Trần Nhân Tông Nhân Vật Kiệt Xuất Nhất Trong Sơ Đồ Pgvn - Đỗ Trung Lai

09 Tháng Tám 201100:00(Xem: 9876)


TRẦN NHÂN TÔNG
NHÂN VẬT KIỆT XUẤT NHẤT TRONG SƠ ĐỒ PGVN
Đỗ Trung Lai



Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.

Sơ đồ Phật giáo Việt Nam

Từ bé, đã nghe dân gian nói “Hiền như Bụt”, “Lành như Bụt”. “Bụt” vừa hiển lành vừa giỏi, hay cứu giúp người tốt gặp nạn, răn và diệt ác. 

Tiếng Phạn, Buddha (Bồ Đà) có nghĩa là Phật. Tiếng Hán, đọc là Bôi Đà hay Phật Đà, tiếng Tây cũng đọc là Bu-đa. Tiếng Viện đọc na ná, gọi cho gọn, là “Bụt”. Vậy “Bụt” tức là Phật. Nội suy thì biết, đạo Phật vào Việt Nam, ít nhất cũng từ khi trong từ vựng người Việt có từ “Bụt”. Nhưng chính xác là khi nào?

Sử sách chép rằng, ngay từ năm thứ 2 sau Công Nguyên, đã có nhiều người nước ngoài đến miền Trung nước ta, trong đó có người Ấn Độ. Khoảng từ năm 187 đến 189, nhà tu hành Ấn Độ- Khâu Đà La (Khâu Đà La, Già la Đồ lê, Cà La Đồ Chê) - đến tu hành tại Dâu (Bắc Ninh), lập ra sơn môn Dâu. Thế tức là có một con đường từ Ấn Độ để Phật giáo Mật tông Bà La Môn giáo, trực tiếp vào Việt Nam trên “Cỗ xe nhỏ”, “Con đường nhỏ - Tiểu Thừa.

Lúc ấy nước ta còn nhỏ, dân ta ít, chế độ phong kiến sơ kỳ còn lỏng lẻo, sơn môn Dâu chủ yếu phát huy ảnh hưởng trong dân gian. Mà quan niệm dân gian về Phật giáo thì thật là đơn giản. Họ coi Phật là người ban phát cho họ những điều tốt đẹp mà họ cầu xin trong cuộc sống hàng ngày, từ nhỏ đến tổn. 

Có lẽ vì thế mà Phật giáo trong dân gian nghiêng về phần mê tín- phù chú, cầu xin tài lộc, phúc, thọ hơn là tu hành thoát tục. Tính đơn giản và thực dụng ấy còn mãi cho đến bây giờ trong tâm lý tôn giáo người Việt. Nó gần như đã trở thành một nét tính cách, ẩn hiện dưới các phong tục, tục lệ, lễ nghi Phật giáo Việt Nam.

Mặt khác, cùng với sự bành trướng (theo nghĩa tự nhiên) của phong kiến Trung Hoa, đặc biệt là từ các đế chế Tần - Hán, Phật giáo Trung Hoa trên cỗ xe lớn Đại thừa - tràn vào Việt Nam theo cách “chính quy” hơn nhiều và đậm đà màu sắc Thiền Tông.

Ta biết, đạo Phật đến Trung Hoa từ lâu, nhưng Phật giáo Trung Hoa trước Đường (618-927) cũng chưa hoàn chỉnh vì chưa có chân kinh, vì thế mà sau đó Đường Tam Tạng phải sang Tây Thiên lấy về. 

Trước Đường là Hán trước Hán là Tần, trước Tần là Chiến Quốc - Xuân Thu, trước nữa là Tây- Đông Chu, thì Phật giáo Trung Hoa còn đang phải vật lộn để tranh giành ảnh hưởng với đạo Nho, đạo Lão. Phật giáo Trung Hoa chỉ thực sự hoàn chỉnh cách đây già một ngàn năm, kể từ Đường. Già một ngàn năm ấy, cũng và từ thời Bắc thuộc, Phật giáo Trung Hoa cùng với Nho và Lão, đặc biệt ảnh hưởng tới cung đình Việt Nam và tầng lớp trí thức của nó. 

