Sự Kiện Bồ-tát Đản Sinh

09 Tháng Năm 201708:49(Xem: 7028)
blank
SỰ KIỆN BỒ-TÁT ĐẢN SINH
Phước Nguyên

duc phat dan sinh “Một hiện thể độc nhất, này các Tỷ-kheo, một nhân thể phi thường trác việt khi xuất hiệnthế gian, sự xuất hiện ấy đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, vì lòng thương tưởng cho thế gian, vì sự lành thiện, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiênloài Người. Hiện thể độc nhất là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.”

(Aṅguttaranikāya I, 1,13, tr.22)

Sự kiện Bồ-tát xuất hiệnthế gian, không phải để phá hủy những gì thế gian đang có và đang ước vọng: Tài sản, tình yêu, hạnh phúc… nhưng đến để dựng lại những gì đang sụp đổ, nối kết những gì bị đứt lìa. Điều này, được nhiều kinh thuộc văn hệ Pāli đề cập, tiêu biểu như kinh Majjhimanikāya (Trung Bộ kinh), kinh số 7. Vatthūpamasuttaṃ (Kinh Ví dụ tấm vải), tường thuật như sau:

seyyathāpi bho Gotama nikkujjitaṃ vā ukkujjeyya, paṭicchannaṃ vā vivareyya, mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya, andhakāre vā telapajjotaṃ dhāreyya ‘Cakkhumanto rūpāni dakkhantī’ti.

Hỡi Tôn giả Gotama, ngài như là người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối, để những ai có mắt có thể thấy sắc.”

Vậy thì sự kiện đản sinh của Bồ-tát đã gởi một bức thông điệp bình anbất tử đến mọi loài chúng sinh, bức thông điệp ấy có thể được tóm tắt bằng bốn điểm sau đây:

1. Hàn gắn và nối kết những gì đang sụp đổ và bị đứt lìa (paṭicchannaṃ vā vivareyya)

Thế giới đang sụp đổ và đứt lìa bởi những tham vọng của loài người, tư tưởng con người hiện nay có tính cách phá sản vì bị rơi vào sự nông cạn và hớn hở của một niềm tin vào thế lực chồng chất của phạm vi nhận thức, tức là quái thai của sự trùng phức, chưa bao giờ tư tưởngngôn ngữ con người bị đỗ vỡ như hiện nay, vì đa phần đều được hướng dẫn bởi một ý định: rao truyền một ý thức hệ.

Giáo Pháp của đức Phậtcông năng như một chất keo dính để dựng dậy những gì đang bị tà kiến gặm nhắm xiêu vẹo, cho nên sự thuyết giảngthực hành giáo pháp trên hai phương diện: từ bithiền định, đang được áp dụng từ đông sang tây, không chỉ ở các cơ cở Phật giáo, mà còn lan đến trường học, bệnh viện, thánh đường, nhà tù v.v.. để xây dựng lại những đổ vỡ điêu tàn, do chiến tranh, bạo lực và lòng tham của con người mang lại.

2. Phơi bày ra những gì bị che kín (paṭicchannaṃ vā vivareyya)

Những phiền não tiềm phục trong chúng ta, chưa được nhận thức và khai trừ, đức Phật như một bậc đại lương y, xuất hiện nơi thế gian, để chỉ rõ những căn bệnh hiểm nghèo, đang được che đậy dưới những sự lộng lẫy bên ngoài, nhưng thật ra đã rệu rã và mục nát bên trong.

Ngài phơi bày những linh dược quý, hay những kho tàng tịch lạc ẩn mình trong lòng đất, để chúng sinh thấy được đời này không thuần là khổ đau, mà thật sự có tịch lạc, chẳng qua do chúng ta si ám không thấy đâu là khổ, đâu là lạc:

Đêm dài cho kẻ thức
Đường dài cho kẻ mệt
Luân hồi cho kẻ ngu
Không thấy chân diệu pháp” (P.C – Trưởng lão Minh Châu dịch)

Vì nếu cuộc đời này thuần túy là khổ, thì đức Phật đã không nhọc công thuyết pháp độ sinh, vì dạy cách gì đi nữa, cuối cùng cũng chỉ là khổ đau. Cho nên, chắc chắn có sự tịch lạc và giải thoát đang bị phủ dưới lớp sương mù của sinh tử, mà chúng ta có thể bằng giáo pháp xóa tan nó đi

“Ai dùng các hạnh lành
Làm xóa mờ nghiệp ác
Chói sáng rực đời này
Như trăng thoát mây che” (P.C, ibid.)

3. Chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng (mūḷhassa vā maggaṃ ācikkheyya)

Chúng ta đang sống trong thời bình, nhưng lại bị ném vào một xã hội mất hướng, như một cỗ xe đang lao xuống dốc vô định, những danh từ thân thương “quê hương, đạo pháp, dân tộc” v.v.., bỗng nhiên trở thành xáo ngữ, bị ép buộc nhìn bằng con mắt của người khác, đi trên đôi chân của người khác, tạo nên những tư tưởng lừng khừng, tư duy thiếu máu….. Nhưng may thay, dòng suối pháp vẫn âm thầm tuôn chảy, chỉ đường cho nhân loại qua mọi thời đại, nhất là trong thời đại hiện này, một thời đại mà các giá trị đạo đức bị coi thường, các khát vọng vật chất đã xâm lấn, để nhân loại có được nhận thức trực quan, nhìn bằng đôi mắt của chính mình, đi trên đôi chân của chính mình, để vượt qua những giai đoạn hiểm nghèo của cuộc đời.

4. Đem đèn sáng vào trong bóng tối (andhakāre vā telapajjotaṃ dhāreyya)

Hình ảnh bóng tối của tà kiến, gợi lên sự khó thở, ngột ngạt, lường gạt vô tận của những người gọi là tri thức, nó tượng trưng cho một sự nông cạn, phá sản, nô lệ, phá sản của một số thành phần trong giới tri thức Việt Nam hiện nay.

Giáo pháp của đức Phật giống như ngọn đèn sáng có khả năng phá tan bóng tối mê mờ ấy, ngài chỉ rõ chân lý tối hậu, chân lý đó là “thấy khổ và diệt khổ”:
Ai dùng chánh tri kiến,
Thấy được bốn Thánh đế.
Thấy khổ và khổ tập,
Thấy sự khổ vượt qua,
Thấy Thánh đạo tám chi,
Đưa đến khổ não diệt. (P.C ibid.)

Chân lý ấy chỉ được tỏa rạng bằng con đường trung đạo, xây dựng trên: “từ bi-trí tuệ”, thực thi bằng quy luật “duyên khởi và tánh không” để làm nền tảng đạo đức và trí cho con người.

Áng sáng của đức Phật đang chiếu soi khắp thế gian, như mặt trời tuệ phá ám, điều phục tất cả mọi tai họa và khuyết điểm, vậy tại sao chúng ta còn chưa chuẩn bị hành trang lên đường giác ngộ?

Vô trụ xứ am, 14.4.2561
Phước Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Năm 2015(Xem: 10479)
Pháp trần là một thuật ngữ thường gặp trong Phật Giáo. Đôi khi người tu Phật hay nhắc đến trần cảnh hay sắc pháp, thì ý nghĩa nội dung cũng tương tự như thế. Theo chư Tổ định nghĩa, pháp trần là tất cả những bóng ảnh của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân được lưu lại trong tâm thức.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 7359)
Kính mừng ngày đức Phật Bản Sư Thích Ca Mâu Ni đản sinh Phật lịch 2559, dương lịch 2015, năm Ất Mùi, Tôi kính gửi tới Chư tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức, tăng ni, cư sĩ phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài lời chúc mừng Phật đản đại hoan hỷ, an lạc, thành tựu trên bước đường phụng sự đạo Pháp và dân tộc,
08 Tháng Năm 2015(Xem: 5392)
06 Tháng Năm 2015(Xem: 7296)
Vì sự an lạc của pháp giới chúng sinh, giáo pháp từ bi và trí tuệ của đức Phật cần được bảo tồn và phát huy sâu rộng hơn nữa trên thế gian này. Đó chính là sứ mệnh thiêng liêng mà mỗi người con Phật nên luôn luôn tâm niệm và thực hành để đền đáp thâm ân hóa dục của đức Phật và lịch đại tổ sư.
29 Tháng Tư 2015(Xem: 6387)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 61826)
15 Tháng Năm 2014(Xem: 9064)
Chiến tranh càng ngày càng trở nên ác liệt, tất cả những đau khổ lớn nhất của nhân loại đã xảy ra tại quê hương của chúng ta, và hôm nay, giữa lòng đau đớn khôn cùng của đất nước, đấng Thế Tôn lại ra đời, như một vì sao Mai vụt hiện trên vùng tối đen của mặt đất thê lương này.
01 Tháng Chín 2013(Xem: 132432)
Ngồi dưới gốc cây Bồ đề mà trước kia là cây Vô ưu, tôi tin mãnh liệt rằng Ngài đã được hạ sinh tại nơi đây như một con người bình thường, không có gì là thần bí như huyền thoại trong một số kinh sách từng mô tả. Điều này cũng có thể hiểu rằng việc sinh ra bình thường nhằm bác bỏ quan điểm truyền thống sai lầm đã ăn sâu trong tín ngưỡng người Ấn Độ bấy giờ là mọi chúng sinh đều do Phạm thiên, thần chủ của Bà La Môn sinh ra.