Bồ tát thí vô uý

03 Tháng Giêng 201913:25(Xem: 4527)
BỒ TÁT THÍ VÔ UÝ  
Thích Nguyên Hùng

ton-tuong-bo-tat-quan-the-am-chua-linh-ung

Mẹ hiền Quán Thế Âm là vị Bồ-tát có hạnh nguyệnđại từđại bithương yêu tất cả chúng sinh muôn loài như người mẹ thương yêu đứa con duy nhấtcủa mình. Ngài luôn quán sát, lắng nghe âm thanhkêu cứucầu nguyện của chúng sinh từ những nơi đau khổ để kịp thời ứng hiện cứu giúp.

Theo kinh Pháp Hoaphẩm Phổ Môn, Bồ-tát Quán Thế Âm có 33 ứng hóa thân, từ thân Phật, Độc giác, Bồ-tát… đến thân đồng nam, đồng nữứng hiện bất cứ thân hìnhthân phận nào mà cứu độ được chúng sinh, khai mở được con mắt pháp cho chúng sinhphát khởi tâm bồ-đề cho chúng sinh, hay đơn giản là làm cho chúng sinh bớt lo, bớt khổ, bớt buồn… là ngài đều ứng hiện thân ấy. Ngài thường vận dụng 14 năng lực vô úy để cứu vớt chúng sinh thoát khỏikhổ đau, ách nạn, hoặc đáp ứng những yêu cầu chính đáng khi chúng sinh tha thiết hành trì tu tập theo pháp môn trì niệm danh hiệu của Ngài, cho nên Bồ-tát Quán Thế Âm còn được biết đến với danh hiệuThí Vô Uý: Vị Bồ-tát cho chúng sinh sự không sợ hãi!

Thí vô uý, cho sự không sợ hãi, cho cái không sợ hãi, nghĩa là ai gần gũi, ai tiếp xúc, ai nghe đến tên của Bồ-tát đều cảm thấy bình anan ổn, không còn lo sợ gì nữa. Nói cách khác, Bồ-tát bằng mọi phương tiệnpháp môn tu tập để lấy đi sự hãi trong tâm của của chúng sinh. Để thực hành hạnh nguyệnđó, Bồ-tát Quán Thế Âm thường sử dụng sức mạnh vi diệu của Kim cang tam-muội vô tác, tức là vận dụng sức mạnh tự nhiên, không cần tác ý (bất tác ý chi lực dụng), cùng với một thứ tình yêu duy nhấtđối với hết thảy chúng sinh trong mười phươngba đời, sáu nẻo… khiến cho hết thảy chúng sinh đều thành tựuđạt được 14 công đức vô uý. Mười bốn đức vô uý này, Tam tạng pháp số giải thích như sau:

1. Thực tập theo hạnh của Bồ-tát Quán Thế Âm, biết lắng tai nghe là để dừng lại, không chạy theo thanh trần, không rong ruỗi tìm kiếm hạnh phúc hư ảo bên ngoài, không để cho cái thấy biết của mình bị cảnh vật, thanh âm tác động, để phản quan tự kỉ, quay lại soi xét tự tính của mình. Không thấy nghe bên ngoài thì không vọng tưởng; quay lại soi xét tự tính thì mọi thứ sẽ trở nên chân thựcvắng lặng, mọi khổ não sẽ không trở lại. Cho nên, nếu chúng sinh đang bị khổ đau mà thực lòng thực tập theo phương pháp quán chiếu này thì chắc chắn sẽ được giải thoát. Đây là vô uý thứ nhất, “quán kỳ âm thanhtức đắc giải thoát.”