Có sự sùng bái, ủng hộ, tổ chức của cung đình phong kiến Việt Nam, đặc biệt từ giai đoạn tập quyền Phật giáo Thiền tông Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, vững chắc để đến thời Lý - Trần, thì trở thành quốc giáo. Lý Thánh Tông từng đứng đầu tông phái Thảo Đường. Trần Anh Tông cho cả triều thụ Bồ tát giới... 

Hai trước tác cổ nhất về Phật học Thiền tông ta còn lưu giữ được ở kho sách cổ của mình, là cuốn “Khoá hư lục” (Những ghi chép về phép tu dưỡng đạo Hư tịch) và cuốn “Tuệ Trung Thượng Sĩ (Trần Tung-anh của mẹ Trần Nhân Tông) ngữ lục”. 

Ngoài ra, còn thơ, kệ, ngữ lục của Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang... Đến thời Hậu Lê và Tây Sơn, thì Phật giáo vẫn phát triển vớt nhiều chùa được xây dựng, nhiều tượng được làm. 

Nhưng có thể nói, Phật giáo Việt Nam có “phong độ” cao nhất vào đời Trần (1226-1400) mà nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ ấy là Trần Nhân Tông, với việc từ giã cung đình về Yên Tử tu hành và sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một phái Thiền độc lập, “nội địa”, đặc sắc. 

Trần Nhân Tông- Ông vua hoá Phật, nhà tư tưởng, nhà văn hoá, nhà thơ lớn

Là một trong ba ông vua đầu đời Trần, lại là một trong ba ông vua- anh hùng bình Nguyên- ông và cha đã trực tiếp lãnh đạo và lên ngựa trong cuộc bình Nguyên lần thứ nhất (1258), còn mình thì lãnh đạo và “thân ra trận” trong hai cuộc bình Nguyên sau đó (1285 và 1288) - “hào khí Đông A” hẳn còn tràn ngập trong huyết quản Trần Khâm.

Theo Nho học lẽ ra Trần Nhân Tông chỉ “phải” làm vua. Mà làm vua lúc ấy chỉ có hai việc: ngoài thi phòng ngoại xâm - bang giao để tránh chiến tranh, nếu có giặc thì dẹp giặc, trong, thì vỗ về trăm họ, xây dựng xã tắc thái bìa thịnh trị. Thế cũng đủ vinh quang, vinh hiển, đế Vương rồi. (Mà ông cũng đủ vinh quang, vinh hiển, “đế vương” rồi chứ?). 

Nếu bảo cần lo cho "nước có đạo”, thì đạo đã có rồi- Đại thừa và Tiểu thừa đều có sẵn, có thể dùng để hướng thiện cho dân. Nho và Lão cũng không dở- mô hình xã hội, mối giường phong kiến vốn đã chặt chẽ chuyện thần tiên cũng chẳng thiếu gì. 

Thế thì vì sao lại “nhiễu sự” ra thế, để bỏ cung vàng, điện ngọc mà lên non xanh nước biếc, bỏ lục là mà mang áo vải, bỏ hài gấm giày nhung mà chân trần dép cỏ, bỏ ngự yến mà hái măng rừng bỏ mỹ nữ cung tần mà dấn thân cô độc, bỏ quyền hành mà trông vào ngộ ngữ, bỏ sắc tìm không???

Ta hãy bắt đầu từ Trần Thái Tông, ông nội của Nhân Tông. 

