỉnh thoảng quần chúng có nhu cầu lễ bái tại gia, thầy nhiệt tình đến tận nơi giúp đỡ.

Theo lịch sử, Houston, vào năm 1800, hai anh em nhà doanh nghiệp địa ốc Allen tìm đất để đặt bản doanh thương mại, vì thế họ đặt tên nơi đây là Sam Houston.

Houston là thành phố lớn nhất của bang Texas và cũng là thành phố đứng thứ tư của Mỹ. Dân số trên 2 triệu người. Texas có cảng Houston, do Tổng Thống Woodrow Wilson khai trương năm 1914. nền công nghiệp dầu hỏa, y khoa và đóng tàu, máy bay…là chủ lực trên đất Mỹ, đặt biệt là công nghiệp hàng không của Nasa với tên gọi là Trung tâm Vũ trụ Lyndon B. Johnson vào năm 1973; năm 1965 thiết lập sân vận động có mái vòm đầu tiên trên thế giới được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của nhân loại. Tuy nhiên Houston thường bị lụt lội, mùa hè nhiệt độ kéo dài hơn ba tháng, trung bình 90 F, năm 2000 nhiệt độ lên đến 109 F tức 43 độ C. Năm nay đạt đỉnh điểm 120F, nóng hầm hập hơn Việt Nam bình thường. Cùng mùa nầy, Washington DC không quá thế, Cali lại dễ chịu và San Francisco quá ư mát lạnh như Đạt Lạt vào thập niên 1960 về trước. Người Việt gần 35 ngàn người, như Cali, cộng đồng người Việt rất đông, chính quyền bang gọi khu thị tứ đông người Việt là Little Saigon.

vulan-texas-02Chùa không xa downtown lắm, khu đất phẳng xanh cỏ. Địa điểm thuận lợi cho việc thiết lập lễ đài, vài táng cây lâu năm rãi rác trong khuôn viên. Tuy xa cư dân người Việt, nhưng với tính bình dị, thầy trụ trì tuổi ngoài 40 đã tạo được cảm tình và sự kính nể đối với chư Tăng cũng như quần chúng tại Texas. Chùa còn nghèo, mọi việc đều mượn từ chùa Việt Nam, quý thầy đến hỗ trợ mỗi khi có lễ và phật tử cũng tụng kinh cuối tuần. Có lớp dạy tiếng Việt cho con em tín đồ. Tuy vậy, chùa Quang Đức thiết đãi trai duyên miễn phí cho bá tánh mỗi lần lễ lượt. Do tính chịu khó và hy sinh, thầy rất vất vả, nếu là một trụ trì ở quê nhà, có lẽ thầy dễ thành công sớm. Bởi quần chúng ở Mỹ, ai cũng bị lao vào cuộc sống mà thời gian không đủ cho họ nghỉ ngơi sau một tuần làm việc. Có những gia đình vợ chồng con cái không gặp mặt nhau mỗi ngày. Họ đến với chùa là cả một khó khăn và đầy thiện chí. Áo quần dồn một tuần giặt một lần, cuối tuần đi chợ cho vào tủ lạnh ăn suốt bảy bữa. Vệ sinh nhà cửa lắm khi vài tuần mới lau quét. Vật chất tuy thừa mứa, phải đổi lại công sức trâu cày của cuộc sống. Vì thế, chẳng lạ gì nhiều người lớn tuổi thích về an trú tại quê hương.

Các chùa đều có lễ đài lộ thiên cố định để quanh năm tổ chức các đại lễ và phục vụ cho văn nghệ quần chúng. Các ca sĩ cũng nhiệt tình đóng góp cho chùa, nhất là các chùa thường gây quỹ. Lễ đài của Quang Đức cũng sẽ trả lại cho chùa Việt Nam sau khi hoàn tất, bởi vì Quang Đức vẫn còn tay trắng trong những tháng ngày khai sơn.

Phông màn lễ đài màu xanh tím nhạt, hình cánh hồng và mẹ bồng con thật duyên dáng giản dị. Tranh Bồ Tát Địa Tạng nét nhân từ, màu vàng nhạt làm nổi bật tính hài hòa của sân khấu. Lưỡng mâm hoa quả tươi màu đẹp mắt. Hai câu đối hai bên lễ đài chữ trắng nền xanh biển : “ Nước Biển Mênh Mông Không Đong Đầy Tình Mẹ - Mây Trời Lồng Lộng Không Phủ Kín Công Cha” như e thẹn núp dưới cây xanh. Những đèn cánh sen đỏ thẳm mọc quanh viền lễ đài tăng vẻ trang trọng; Hàng ghế khán thính giả màu đỏ nằm dưới táng lá xanh giữa khu đất thênh thang làm trơ trọi ba cây Thánh giá của nhà Nguyện Tin Lành kế cạnh. Khu Hội Thánh không rộng, nhưng parking có thể chứa vài chục xe hơi; Vị Mục sư nói: “ Chúng tôi hoan nghinh thầy và sẳn sàng giúp đỡ nhà chùa, nhưng Chúa chúng tôi không thể cho nhà chùa mượn chỗ đậu xe”… Chương trình khai mạc với sự hiện diện trên 25 Tăng Ni tại trong và ngoài Texas. Có những thầy từ các bang xa xôi. Quần chúng hơn 200 giữa vùng đất mênh mông cứ như thưa thớt.

vulan-texas-01Mở đầu chương trình do nhóm ca Hương Lan đến từ California với nhạc bản :” Mẹ Trùng Dương”, phần lớn là anh chị lớn tuổi. Phần nghi lễ Tôn giáo đơn giản; nhạc phẩm Mục Kiền Liên giữa nghi lễ và “ Bông Hồng Cài áo” để cài hoa. Những chú chim két nhỏ hơn củ khoai tây đủ loại sắc màu, được phóng sinh mà không muốn bay, có lẽ chúng ham vui giữa chốn đông người.

