Giới Thiệu Sách The Buddhist World (Thế Giới Phật Giáo)

29 Tháng Mười Hai 201813:32(Xem: 5809)

GIỚI THIỆU SÁCH THE BUDDHIST WORLD
(Thế Giới Phật Giáo) của tác giả John Powers
Thích Chân Pháp Cẩn

 

            the-buddhist-world

Trong bức tranh tổng thể về những cuốn sách thế giới một số tôn giáo như Thế Giới Hồi Giáo (The Islamic World), Thế Giới Ấn Độ Giáo (The Hindu World),…Đạo Phật có cuốn Thế Giới Phật Giáo (The Buddhist World) do nhà xuất bản Routledge ấn hành năm 2016 từ tác giả tiến sĩ John Powers. Đang học ở Graduate Theological Union (Berkeley, California), mình có vào thư viện trường mượn cuốn này mà trường không có. May là trường có cơ chế Đề Nghị Sách (Request Books), đại khái nếu thành viên trường muốn cuốn sách mà thư viện không có thì có thể đề nghị thư viện mua về. Mình đã đề nghị từ đầu tháng 11/2018 và đến tháng 12 đã có. Khá nhanh. Mong rằng cuốn sách sẽ có ai dịch Việt.

            Cuốn sách này được chia làm bốn phần viết về thế giới Phật Giáo từ cổ chí kim, từ Đông Sang Tây. Tác giả John Powers đã dày công sưu tầm những bài viết của nhiều tác giả (chính John Powers cũng viết bốn bài). Phần I, Thế Giới Phật Giáo về Lịch Sử và Địa Chính Trị gồm 7 bài viết của các tác giả khác nhau. Phần II, Thế Giới Phật Giáo về Triết Học-Tôn Giáo, gồm 10 bài biết của các tác giả khác nhau. Ở chương 8 phần II này mình nhận ra bài Language (Ngôn Ngữ) của Mario D’Amato, giáo sư đã từng dạy mình (Pháp Cẩn) ở Rollins College một số môn có Phật Giáo: Zen Buddhism, Buddhist Philosophy, and Asian Religions. Giáo sư D’Amato rất uyên bác; ông đã lấy tiến sĩ Phật HọcĐại học Chicago lừng danh, nhưng ông rất vui vẻ hài hước khi giảng dạy. Mình tri ân ông vì không những dạy cho mình mà còn tìm cho mình trường tốt về Phật Giáo để học và chính ông đã viết thư giới thiệu cho mình vào trường mình đang học. Phần III, Thế Giới Xã Hội Phật Giáo, gồm 11 bài viết. Phần IV Tiểu Sử, gồm 13 bài viết về 14 nhân vật Phật Giáoảnh hưởng lớn nhất, đặc trưng nhất, và đại diện cho Phật Giáo lên Lịch Sử tôn giáo này từ xưa đến nay. Lý do 13 bài nhưng có 14 nhân vật Phật Giáo là vì bài thứ 4 viết về hai nhân vật. Đây là danh sách:

1. The Buddha (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni)
2. Nagarjuna (tổ 14 Thiền Tông Ấn Độ – ngài Long Thọ, sáng lập Trung Quán Tông)
3. Vasubandhu (tổ 21 Thiền Tông Ấn Độ - ngài Thế Thântác giả “Vi Diệu Pháp”)
4. Dignaga & Dharmakirti (Trần Na & Pháp Xứng, 2 vị luận sư xuất sắc của Phật giáo Ấn Độ)
5. Wonhyo (Nguyên Hiểuđại sư Triều Tiên)
6. Dogen (Thiền sư Đạo Nguyênsơ tổ Tông Tào ĐộngNhật Bản)
7. Milarepa ( ngài Milarepa - Đại hành giả Tây Tạng )
8. Tsongkhapa (Đại sư Tông Khách Batổ sư phái Hoàng giáo, lập chế độ chuyển thế tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Đạt MaTây Tạng)
9. Nichiren (ngài Nhật Liênkhai tổ Nhật Liên Tông thuộc hệ Phật giáo Pháp HoaNhật Bản)
10. Thich Nhat Hanh (khai tổ Pháp môn Làng Mai – Việt Nam)
11. Master Yinshun (đại sư Ấn Thuận người Trung Hoa – hoằng pháp tại Đài Loan)
12. The Fourteenth Dalai Lama (Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 – Tây Tạng)
13. Buddhadasa Bhikkhu ( Đại sư Thái Lan Buddhadasa – đề xuất Chủ nghĩa Xã hội Phật Giáo).

Qua danh sách, độc giả ghi nhận có năm vị người Ấn, ba vị người Tây Tạng, hai vị người Nhật Bản. Các nước Trung Hoa, Triều Tiên, Thái Lan và Việt Nam thì mỗi quốc gia có một vị đại sư được chọn vào danh sách này. Hiện thời chỉ có Sư Ông Làng Mai và Đức Đạt Lai Lạt Ma còn sống, các vị khác đều đã nhập diệt.

            Mình có may mắn được học trực tiếp với một trong 14 nhân vật này là ngài Thiền Sư Nhất Hạnh. Đất nước Việt Nam may mắn và tự hào có một nhân vật Phật Giáo tầm cỡ thời đại và, hơn thế nữa, là một nhân vật đóng góp vào sự phát triển của lịch sử Phật Giáo mấy ngàn năm nay. Cái tên Thích Chân Pháp Cẩn cũng là do ngài thiền sư đặt cho mình.

            Trong 14 vị này thì có 4 vị cuối danh sách ở thời hiện đại. Đức Dalai Lama và thiền sư Nhất Hạnh thì đã quá nổi tiếng nên mình xin không giới thiệu thêm. Chỉ xin viết đôi điều về hai nhân vật còn lại là ngài Ấn Thuận và Buddhadasa.

            Bài về ngài Ấn Thuận được viết bởi ngài Bhikkhu Bodhi (Tỳ Kheo Bồ Đề). Đại Sư Ấn Thuận (1906-2005) sinh ở Trung Quốc. Ngài theo học với Đại Sư Thái Hư (Taixu). Ngài Ấn Thuận cảm thấy buồn vì Phật Giáo đương thời không như những lời Phật dạy nếu không muốn nói là ngược lại. Ngài thắc mắc không biết Phật Giáo đã suy vì bị ảnh hưởng bởi văn hoá Trung Hoa hay đã suy từ khi còn bên Ấn Độ? Một câu hỏi hay quá! Rồi ngài tìm hiểu và biết rằng Đạo Phật đã suy vi từ khi còn bên Ấn Độ kia. Một điều hay nữa là trong rừng già Kinh Điển Đại Thừa đồ sộ là thế mà ngài vẫn đủ sáng suốt quay về tìm hiểu những bộ Kinh A Hàmđối chiếu Nikayas. Viết đến đây, lòng chợt nhớ đến ngài Hoà Thượng Minh Châu của Việt Nam…Ngài Ấn Thuận còn đề ra ba điều để mong hồi phục sức sống cho Phật Giáo là Trẻ Hoá, Nhập Thế, và Tổ Chức. Đệ tử của ngài Ấn Thuận không nhiều nhưng có ni sư Chứng Nghiêm (Cheng Yen) nổi tiếng về những chương trình từ thiện rộng khắp thế giới.

            Bài về Buddhadasa (1906-93) được viết bởi tiến sĩ Royce Wiles. Cái tên Buddhadasa nghĩa là thị giả hay tín đồ của Đức Phật. Ngài sinh sống ở Thái Lan. Ngài viết rất nhiều, là tác giả của 72 tác phẩm ngắn dài khác nhau. Ngài có ngòi viết với trí tuệ phán xét (critical insight) mà không từ chương. Ngài đã thẩm vấn truyền thống  Theravada mà ngài đang theo tận gốc rễ với tinh thần cầu tiến. Trong tác phẩm của ngài còn thấy về các trường phái Phật Giáo khác, Thiên Chúa Giáo, và cả Chủ Nghĩa Xã Hội. Ngài là tác giả cuốn sách Xã Hội Chủ Nghĩa Giáo Pháp (Dhammic Socialism, đã được dịch ra tiếng Anh). Trong cuốn sách này ngài, đã loại bỏ bớt những huyền bí và tăng tính duy lí trong Giáo Pháp, đã bác bỏ cả Chủ Nghĩa Tư Bản Tây Phương lẫn Chủ Nghĩa Mác. Ngài là một trong vài người đóng góp chính vào Phật Giáo Dấn Thân. Ngài đã khẳng định thiên đường, địa ngục hay thiên thần, ma quỷ là những trạng thái của tâm mà không nhất thiết là những quyền năng bên ngoài. Ngài cũng dạy giáo lý luân hồi kiểu sát na chứ không phải chết đi mới luân hồi. Ngài có tâm nguyện cải cách Phật Giáo cho phù hợp con người trong thế kỉ 20 (thời gian ngài sống).

            Hai vị tu sĩ Phật Giáo, một Bắc Tông một Nam Tông, đã có khuynh hướng trân trọng truyền thống kia. Một mặt, ngài Ấn Thuận xuất thân từ Bắc Tông, vốn tự coi mình là Đại Thừa trong khi chê bên kia là Tiểu Thừa, đã quay về trân quý Kinh Điển Nguyên Thuỷ. Mặt khác, ngài Buddhadasa, xuất thân từ Nam Tông vốn không chấp nhận kinh điển Bắc Truyền, đã có những tư tưởng phóng khoáng, cởi mở kiểu Bắc Truyền. Hai vị xứng đáng cho chúng ta học hỏi về tấm gương độc lập tư duy, vượt trên thành kiến tông môn để đề xuất những làm mới Phật Giáo cho phù hợp căn cơ thời đại.

            Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Thế Giới Phật Giáo!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn