Tâm Biên Kiến Không Thể Thấy Được Sự Thật

13 Tháng Giêng 201921:04(Xem: 3534)
HÒA HỢP TÔN GIÁO
Đức Đạt Lai Lạt Ma

TÂM BIÊN KIẾN KHÔNG THỂ THẤY ĐƯỢC SỰ THẬT

Tôi rất vui mừng tham gia hội nghị liên tôn giáo về việc bảo tồn sự hòa hợp tôn giáođồng hành và hòa bình toàn cầu do hiệp hộitự do tôn giáo quốc tế (IARF), Ladakh tổ chức. Cảm ơn quý vị rất nhiều vì đã giải thích chi tiết về lịch sử, hoat động, mục tiêuvà sự liên quan của hiệp hội trong thế kỷ này. Tôi không có gì để thêm vào những gì quý vị đã nói ở trước. Nhưng tôi muốn nói vài điều.

Dalai1Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện tại nhà thờ 
Hồi giáo Shia ở Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ 
vào ngày 27 tháng 7 năm 2016. 
(Ảnh: Tenzin Choejor / VPTĐĐL)

Hiện nay chúng ta đang sống ở thế kỷ 21. Chất lượng nghiên cứu về cả thế giới nội tâm và thể chất đều đạt đến mức độ khá cao, nhờ vào bước tiến vĩ đại trong tiến bộ công nghệ và trí thông minh con ngườiTuy nhiên, như vài vị diễn thuyết đã trình bày trước, thế giới cũng đang đối diện với nhiều vấn đề mới, hầu hết là do con người tạo ra. Nguyên nhân gốc rễ của những vấn đề này là sự bất lực của con người trong việc kiểm soát tâm bị kích động của họ. Rất nhiều tôn giáo trên thế giới cũng dạy cách để kiểm soát tâm như thế nào.

Tôi là một người tu hành theo Phật giáo. Hơn một nghìn năm đã trôi qua kể từ khi các tôn giáo lớn của thế giới phát triển, bao gồm Phật giáoTrong suốt những năm tháng ấy, thế giới đã chứng kiến những cuộc xung đột mà những người theo các tôn giáo khác nhau tham gia. Vì là một hành giả, tôi công nhận một sự thật rằng những tôn giáo khác nhau trên thế giới đã cung cấp những giải pháp về việc làmthế nào để kiểm soát một tâm trí bị kích động. Mặc dù vậy, tôi vẫn cảm thấy chúng ta vẫn chưa nhận ra hết tiềm năng của mình.

Tôi luôn nói rằng mọi người trên trái đất này đều có quyền tự do thực tập hoặc không theo tôn giáo. Cũng có thể theo cả hai. Nhưng một khi bạn chấp nhận tôn giáo, điều cực kỳ quan trọng là bạn có thể tập trung tâm mình vào đó và thực hànhchân thành những lời dạy đó vào đời sống hằng ngày của mình. Tất cả chúng tacó thể thấy rằng chúng ta có khuynh hướng thỏa mãn chủ nghĩa thiên vị tôn giáokhi nói rằng: “tôi theo tôn giáo này hoặc tôn giáo nọ”, hơn là cố gắng kiểm soát tâm bị kích động của mình. Sự lạm dụng tôn giáo này, vì tâm trí bị rối loạn, đôi khi cũng tạo ra các vấn đề.

Một nhà vật lý ở Chile đã nói với tôi rằng thật không thích hợp cho một nhà khoa học có cái nhìn biên kiến với khoa học vì tình yêu và niềm đam mê anh ta dành cho khoa học. Tôi là một hành giả Phật giáo và có nhiều niềm tin và sự kính trọngđối với những lời dạy của Đức PhậtTuy nhiên, nếu tôi hòa lẫn tình yêu cho Phật giáo và chấp thủ vào nó, thì tâm của tôi sẽ bị chấp trước vào nó. Một tâm chấp trước, sẽ chẵng bao giờ thấy được toàn cảnh và không thể nhận được chân lý. Và bất kỳ hành động nào từ trạng thái tâm như vậy sẽ không phù hợp với chân lý. Như vậy nó gây ra nhiều vấn đề.