Phần hai của chương trình là tiết mục văn nghệ. Mở đầu là chào cờ. ( người tham dự có cảm tưởng chào cờ để khai mạc văn nghệ chứ không phải dành sự trang trọng cho toàn bộ buổi lễ Vu Lan, thay vì chào cờ trước khi vào lễ chính thức. Chào cờ để mở đầu cho tiết mục văn nghệ là chuyện hơi tréo ngược). Sau đó, ca sĩ Hương Lan với giọng chuyên nghiệp làm ấm hội trường qua nhạc bản “Lòng Mẹ”; Thầy Đạo Nghiệp cũng làm cho khán giả vổ tay không ngớt với nhạc bản “Tình Cha”. và“Tâm Sự Người Cài Hoa Trắng” . Đoan Hồ với :”Triệu Đóa Hồng – Lâu Đài Tình Ái”, mang hơi hướng của Đàm Vĩnh Hưng, xuống tận hàng ghế người tham dự, vừa hát, vừa cầm hộp giấy để nhận những tấm lòng ủng hộ cho kế hoạch thiết lập tượng Quán Thế Âm; các ca sĩ đem đến một chương trình Vu lan khá đậm nét dân tộc.

Những buổi lễ như thế, giúp cho cộng đồng người Việt có dịp gặp nhau, giải trí trong tinh thần văn hóa tín ngưỡng truyền thống; Các chùa đều hưởng ứng những lễ hội như thế hầu duy trì truyền thống văn hóa hay duy trì truyền thống văn hóa để tồn tại cá thể đều cần thiết như nhau nơi đất khách.

Vu Lan tại quê nhà hay Vu Lan nơi xứ lạ, chỉ khác nhau là tùy hỷ cúng dường hay gây quỹ công khai để bồi đắp cho nền tảng xây dựng Tam bảo.

Hơn 20 tiết mục văn nghệ giữa bầu trời đêm sau một ngày oi bức, đã kết thúc đại lễ giữa làn gió thoảng mang hơi nóng lò lửa của vùng Texas, một đóng góp đáng quý của các ca sĩ nhiệt tâm với Đạo Phật cho những ngôi chùa đang xây dựng như Quang Đức ngày nay.

vulan-texas-03

 

MINH MẪN
06/8/2011
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5839)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5789)
Nói đến nữ nhân người ta thường nghĩ đến cái đẹp về hình thức và sự nhỏ nhen ích kỷ về tâm tánh. Đó là sự nhận định một cách chung nhất từ xưa đến nay. Dù là như thế nào đi nữa thì không thể phủ nhận rằng trong bất cứ một xã hội nào thì người nữ vẫn chịu nhiều đau khổ về tinh thần và thể xác hơn người nam. Là một bậc đại trí tuệ Đức Phật đã nhìn thấu tâm can của nữ nhân không vì thế mà Ngài chán ghét họ mà ngược lại Ngài còn thương họ hơn bất cứ ai trên đời này, bởi vì rằng Ngài có một tấm lòng độ lượng vô biên có thể dung chứa hết thảy mọi chúng sanh, mọi tập tính khó ưa, khó kham nhẫn nhất.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6819)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6453)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có sự thể nhập vào đời sống thực tiễn tại Giao Châu. Đây cũng là lý do tại sao giới trí thức Nho giáo và Lão giáo đặt vấn đề đạo Phật là đạo gì? Mâu Tử đã thẳng thắn trả lời: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài đường giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình thì biết tu thân” được ghi trong tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử 1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5474)
Đức Phật hay Đạo Phật tự ngàn xưa không những giới thiệu cho chúng ta có nhận thức được về sự KHỔ và con đường tu tập để đưa đến chấm dứt mọi sự khổ đau ngay trong hiện tại, mà còn giúp cho chúng ta có một tầm nhìn trong sáng để trang bị hoàn thiện về đạo lý “Nhân bản” của con người trên mọi sinh lộ của cuộc đời.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 4505)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan. Nếu là nội dung và ý nghĩa tương tự – thì phải là sau ngày chư tăng Nam tông ra hạ, nghĩa là sau ngày 16 Tháng 9 ÂL, đúng mùa đại lễ Dâng Y Kaṭhina)
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10053)
Mong sao chớ hóa thành mây, / Lang thang mấy nẻo đường bay cuối trời. / Chỉ mơ hóa kiếp con người, / Ngả vào tay mẹ thuở ngày ấu thơ.