2. Cái biết là từ nơi tâm; cái thấy là từ nơi mắt. Tri kiến hay thấy biết của chúng sinh thường sai lầm, vì thường thấy biết bằng bản ngãsuy luận theo tập khí, mà thực tướng của các pháp là vô ngã. Cho nên Bồ-tát Quán Thế Âm tìm đủ phương tiện xoay chuyển cái thấy biết của của chúng sinh luôn hướng về chân khôngChân không là vô ngã. Đã vô ngã rồi thì có vào lửa lớn cũng không bị cháy được. Lửa đó chính là ngọn lửa tri kiến sai lầmlửa dục vọng, lửa tham muốn. Đây là vô uý thứ hai, không còn lo sợ ngọn lửa tham dục đốt cháy, “thiết nhập đại hoả, hoả bất năng thiêu.”

3 Tai luôn thích nghe những lời mật đường, giua nịnh, bởi vì thế mà biết bao chúng sinh bị cuốn trôi vào dòng sông sinh tử vô tận chỉ bởi ‘ưa nghe’ lời ngon ngọt. Bồ-tát Quán Âm bằng mọi phương tiện giúp chúng sinh xoay chuyển cái tính ‘ưa nghe’ lời nói bên ngoài, ưa nắm bắt âm thanh bên ngoài, trở lạiquán chiếu bên trong, trở về với chân không vô ngã để không bị cuốn trôi hay nhấn chìm trong bể ái. Đây là vô uý thứ ba, “thuỷ bất năng phiêu.”

4. Do điên đảo vọng tưởng mà khởi tâm sát hại chúng sinh. Do đó, đoạn diệt vọng tưởng thì tâm sát hại không còn. Bồ-tát Quán Âm đã chứng ngộ thật tínhđoạn diệt hết vọng tưởngphát khởi tâm từ bi rộng lớn, tuyệt đối không còn ý niệm sát hạiChúng sinh tu tập theo hạnh của Bồ-tát Quán Âm cũng thế, nếu ý niệm sát hại không còn thì giả sử có vào cõi nước của quỷ dữ La-sát, quỷ không hại được. Đây là vô uý thứ tư, “nhập chư quỷ quốc, quỷ bất năng hại.”

5. Thực tập hạnh lắng nghe, lúc đầu chỉ dùng tai mà nghe âm thanh, nhưng sau đó cả sáu căn đều có thể lắng nghe được hết. Nghe rồi suy ngẫm sẽ thấy không gì có thể nắm bắt được, như âm thanh gió thổi chuông ngân làm sao nắm bắt, ấy gọi là thật sự lắng nghe (chân văn). Khi chúng sinh mê muội thì sáu căn đều có thể hại người, không khác gì binh đao. Người đời chẳng đã nói ‘miệng lưỡi như gươm dao’ đó sao! Bồ-tát tu tập, sáu căn đã diệt, đã trở thành chân không, hết thảy mọi thứ trần cảnh đều giống nghe các thứ âm thanh, không thể nắm bắt, nên có thể cứu giúp chúng sinh thoát khỏi nạn bị gươm đao gia hại. Đó là đức vô uý thứ năm, “lâm đương bị hại, đao đoạn đoạn hoại.”

6. Lắng nghe lâu ngày, cũng giống như theo dõi hơi thở hay niệm Phật lâu ngày, ắt sẽ có định. Có định thì tuệ sẽ phát sinh. Một khi tuệ giác đã phát sinh, chiếu sáng mười phương, soi khắp pháp giớitối tămu ám tất tự tiêu diệtChúng sinh sở dĩ bị ma quỷ, dạ-xoa bức hại do bởi vô minhmê tín; nay tu tập phát tuệ, cho dù quỷ dạ-xoa có tới gần chúng cũng không dám gìn, nói chi đến gia hại. Đây là đức vô uý thứ sáu: “chư ác quỷ, thượng bất năng dĩ ác nhãn thị chi, huống phục gia hại.”

7. Chúng sinh bị thanh sắc hư vọng trói buộc còn bền chặt hơn xiềng xích, gông cùm. Bồ-tát tu tập đã diệt hết cả hai tính động và tĩnh, cho nên có thể quán chiếu và chuyển hoá những âm thanh hư vọngđưa về chánh chân, nhờ vậy thoát khỏi mọi trói buộc của thanh sắc giả dốiChúng sinh nhờ thực tậptheo phương pháp này mà không bị thanh sắc trói buộc thân tâm, đây là đức vô uý thứ bảy, “cấm hệ già toả, sở bất năng trước.”

8. Thực tập hạnh lắng nghe không những thoát được sự trói buộc của thanh sắc hư vọng mà còn làm cho lòng từ bi ngày lớn mạnh. Lòng từ ban rải rộng khắp khiến cho ai nấy gặp được đều vui, thấy được đều mừng, cho nên dù có đi qua đường hiểm, gặp quân giặc cướp cũng không có gì lo sợ. Đây là đức vô uý thứ tám, “kinh quá hiểm lộ, tặc bất năng kiếp.”

9. Huân tập hạnh lắng nghe lâu ngày thành tánh, tức là từ văn tuệ thành tư tuệ, sẽ lìa xa mọi vọng tưởng dục trần, khiến cho sắc trần không lay động. Pháp môn này có thể giúp cho người có nhiều tâm tham đắm nhục dục không còn tham dục, đó là đức vô uý thứ chín, “đa ư dâm dục, tiện đắc ly dục.”

10. Tánh nghe một khi đã thuần tịnh, xa lìa mọi vọng trần thì căn cảnh tương nhậpviên dung vô ngại, đó là lúc tâm sân hận bị tiêu diệt. Đây là sự không sợ hãi thứ mười, “nhược đa sân nhuế, tiện đắc ly sân.”

11. Thực hành hạnh lắng nghe có thể diệt trừ mọi si ám, đưa tâm trở lại tánh minh, nên có thể khiến cho người tâm trí ám độnbất thiện trở nên thông minh sáng suốt. Đó là sự không sợ hãi thứ mười một, “nhược đa ngu si, tiện đắc ly si.”

12. Dung hình phục văn. Dung hình tức là đã diệt trừ hết sự chướng ngại của hình tướng. Phục văn là trở lại tánh chơn. Từ đó, người tu đi vào cuộc đời mà không làm hỏng pháp thế gian, có thể đi khắp mười phươngcúng dường vô số chư Phật nhiều như cát bụi, thừa tự gia tài pháp bảo, khiến cho chúng sinh đều thành pháp tử. Đã là pháp tử, tức là đứa cho chân thật của Như Lai thì còn gì sợ hãi? Lấy sự không sợ hãi này mà bố thí cho hết thảy chúng sinh không có con trai, thì chúng sinh cầu con trai được con trai vậy!

13. Lục căn viên thông, minh chiếu vô nhịLục căn của Bồ-tát đã viên dungthông đạt vô ngại, bao trùm pháp giới, giống như tấm gương lớn, phản chiếu và sáng soi cùng lúc, do đó mà có thể tuỳ thuận pháp mônthọ lãnh không sót, nên không còn sợ hãi. Lấy sự không sợ hãi này mà bố thí cho chúng sinhkhông có con gái, thì chúng sinh cầu con gái được con gái vậy!

14. Hiệu Viên ThôngDanh hiệu của Bồ-tát Quán Âm cũng là danh hiệu của chư Bồ-tát trong mười phương, vì ngài đã chứng đắc quả vị chân thật viên thông, cho nên có thể làm nơi nương tựa cho chúng sinh cầu phước. Chỉ cần niệm danh hiệu của Bồ-tát Quán Âm là niệm danh hiệu của hằng hà sa số chư Bồ-tát trong mười phương, có hằng hà sa số chư Bồ-tát cùng linh cảm, nên không còn gì hãi.