Thái Tông Trần Cảnh, lúc 8 tuổi được Trần Thủ Độ (chú họ) bố trí hầu cận Lý Chiêu Hoằng, rồi thành chồng của nữ vương cuối triều Lý này. Ngày 10/1/1226, Chiêu Hoằng nhường ngôi cho chồng- nhà Trần thay Lý trị vì Năm 1237, tức 11 năm sau, Trần Thủ Độ ép Thái Tông giáng Chiêu Hoằng làm công chúa để lấy Thuận Thiên, vợ Trần Liễu (anh ruột Trần Cảnh), đã có mang 3 tháng và lập làm Hoằng hậu! Thủ Độ còn ép Lý Huệ Tông phải tự vẫn!

Những việc làm của Trần Thủ Độ, có lợi cho họ Trần, lợi cho cả quốc gia vì kịp hưng thịnh để kháng Nguyên sau đó, nhưng chắc chắn đã gieo vào tâm hồn ông vua trẻ, nhân hậu ham nghiên cứu Nho học và Phật học như Thái Tông, nhiều câu hỏi khó giải đáp về thân phận con người va về ý nghĩa của cuộc đời. 

Tôi cứ tự nghĩ, có lẽ suốt thời ở ngôi, rồi lúc bỏ ngôi trốn đi tu không thành ở Yên Tử và phải trở về Thăng Long “Miễn cưỡng lên ngôi” trở lại, rồi lúc ngồi viết kệ, làm thơ, viết lời tựa “Thiền tông chỉ Nam”, viết “Khoá hư lục”, rất nhiều lần Thái Tông đã tự hỏi như Hăm - lét bên trời Tây: “Tồn tại hay không tồn tại?”. 

Giá ai có tài để viết một vở bi kịch về một ông vua Việt, có lẽ Thái Tông là nhân vật rất thích hợp. Trong lời tựa “Thiền tông chỉ Nam”, Thái Tông cũng nói, ông thích nhất là kinh Kim cương- bộ kinh giúp người ta dẹp bỏ phiền não, nhanh chóng đến bờ chính giác. Thái Tông mất năm 1277 (thọ 59 tuổi), khi Nhân Tông 19 tuổi. 

Sau này, Ngô Thì Sĩ viết rằng: “Thái Tông ý tứ gần với đạo hư tịch mà chí thì rộng xa, cao siêu, cho nên bỏ ngôi báu như trút đôi dép rách vậy”.

Ngoài ảnh hưởng của những trước tác mà Thái Tông để lại, chắc chắn Nhân Tông đã được ông nội minh dạy dỗ, tâm sự, bàn luận về thế thái nhân tình và về Phật học rất nhiều.

Bây giờ, nói về “Tuệ Trung Thượng sĩ” Trần Tung, một con người, một nhà Thiền học quan trọng đời Trần, đã có ảnh hưởng rất lớn tới tư tưởng của Nhân Tông.

Trần Tung (1230-1291) là con trai Trần Liễu, là anh em ruột của Trần Hưng Đạo, cũng là anh ruột Hoằng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm- vợ Trần Thánh Tông, mẹ của Nhân Tông. 

Trong cả ba cuộc kháng Nguyên, Trần Tung đều tham gia cầm quân đánh giặc, được phong tước Hưng Ninh vương. Ít lâu sau ông lui về trang ấp của mình, dựng “Dưỡng chân trang”, tiếp tục ham thích cũ là tham cứu Thiền học, “không hề quan tâm tới công danh sự nghiệp”. 

Ông để lại phần “Ngữ lục” và khoảng 50 bài thơ, in trong “Thượng sĩ ngữ lục”. Trần Tung được Thánh Tông quý trọng, tôn là “sư huynh”, ban cho tên hiệu là “Tuệ Trung Thượng sĩ” và sau này cũng được Nhân Tông yêu kính đến mức, nhà vua tự tay hiệu đính “Ngữ lục”, lại còn tự tay viết “Thượng sĩ hành trạng” nữa. 