Theo triết học Phật giáohạnh phúc là kết quả của tâm giác ngộ trong khi tâm tán loạn là nguyên nhân gây ra khổ đau. Điều này rất quan trọng. Tâm tán loạn, trái ngược với tâm giác ngộ, nó không phù hợp với chân lý. Mọi vấn đềbao gồm các hoạt động chính trị, kinh tế và tôn giáo mà con người theo đuổi trên thế giới này, nên được thấu hiểu rõ ràng trước khi đưa ra phán xét. Vì thế, rất quan trọng để biết các nguyên nhân. Dù là vấn đề gì, chúng ta nên thấy được cái mặt toàn diệncủa nó. Điều này làm cho chúng ta thấu rõ được toàn bộ câu chuyện. Những lời dạy trong Phật giáo được dựa trên tính hợp lý, và tôi nghĩ chúng rất hiệu quả.

dalaiThánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với cộng đồng 
bao gồm các đại diện của các nhóm tôn giáo 
khác nhau trong buổi cầu nguyện và phản ánh 
tại Tu viện Westminster ở London, Anh 
vào ngày 20 tháng 6 năm 2012. 
(Ảnh của Ian Cumming)

Hôm nay, nhiều người đến từ nhiều tôn giáo khác nhau hiện diện ở đây. Mỗi một tôn giáo, có những siêu việt riêng vượt ngoài ngôn ngữ và tâm thứcThí dụ, khái niệm về thiên chúa trong Ki-tô giáo và Hồi giáo và thân chân tuệ trong Phật giáo là siêu hình, người thường khó mà nhận biết được như người tu. Đây là một khó khăn chung mà mỗi tôn giáo phải đối diện. Tất cả các tôn giáobao gồm Ki-tô, Phật giáo, Hindu giáo, Hồi giáo đều dạy rằng chân đế được niềm tin dẫn dắt.

Tôi muốn nhấn mạnh điều cực kỳ quan trọng cho những hành giả là tin tưởng một cách chí thành vào tôn giáo tương ứng của họ. Thường thì, tôi nói rằng rất quan trọng để phân biệt giữa “niềm tin vào một tôn giáo” và “niềm tin vào nhiều tôn giáo”. Điều trước trực tiếp mâu thuẫn với điều sau. Vì thế, chúng ta nên kiên quyếtgiải quyết những mâu thuẫn này. Điều này chỉ có thể bằng việc suy nghĩ trong những tình huống đó. Một điều tương phản trong một ngữ cảnh nào đó có thể không giống với cái khác. Trong tình huống của một người, một chân lý duy nhấtgắn liền với một nguồn quy y duy nhất. Điều này cực kỳ cần thiếtTuy nhiên, trong bối cảnh của xã hội hay nhiều hơn một người thì cần có những nguồn quy ytôn giáo và niềm tin khác nhau.

Trước đây đó không phải là vấn đề chính vì các quốc gia cách biệt nhau với tôn giáo riêng của họ. Tuy nhiênthế giới ngày nay gần gũi và liên kết với nhau, có khá nhiều sự khác biệt giữa các tôn giáo khác nhau. Chúng ta phải giải quyết rõ ràngnhững vấn đề này. Ví dụ, có rất nhiều tôn giáo ở Ấn Độ trong hàng ngàn năm qua. Một vài trong số đó được du nhập từ nước ngoài, trong khi một số có nguồn gốc ở chính Ấn Độ. Mặc dù vậy, thực tế các tôn giáo này có thể cùng tồn tại với nhau, và nguyên tắc bất bạo động (ahimsa) thực sự phát triển mạnh mẽ ở nước này. Thậm chí ngày nay, nguyên tắc này còn ảnh hưởng mạnh mẽ trong mỗi tôn giáo. Điều này rất quý báu và Ấn Độ thực sự nên tự hào về nó.