Như vậy, Bồ-tát Quán Thế Âm đã vận dụng năng lực tam-muội Kim cương vô tác và lòng từ bi rộng lớn để hoá độ, cứu giúp chúng sinhban cho chúng sinh pháp môn phương tiện quán và niệm danh hiệuNgài hay quán và nghe âm thanhthực hành hạnh lắng nghe để thoát khỏi sự sợ hãiRõ ràng, những ai đã từng trì niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm, những ai dù chỉ một lần tập hạnh lắng nghe khi đối diệnvới khó khăn, khổ nãobức bách, dồn nén… sẽ cảm nhận rõ ràng nhất những đức tính vô uý vừa nêu trên. Thật đúng như lời nguyện của Bồ-tát Quán Âm khi xưa: “Nguyện khi con hành Bồ-tát đạo, nếu có chúng sinh nào bị các khổ não, sợ hãi… có nguy cơ thối thất Chánh pháp, đọa vào đường dữ, ưu sầumột mình côi cút, không người cứu hộ, không áo, không nhà, bần cùng cơ cực… nếu chúng sinh ấy có thể nhớ nghĩ đến con, niệm danh hiệu của con, vì chúng sinh ấy biết thiên nhĩ của con có thể nghe thấy, thiên nhãn của con có thể nhìn thấy, thì nếu chúng sinh ấy không thoát khỏi những khổ đau, ách nạn, con thề trọn không thành tựu quả vị A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề” (Kinh Bi Hoa).
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười 2017(Xem: 4654)
26 Tháng Tư 2016(Xem: 6014)
Xin đại chúng trở về với hơi thở và để cho năng lượng chánh niệm tập thể đưa chúng ta về với nhau như một cơ thể, đi như một dòng sông, không còn cách biệt. Xin đại chúng tất cả đều thở như một cơ thể, xướng tụng như một người, lắng nghe như một người, và vượt thoát biên giới ngã chấp, phá bỏ mặc cảm hơn người, thua người và bằng người.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10893)
Cảm tác từ 12 Đại Nguyện của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và cuộc hành trình vượt biển đến Hồng Kông vào năm 1982 của chính tác giả - Nhạc sĩ Lê Minh Hiền
31 Tháng Mười 2015(Xem: 6514)
Khi còn bé thơ, chúng ta được dạy ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’. Và càng nói nhiều thì đó là dấu hiệu mình phát triển bình thường. Nhưng ít khi nào chúng ta được dạy phải biết lắng nghe. Và phần nhiều, cha mẹ, thầy cô, các bậc phụ huynh, v.v… không để tâm nhiều đến chuyện dạy dỗ cách biết lắng nghe. Tất nhiên, cha mẹ hay các thầy cô có dạy mình phải biết nghe lời. Nhưng ít khi chúng ta được dạy cách biết lắng nghe cho đúng.
25 Tháng Mười 2015(Xem: 10497)
Lúc bấy giờ, Ngài Vô Tận Ý Bồ-tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng: ”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 10385)
08 Tháng Chín 2015(Xem: 8199)
Kiểu nói “con có khóc thì mẹ mới cho bú ” là dành cho phần đông thiên hạ chưa học đạo Bồ Tát. Bồ tát thứ thiệt luôn thương hết chúng sinh, không cần ai kêu, chỉ cần biết ai khổ thì tùy sức mà cứu, nhưng về kẻ muốn được cứu thì cũng đừng quá kỳ vọng vào ai khác ngoài ra bản thân. Một khi ta làm toàn những chuyện tự hại mình thì ba đời mười phương Bồ Tát cũng bó tay
02 Tháng Tám 2015(Xem: 5791)
Nhờ pháp môn ‘nhĩ căn viên thông’ mà đấng Đại Sĩ đã trở thành người mẹ hiền vĩ đại trong lòng chúng con. Pháp tu ấy được đấng Đại Sĩ Văn Thù Sư Lợi hết lời ca tán với ba phẩm tính: Viên chân thật, Thông chân thật và Thường chân thật. Biết rõ như vậy! Chúng con sẽ hết lòng thực tập để thâm nhập vào tự tánh của bản thân và tự tánh của muôn pháp được hiệu nghiệm.