Trong tác phẩm vừa nói, Nhân Tông kể rằng, một lần Thái hậu (mẹ Nhân Tông) mời tiệc Tuệ Trung Thượng sĩ. Thượng sĩ ăn thịt bình thường, Thái hậu thấy lạ, bèn hỏi: “Anh tu Thiền mà ăn thịt, sao thành Phật được?,” 

Thượng sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh, anh chẳng cầu làm Phật, Phật chẳng cầu làm anh”. Chính ông cũng nói với Thái Tông: “Đạo Phật cấm sát sinh, song giết giặc cứu dân không có gì là trái đạo... ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối. Ở đâu tu cũng được, tu thì lâu cạo đầu mấy chốc? Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa ông còn viết: “Trì giới và nhẫn nhục - Thêm tội chẳng thêm phúc - Muốn không tội, được phúc- Đừng trì giới nhẫn nhục” v.v... 

Có thể nói, không ai phóng khoáng, ít bị câu nệ vào giáo pháp như Trần Tung trong việc tham Thiền. 

Trong bài thơ “Thị chúng” (Gợi bảo mọi nguồn ông biết: “Thế gian nghi vọng bất nghi chân - Chân vọng chi tâm diệc thị trần - Yến đắc nhất cao siêu bỉ ngạn - Hiếu tham đồng tử diện tiền nhân”. (Thế gian ưa dối không ưa thực - Cái tâm thực, dối cũng đều là bụi cả - Nếu muốn vượt qua sông mê để đến bờ giác ngộ - Hãy cố mà hỏi đứa trẻ con ngay trước mặt). 

Tuệ Trung Thượng sĩ muốn nói rằng, tính ngây thơ, hồn nhiên, chưa bị “sắc tướng” làm hỏng, là phẩm chất kẻ chân tu. Trong bài “Thị học” (Gợi bảo người học đạo) ông viết: “Học giả phân phân bất nại hà - Đồ tương linh đích khổ tương ma - Báo quân hưu ỷ tha môn hộ - Nhất điểm xuân quang xứ xứ hoa”. (Người học đạo rối bời chưa biết làm thế nào - Đem gạch mài vào gạch thật khổ sở - Nói cho anh biết, đừng có tựa vào cổng nhà khác - Chỉ một chấm sáng mùa xuân đủ cho hoa nở khắp chốn). ông muốn bảo mọi người, ngồi Thiền không, không thành Phật được, như mài gạch ngói mãi cũng không thể thành gương được. Trực cảm tâm linh mới là quan trọng.

Trong bài ngẫu tác” (Chợt hứng viết ra), ông viết: “Đường trung đoạn toạ tịch vô ngôn - Nhàn khán Côn Luân nhất vũ yên - Tự thị quyện thời tâm tự tức - Bất quan nhiếp niệm bất quan thiền”. (Ngồi ngay ngắn giữa nhà không nói - Thảnh thơi nhìn một tia khói trên núi Côn Luân (ngọn núi thần) – Khi nào mỏi mệt thì tâm tự tắt - Chẳng cần niệm Phật, chẳng cần Thiền). 

Thế tức là, có con mắt tuệ để nhìn thấy “ngọn khói trên núi Côn Luân”, quan trọng hơn là niệm Phật với ngồi Thiển... Nhân Tông cũng tự viết rằng, ông “bừng tỉnh, tự xốc áo tôn (Thượng sĩ làm thày”, đã “chịu ơn dạy dỗ” nhiều của Thượng sĩ. 

Trở lại với Trần Nhân Tông. Là một ông vua anh hùng, lại sùng bái Thiền học, sự mâu thuẫn, day dứt giữa xuất” và “xử” là tất yếu. Rất giống với Thái Tông - bị chia xẻ trách nhiệm với dòng hội vót sơn hà - xã tắc, với vinh quang có sẵn ba đời, với giáo lý Nho học, và những ảnh hưởng của thời đại Phật học bắt đầu mạnh từ Lý cùng những trải nghiệm cá nhân, Nhân Tông đã chọn tất cả”: Hiếu tử - Minh vương- Nghiêm phụ - Thi sĩ - Thiền gia - Thiền sư - Giáo chủ, và… “hiển Phật” như dân gian truyền kể. Nhưng hướng Phật, có lẽ là tâm niệm suốt đời của ông.

Sử kể rằng, năm 1279, đang là Thái tử đương triều, khi theo cha (Thánh Tông) về tham Yên Tử, ông đã xin được ở lại đây tu hành Thánh Tông nổi giận mắng rằng: “Chí làm trai tựa chim hồng chim hộc, sơn hà xã tắc đè nặng hai vai, đâu để học đòi Thái tử Tất Đạt Đa lên non xanh cắt tóc”.

Và khi trở về kinh, Thánh Tông vội cử lễ truyền ngôi cho ông. Không muốn, nhưng nhận trọng trách, tạm gác chí riêng, vâng lời cha Thế là Hiếu tử. 

Lên ngôi, ông củng cố sức mạnh quốc gia, dùng hiền tài, đánh thắng quân Nguyên hai lần - tức là hai lần đánh thắng một đế quốc mạnh loại nhất thế giới lúc bấy giờ. Thế là Minh quân.

Năm 1301, ở Chiêm Thành về, nghe tin Anh Tông lơ là triều chính, ông đột ngột về kinh, với tư cách của một Thái Thượng hoằng, ông triệu “vua con” đến quờ trách, định truất ngôi. Nhờ triều thần can gián và Anh Tông biết lỗi, ông tha cho nhưng răn rằng: “Đạo làm vua, hãy biết xem đất nước là của công chứ không phải của riêng mình. Hãy biết xem thiên hạ là nhà của chính mình”. 

Xem sổ, thấy Anh Tông ban thưởng quá nhiều, ông hỏi: “Có một nước chỉ nhỏ bằng bàn tay mà sao lại ban chầu nhiều thế?” Ông lại khuyên Anh Tông hãy tu dưỡng tâm tính, kiềm chế lòng dục, xa rời tửu sắc, giữ vững chân tâm, thực hành 10 điều thiện để mài dũa đức hạnh. Thế là Nghiêm phụ.

Với tư cách một nhà thơ, Nhân Tông vừa hùng tráng vừa sâu sắc tầm cỡ lớn hơn nhiều Trần Quang Khai và Phạm Ngũ Lão: “Cối kê cựu sự quan tu ký - Hoan Diễn do tồn thập vạn binh”, xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã - Sơn hà thiên cổ điện kim âu”, “Người lính già đầu bạc - Kể mãi chuyện Nguyên Phong”, lại vừa uyển nhã, thâm thuý: từng vườn vắng vẻ không người quản - Mận trắng đào hồng riêng tự hoa”, “Đợi triều bên bể trăng gần mọc - Nghe sáo thuyền câu khách nhớ nhà”, cò trắng dưới đồng, nghìn điểm tuyết - Oanh vàng trong khóm, một nhành hoa”, ban giấc mở cửa sổ - Nào biết Xuân đã về - Có đôi bướm trắng nhỏ - Bay vào hoa ngoài kia”, “Chim hót chậm giữa chòm dương liễu - Bóng mây nào in trước thềm hoa - Khách vào không hỏi chuyện ta - Chỉ cùng đứng ngắm mây xa, núi gần”. “Tựa hiên nâng sáo ngọc - Ngực tràn màu trăng trong “Sách đầy giương, đèn soi nửa mặt - Móc đầy sân, đêm mát hơi thu - Tiếng chày đập vải ai khua - Trên chùm hoa quế trăng vừa nhẹ lên”... nghe đều phảng phất cái tinh thần, cái tài hoa của Vương Duy, Đào Uyên Minh. Ông là thi sĩ sánh ngang Nguyễn Trãi, Nguyễn Bình Khiêm. 