Phật giáo chiếm ưu thế trong nhiều thế kỷ ở Ladakh. Nhưng những tôn giáo khác như Hồi, Ki-tô, Hindu và Xích giáo cũng đã phát triển ở đây. Mặc dù người dân Ladakh có niềm đam mê và tình yêu dành riêng cho tôn giáo của họ một cách tự nhiên, nhưng nơi này có một môi trường an lành không có vấn đề gì về sự không nhượng bộ tôn giáo xảy ra. Trong chuyến thăm đầu tiên của tôi tới Ladakh, tôi nghe các trưởng lão Hồi giáo dùng cụm từ “cộng đồng Tăng Già” trong các bài diễn thuyết của họ. Mặc dù những cụm từ như vậy không có trong đạo Hồi, nhưng sự tham khảo của loại này dẫn đến nhiều sự tin tưởng trong giới Phật tử. Do đó, người ta có nguồn gốc tôn giáo khác nhau ở Ladakh sống rất gần gũi và hài hòa với nhau.

Theo như các vị Hồi giáothích hợp cho họ thành tâm hoàn toàn với thánh Allah khi cầu nguyện trong các thánh đường. Điều này cũng tương tự với các Phật tử, họ rất thành tâm với Đức Phật khi cầu nguyện trong các ngôi chùa Phật giáo. Một xã hội mà có nhiều tôn giáo cũng nên có nhiều giáo đồ và nguồn quy yXã hội như vậy có được sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau giữa các tôn giáo và những hành giả của họ là rất quan trọng. Chúng ta phải phân biệt giữa niềm tin và sự tôn trọngNiềm tin đề cập đến sự tin tưởng hoàn toàn, mà bạn phải có đối với tôn giáo của chính mình. Đồng thời bạn nên có sự tôn trọng với tất cả các tôn giáo khác. Truyền thống tin vào tôn giáo mình và tôn trọng những tôn giáo bạn đã có ở Ladakh từ thời tổ tiên quý vị. Do đó, quý vị không cần phải sáng tạo nó. Điều quan trọng nhất vào lúc này là bảo tồn và quảng bá truyền thống này. Tôi xin cảm ơn tất cả quý vị đã làm việc chăm chỉ về vấn đề này và mong rằng quý vị tiếp tục làm thế trong tương lai.

Nếu một mối quan hệ hòa hợp được thiết lập giữa xã hội và niềm tin tôn giáo trong thế giới đa sắc tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa ngày nay, thì đó chắc chắn sẽ là thí dụ rất tốt cho những người khác. Tuy nhiên, nếu tất cả các bên trở nên bất cẩn, thì có nguy cơ có vấn đề xảy ra. Trong một xã hội đa sắc tộc vấn đề lớn nhất là giữa số đông và thiểu sốThí dụ như ở thủ đô Leh, Phật giáo chiếm đa số trong khi Hồi giáo chiếm số ít trong cộng đồngĐa số phải xem thiểu số như là khách của họ. Mặc khác, thiểu số có thể nhạy cảm với đa số. Nói cách khác, cả hai nên sống hài hòa với nhau. Để duy trì sự hòa hợp này, cả hai bên không nên xem nhẹ những vấn đề nhạy cảm giữa họ. Thực vậy, đa số nên chú ý và đánh giá cao quan điểmvà chánh kiến của thiểu số. Cả hai nên thảo luận và diễn đạt rõ ràng những gì họ nghĩ về quan điểm và chánh kiến của nhau. Ngược lại, thiểu số nên quan tâm về những vấn đề nhạy cảm của đa số nằm ở đâu và diễn đạt bất kỳ khi nào nghi ngờcó trong tâm. Nếu những vấn đề được giải quyết thân thiện như vậy; thì cả hai bên đều có lợi. Nghi nghờ lẫn nhau chỉ gây hại cho cả hai cộng đồng. Do đó, rất quan trọng để sống hòa hợp và phân tích quan điểm của đối phương. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là tham gia đàm phánđàm phán và đàm phán.

Phần trích dẫn bài diễn văn của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Hội nghị  liên tôn giáo do Hiệp hội Tự do Tôn giáo Quốc tế, Tập đoàn Ladakh tổ chức tại Leh vào ngày 25 tháng Tám.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn