Sài Gòn Những Món Chay

02 Tháng Tám 201100:00(Xem: 41445)

SÀI GÒN NHỮNG MÓN CHAY

“Sài Gòn Những Món Chay” là chương trình buffet chay của nhà hàng Vân Cảnh giới thiệu đến cho Tăng Ni, Phật tử và giới sành ăn Sài Gòn từ năm 2.000.

Ngay từ đầu chương trình đã tạo sự mới lạ với những món ăn sạch, hấp dẫn có nguồn gốc từ thiên nhiên không chỉ hướng đến nhu cầu mang yếu tố tín ngưỡng, phục vụ cho các tín đồ, mà buffet chay còn phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống hiện đại hôm nay, như một biện pháp dinh dưỡng, giải độc cho cơ thể.

blank

Đặc biệt, buffet “Sài Gòn Những Món Chay” không chỉ phục vụ những món ăn chay luôn ngon, mới, lạ mà còn chú trọng đến không gian ẩm thực, đó là sự đầm ấm của gia đình đã thu hút mọi người (năm 2.000 có hơn 2.800 thực khách, đến năm 2010 có hơn 21.500 thực khách) đến với Nhà hàng Vân Cảnh. Song song đó, mỗi năm nhà hàng đều gắn với các hoạt động từ thiện như giúp đỡ trẻ mồ côi, giúp đỡ trẻ khuyết tật…

Mỗi năm, Nhà hàng Vân Cảnh đều có những chủ đề riêng với thực đơn trên 60 món ăn chay mới lạ và hấp dẫn. Đặc biệt, đại lễ Vu lan Báo hiếu được chú trọng, hơn 12 năm qua, các chương trình Vu lan báo hiếu hướng mọi người tri ân những đấng sinh thành, hướng về nguồn cội, lễ nghĩa… luôn được đề cao. Nhà hàng Vân Cảnh luôn là không gian lý tưởng để tất cả mọi người đến với nhau, vừa thưởng thức hương vị đậm đà của những món ăn tinh khiết, ở đó còn là một không gian được thiết kế với chủ đề đầy ắp sự nồng ấm, riêng dành cho những tình cảm thân thương của con cháu dành cho ông bà và những đấng sinh thành. 

blank

Chính vì thế, năm nay Buffet chay đại lễ Vu lan PL.2555 tại nhà hàng Vân Cảnh gợi lại một không gian khác khá ấn tượng về “Làng Quê Dừa”, với hình tượng này các đầu bếp của nhà hàng sẽ chuẩn bị một khu vực dành riêng cho món ăn lạ từ Dừa. Không gian ẩm thực cũng rất độc đáo mang tính dân dã của một làng quê ở xứ dừa. Với không gian ẩm thực độc đáo này và tiệc buffet trên 60 món sẽ nối dài những câu chuyện, tình cảm của những người con cháu hiếu thảo bên ông bà và các đấng sinh thành…

Mùa Vu Lan năm nay, Nhà hàng Vân Cảnh tiếp tục duy trì hoạt động từ thiện truyền thống thông qua việc kết hợp với cơ sở Khuyết Tật An Phúc nhằm giúp các anh chị khuyết tật có một chỗ để bán sản phẩm do chính các anh chị làm ra. Ngoài ra, toàn bộ số tiền quyên góp trong mùa Vu Lan sẽ được trao cho cơ sở này.

blank

Năm nay, Givral cùng đồng hành với nhà hàng Vân Cảnh để mang đến cho thực khách những loại bánh Trung Thu chay được chọn lọc từ những nguồn nguyên liệu tươi ngon và tinh khiết được sản xuất theo phương pháp cổ truyền bởi các nghệ nhân làm bánh giàu kinh nghiệm.

Lưu ý:

-Thời gian tổ chức: Từ chiều Thứ 7 - 30/7/2011 đến chiều Thứ 2 - 29/8/2011 – nhằm ngày 30/06 AL – 01/08 AL.

• Trưa: Từ 11:00 đến 13:30

• Chiều : Từ 17:30 đến 21:00

-Vé Người Lớn:

• Trưa: 130,000vnđ

• Tối: 160,000vnđ

Vé trẻ Em: 80,000vnđ

Ưu đãi:

• Mua 10 vé, tặng 01 vé

• Tặng Coupon giảm 05% cho lần sử dụng tiếp theo.

Vé được bán tại sảnh tiếp tân của 2 nhà hàng:

1/ Nhà Hàng Vân Cảnh

184 Calmette, Quận 1, Tp.HCM

ĐT: (84.8) 38 29 49 63

Email: vancanh@libertyhotels.com.vn

2/ Nhà Hàng Á Đông

301 – 303 Hải Thượng Lãn Ông, Quận 5, Tp.HCM
ĐT: (84.8) 38 55 77 37
Email: adong@libertyhotels.com.vn


(Nguồn: http://us.24h.com.vn/am-thuc/)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5837)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5789)
Nói đến nữ nhân người ta thường nghĩ đến cái đẹp về hình thức và sự nhỏ nhen ích kỷ về tâm tánh. Đó là sự nhận định một cách chung nhất từ xưa đến nay. Dù là như thế nào đi nữa thì không thể phủ nhận rằng trong bất cứ một xã hội nào thì người nữ vẫn chịu nhiều đau khổ về tinh thần và thể xác hơn người nam. Là một bậc đại trí tuệ Đức Phật đã nhìn thấu tâm can của nữ nhân không vì thế mà Ngài chán ghét họ mà ngược lại Ngài còn thương họ hơn bất cứ ai trên đời này, bởi vì rằng Ngài có một tấm lòng độ lượng vô biên có thể dung chứa hết thảy mọi chúng sanh, mọi tập tính khó ưa, khó kham nhẫn nhất.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6818)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6452)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có sự thể nhập vào đời sống thực tiễn tại Giao Châu. Đây cũng là lý do tại sao giới trí thức Nho giáo và Lão giáo đặt vấn đề đạo Phật là đạo gì? Mâu Tử đã thẳng thắn trả lời: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài đường giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình thì biết tu thân” được ghi trong tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử 1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5473)
Đức Phật hay Đạo Phật tự ngàn xưa không những giới thiệu cho chúng ta có nhận thức được về sự KHỔ và con đường tu tập để đưa đến chấm dứt mọi sự khổ đau ngay trong hiện tại, mà còn giúp cho chúng ta có một tầm nhìn trong sáng để trang bị hoàn thiện về đạo lý “Nhân bản” của con người trên mọi sinh lộ của cuộc đời.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 4503)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan. Nếu là nội dung và ý nghĩa tương tự – thì phải là sau ngày chư tăng Nam tông ra hạ, nghĩa là sau ngày 16 Tháng 9 ÂL, đúng mùa đại lễ Dâng Y Kaṭhina)
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10053)
Mong sao chớ hóa thành mây, / Lang thang mấy nẻo đường bay cuối trời. / Chỉ mơ hóa kiếp con người, / Ngả vào tay mẹ thuở ngày ấu thơ.