Với tư cách một Thiền gia, ông để lại nhiều kệ, thơ Thiền, ngữ lục. Ông viết: “Câu hữu câu vô - lập tông phái, ý chỉ - Cũng là dùi rùa, đập ngói (dùi mai rùa lấy lửa, đập ngói thay xay giã gạo - vô ích “Câu hữu câu vô- Khiến người rầu rĩ- Cắt đứt mọi duyên quấn quít như cây leo - Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt”, “Bụt ở trong nhà - chẳng phải tìm xa”, “Sổng giữa phàm trần, hãy tuỳ duyên mà vui với đạo- Đói thì ăn, mệt thì ngủ - Trong nhà sẵn của báu thì đừng tìm đâu khác - Đối diện với cảnh (sắc tướng) mà vô tâm, thi không phải hỏi Thiền nữa”. Khi Bảo Sái hỏi ông: như thế nào là Phật?”, ông nói: “Như cám dưới cối” v.v. và v.v...

Nhân Tông rõ ràng chịu ảnh hưởng trực tiếp, rất sâu sắc của Trần Tung, của một thứ Thiền học giản lược, thực tiễn mà không kém phần sâu xa. Chính ông trở thành một lý luận gia quan trọng của Thiền tông Trúc Lâm - Thiền tông Đại Việt.

Là một Thiền sư, Nhân Tông đã thu phục được giới tu hành, tập trung được họ dưới ngọn cờ của dòng Thiền Trúc Lâm mà ông là Tổ thứ nhất. Ông đào tạo nhiều môn đồ giỏi, lại chọn được những người giỏi nhất để truyền y bát, khiến dòng Thiền này phát triển dài lâu, rực rỡ. 

Chính ông đã sáng lập ra giáo hội Phật giáo Trúc Lâm mà ông là giáo chủ, một giáo hội nội địa, thống nhất, thuần khiết, tránh được mọi sự phân liệt gây tổn hại cho cả đạo lẫn đời. 

Công sáng tạo, sáng lập ấy là vô cùng lớn đối với thời đại và dân tộc. Việc ông hiển Phật, dù chỉ là huyền thoại, thì cũng cho thấy sự ngưỡng vọng của chúng tăng ni và Phật tử cả nước, của toàn dân nữa, đối với ông.

Đến đây, ta hãy trở lại vấn đề bỏ sắc tìm không của Nhân Tông.

Bị ràng buộc, bị chia xẻ tâm trí như vậy, nếu không phải là một trí thức lớn, có nghị lực, có ý chí lớn, có khát vọng lớn, có tài lớn, có tâm niệm bền bỉ, có tâm hồn mềm mại và tính cách khoan hoà, thì không thể nào làm được ngần ấy việc ông giống ông nội Thái Tông ở chỗ có thể “trút bỏ ngôi báu như trút đôi dép rách vậy”, nhưng ông hơn Thái Tông ở chỗ, ông bỏ ngôi thật để tìm kiếm cái khát vọng thời trai trẻ - đi tìm kiếm câu trả lời cho mọi kiếp nhân sinh. 

Ông đã sáng lập cho quốc gia một giáo hội, một tông phái Thiền dân tộc, đẩy đời sống tinh thần đẩy sự cố kết trăm họ- chúng sinh, lên vượt bậc, bằng sự điều hoà các Phật phái ngoại lai, bổ sung cho nó cái chất tự nhiên, thực tiễn, giản dị mà sâu sắc kiểu Việt Nam, để Phật giáo ta “không Hoa, không Ấn” mà vẫn có thể rất có ích cho chúng sinh - dân tộc. 

Từ đời Trần, từ ông, văn hoá, kiến trúc. triết học... tức là cái “thượng tầng” của người Việt, trở nên rực rỡ, đường bệ hơn nhiều.

Có lẽ ông là nhà vua đầu tiên hiểu rằng, một dân tộc chưa có triết học - tôn giáo - tư tưởng của riêng mình, là một dân tộc chưa trưởng thành, thiếu tự tin, “chưa tiến hoá hết”. 

Và vì thế, ông đã bỏ ngôi lên núi, để nhận lấy cái trách nhiệm của một nhà hiền triết - thông thái - học giả bậc thầy trong lĩnh vực này. Không những thế, ông còn trở thành lãnh tụ - giáo chủ của Thiền phái Trúc Lâm, Phái Thiền thuần Việt duy nhất đáng kể cho đến tận ngày nay.

Chính vì những lẽ đó, mà Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta. 


 

Niên biểu Trần Nhân Tông

+ Từ tháng 7-12/1258 (11/11 Mậu Ngọ, năm chiến thắng Nguyên - Mông lần thứ nhất): Ngày sinh vua Trần Nhân Tông. Là con trai Trần Thánh Tông (Trần Hoảng) và là cháu nội Trần Thái Tông (Trần Cảnh) - vua đầu đời Trần. Tên thật là Trần Khâm. 

+ Năm 1279: 21 tuổi. Lên ngôi, vua thứ ba đời Trần. 

+ Năm 1282: 24 tuổi. Chủ trì Hội nghị Bình Than, Hội nghị của các tướng lĩnh nhà Trần.

+ Năm 1285: 27 tuổi. Chủ trì Hội nghị bô lão Diên Hồng. Kháng Nguyên lẩn thứ 2 thắng lợi.

+ Năm 1293: 35 tuổi. Nhường ngôi cho con là Trần Thuyên (Trần Anh Tông), lên làm Thái thượng hoằng.

+ Năm 1293-1295: Nghiên cứu giáo lý Thiền Tông ở phủ Thiên Trường (Nam Định).

+ Năm 1295-1299: Thực tập xuất gia tại hành cung Vũ Lâm (Gia Khánh - Ninh Bình). 

+ Ngày 15/8/1299: 41 tuổi. Chính thức xuất gia về Yên Tử (Đông Triều - Quảng Ninh), lấy pháp danh là Vân Hương đại Đầu Đà (Dòng Đầu Đà - dòng khổ hạnh), biệt hiệu là Trúc Lâm đại Đầu Đà. Được sơn môn Yên Tử tôn là Giác hoàng Điều Ngự (vị Hoàng đế giác ngộ đạo Phật của Thích Ca Mầu Ni), sơ khởi pháp phát Thiền tông Yên Tử. 

+ Năm 1301: 43 tuổi. Đi thăm và giảng đạo ở Chiêm Thành, gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân.

+ Năm 1304: 46 tuổi. Chính thức thành lập dòng Thiền Trúc Lâm trong lễ thụ Bồ tát giới cho cả triều đình, từ Trần Anh Tông đến các vương tôn công tử. Trở thành Tổ thứ nhất của dòng Thiền Trúc Lâm- dòng thiền “nội địa”, độc lập, của Đại Việt. Cũng tức là Giáo chủ Thiền tông Trúc Lâm.

+ Ngày 1/1/1308: 50 tuổi. Làm lễ truyền đăng trao y bát Giáo chủ Thiền tông Trúc Lâm cho Pháp Loa (Tổ thứ hai). Cùng năm, gặp lại Huyền Trân công chúa ở Yên Tử, bí mật về kinh thăm chị là Thiên Thuỵ công chúa bị ốm. Trên đường về Yên Tử, ghé thăm Tuyên Từ Thái hậu cũng đang tu hành ở Am Bình Dương, gần chùa Sùng Nghiêm.

+ Ngày 16/11/1308 (giờ Tý ngày 03/11 Mậu Thân): Hoá ở Am Ngoa Vân (nền khu Tháp Tổ và lăng Quy Đức ngày nay) ở Yên Tử. Tương truyền hiển Phật. Để lại 500 viên xá lị (xá lợi). Một phần táng ở Thăng Long, một phần nhập Bảo tháp ở giữa lăng Quy Đức bây giờ, theo di chúc của chính Trần Nhân Tông. 
  
 

Đỗ Trung Lai 
(phattuvietnam.net)

11-30-2008 09:23:13

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn