Thông Điệp Chúc Mừng Phật Đản PL.. 2560 DL. 2016 Từ Toà Thánh Vatican

12 Tháng Năm 201607:35(Xem: 4211)
THÔNG ĐIỆP
CHÚC MỪNG PHẬT ĐẢN PL. 2560 DL 2016
TỪ TOÀ THÁNH VATICAN

WHĐ (10.05.2016) – Nhân dịp Đại lễ Vesak 2016 (Phật lịch 2560) của Phật giáo, nhằm ngày 21-05-2016*, Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn đã gửi một sứ điệp chúc mừng đến các Phật tử trên toàn thế giới.

Toàn văn sứ điệp như sau:

***

Thành phố Vatican

Các bạn Phật tử thân mến,

1. Nhân danh Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn, một lần nữa chúng tôi lại vui mừng gửi đến các bạn những lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp lễ Vesak, là lễ mà các bạn mừng ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca: đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn. Chúng tôi xin chúc các bạn được thân tâm an lạc, thanh thản và hoan hỉ, trong gia đình và đất nước của các bạn.

2. Nội dung thư gửi các bạn năm nay lấy cảm hứng từ Thông điệp của Đức giáo hoàng Phanxixô có nhan đề Laudato Si’, về việc Chăm sóc Ngôi nhà chung của chúng ta. Ngài lưu ý rằng “các sa mạc bên ngoài trên thế giới ngày càng nhiều, vì các sa mạc bên trong đã trở nên quá rộng lớn. Vì thế, cuộc khủng hoảng sinh thái cũng là lời kêu gọi hoán cải nội tâm sâu sắc” (s. 217). Hơn nữa, Đức giáo hoàng còn chỉ ra rằng “những nỗ lực của chúng ta trong việc giáo dục sẽ không đầy đủ và không hiệu quả nếu chúng ta không cố gắng cổ võ một lối suy nghĩ mới về con người, về cuộc sống, về xã hội và mối tương quan của chúng ta với thiên nhiên” (s. 215). “Chỉ bằng cách vun trồng những nhân đức vững chắc, con người mới có thể trao ban chính mình trong cuộc dấn thân bảo vệ môi sinh” (s. 211). Để được như thế, cần thực hiện việc giáo dục về môi sinh trong nhiều phạm vi: nhà trường, gia đình, các phương tiện truyền thông, các lớp giáo lý và những nơi khác nữa (x. s. 213).

3. Các bạn Phật tử thân mến, các bạn cũng đã bày tỏ mối lo ngại về tình trạng suy thoái môi trường, qua các văn kiệnBây giờ là lúc hành động: Tuyên ngôn của Phật giáo về tình trạng thay đổi khí hậu” và Thông điệp Phật giáo gửi các nhà lãnh đạo thế giới về biến đổi khí hậu. Những tài liệu này biểu lộ hiểu biết chung của chúng ta rằng ngay giữa cuộc khủng hoảng sinh thái (eco-crisis), có sự khủng hoảng về cái ngã (ego-crisis), thể hiện nơi lòng tham, nỗi lo âu, thói ngạo mạn và sự vô minh của con người. Vì thế, chúng ta phải thay đổi lối sống và những mong muốn của mình để khắc phục sự suy thoái môi trường. “Nhờ vun trồng chánh kiến về sự tương thuộc lẫn nhau và từ bi, chúng ta mới có thể hành động vì tình thương, chứ không sợ hãi, để bảo vệ hành tinh của chúng ta” (Thông điệp Phật giáo gửi các nhà lãnh đạo thế giới về biến đổi khí hậu). Nếu không, “khi Trái Đất bệnh tật, chúng ta cũng sẽ mắc bệnh, vì chúng ta là thành phần của Trái Đất” (Bây giờ là lúc hành động).

4. Khi cuộc khủng hoảng về biến đổi khí hậu là do các hoạt động của con người, các Kitô hữu và Phật tử chúng ta phải cùng nhau nỗ lực để đương đầu với nó bằng một nền linh đạo sinh thái. Các vấn đề môi trường toàn cầu gia tăng khiến cho việc hợp tác liên tôn càng thêm cấp bách. Việc giáo dục trách nhiệm đối với môi trường và xây dựng quyền “công dân sinh thái” đòi hỏi phải có các đức tính hướng đến một nền đạo đức sinh thái tôn trọng và chăm sóc thiên nhiên. Đòi hỏi cấp bách đối với tín đồ của mọi tôn giáo là phải ra khỏi ranh giới của mình và chung tay xây dựng một trật tự xã hội có trách nhiệm về phương diện sinh thái dựa trên các giá trị chung. Ở những quốc gia mà Phật tử và Kitô hữu sống và làm việc bên nhau, chúng ta có thể nâng đỡ sức khỏe và sự bền vững của hành tinh thông qua các chương trình giáo dục chung nhằm nâng cao nhận thức về sinh thái và thúc đẩy các sáng kiến ​​chung.

5. Các bạn Phật tử thân mến, ước gì chúng ta biết hợp tác làm việc với nhau để giải thoát con người khỏi những đau khổ do tình trạng biến đổi khí hậu gây nên, và góp phần vào việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Trong tinh thần ấy, một lần nữa chúng tôi chúc các bạn một lễ Vesak an bình và vui tươi.

Hồng y Jean-Louis Tauran

Chủ tịch

Giám mục Miguel Ángel Ayuso Guixot, MCCJ

Thư ký

 

* Tại một số quốc gia, lễ Vesak được mừng vào ngày khác, chẳng hạn: Thái Lan (ngày 20-05-2016), Indonesia (ngày 22-05-2016)

Minh Đức chuyển ngữ
(Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)

 


Mục Lục Tuyển Tập Kính Mừng Phật Đản
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Năm 2015(Xem: 10478)
Pháp trần là một thuật ngữ thường gặp trong Phật Giáo. Đôi khi người tu Phật hay nhắc đến trần cảnh hay sắc pháp, thì ý nghĩa nội dung cũng tương tự như thế. Theo chư Tổ định nghĩa, pháp trần là tất cả những bóng ảnh của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân được lưu lại trong tâm thức.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 7358)
Kính mừng ngày đức Phật Bản Sư Thích Ca Mâu Ni đản sinh Phật lịch 2559, dương lịch 2015, năm Ất Mùi, Tôi kính gửi tới Chư tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư, Đại đức, tăng ni, cư sĩ phật tử Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài lời chúc mừng Phật đản đại hoan hỷ, an lạc, thành tựu trên bước đường phụng sự đạo Pháp và dân tộc,
08 Tháng Năm 2015(Xem: 5389)
06 Tháng Năm 2015(Xem: 7294)
Vì sự an lạc của pháp giới chúng sinh, giáo pháp từ bi và trí tuệ của đức Phật cần được bảo tồn và phát huy sâu rộng hơn nữa trên thế gian này. Đó chính là sứ mệnh thiêng liêng mà mỗi người con Phật nên luôn luôn tâm niệm và thực hành để đền đáp thâm ân hóa dục của đức Phật và lịch đại tổ sư.
29 Tháng Tư 2015(Xem: 6384)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 61825)
15 Tháng Năm 2014(Xem: 9061)
Chiến tranh càng ngày càng trở nên ác liệt, tất cả những đau khổ lớn nhất của nhân loại đã xảy ra tại quê hương của chúng ta, và hôm nay, giữa lòng đau đớn khôn cùng của đất nước, đấng Thế Tôn lại ra đời, như một vì sao Mai vụt hiện trên vùng tối đen của mặt đất thê lương này.
01 Tháng Chín 2013(Xem: 132430)
Ngồi dưới gốc cây Bồ đề mà trước kia là cây Vô ưu, tôi tin mãnh liệt rằng Ngài đã được hạ sinh tại nơi đây như một con người bình thường, không có gì là thần bí như huyền thoại trong một số kinh sách từng mô tả. Điều này cũng có thể hiểu rằng việc sinh ra bình thường nhằm bác bỏ quan điểm truyền thống sai lầm đã ăn sâu trong tín ngưỡng người Ấn Độ bấy giờ là mọi chúng sinh đều do Phạm thiên, thần chủ của Bà La Môn sinh ra.