Trong Khi Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump Nồng Ấm Với Trung Quốc, Phái Đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ Thăm Viếng Đức Đạt Lai Lạt Ma

11 Tháng Năm 201709:05(Xem: 5085)

TRONG KHI TỔNG THỐNG HOA KỲ DONALD TRUMP
NỒNG ẤM VỚI TRUNG QUỐC,
PHÁI ĐOÀN QUỐC HỘI HOA KỲ
THĂM VIẾNG ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Tịnh Thủy chuyển ngữ

Chuyến đi này dường như làm cho Bắc Kinh tức giận
vì họ coi Đức Đạt Lai Lạt Ma như là một kẻ gây chia rẽ nguy hiểm.


DHARAMSALA, India, May 9 (Reuters) Một phái đoàn dân biểu quốc hội Hoa Kỳ đã đến thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma tại trụ sở chính của ngài ở Ấn Độ hôm thứ ba, nhằm thu hút sự chú ý của thế giới đến vấn đề nhân quyềnTây Tạng khi Tổng thống Donald Trump có quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc.

Nhà lãnh đạo đảng Dân chủ Nancy Pelosi đã cùng với một phái đoàn lưỡng đảng quốc hội Hoa Kỳ tới thị trấn đồi Himalaya (Dharamsala), thủ phủ của nhà lãnh đạo Phật giáo 81 tuổi này, một chuyến đi có thể làm cho Bắc Kinh lo lắng về người mà họ luôn cho rằng một kẻ gây chia rẽ nguy hiểm.

"Khi đến thăm viếng Đức Đạt Lai Lạt Ma, phái đoàn lưỡng đảng của chúng tôi đến trong tinh thần đức tin và hòa bình của ngài. Chúng tôi đến đây với sự truyền cảm từ ngài và chứng tỏ sự cam kết của chúng tôi đối với người Tây Tạng, với đức tin, văn hoá và ngôn ngữ của họ ", Pelosi nói.

Cuộc thăm viếng của các nhà lập pháp diễn ra trong một thời gian nhạy cảm đối với Trump. Trong chiến dịch tranh cử, Trump đã cho rằng Trung Quốc là một nước chuyên buôn lậu và thao túng tiền tệ, nhưng hiện giờ Trump đang tìm kiếm sự ủng hộ của Chủ tịch Tập Cận Bình (Xi Jinping) để ngăn chặn Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân..

Sau cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 năm ngoái, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói ông rất muốn gặp nhà lãnh đạo Hoa Kỳ vào bất cứ khi nào. Bây giờ dường như người đoạt giải Nobel hòa bình (Đức Đạt Lai Lạt Ma) không phải là người sẽ nhận được lời mời của Tòa Bạch Ốc - một vinh dự mà các tổng thống Hoa Kỳ trước đây đã làm.

Tuần trước, Ngoại trưởng Rex Tillerson đã làm giảm vai trò nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, làm dấy lên lo ngại rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma, người đã vượt thoát Tây Tạng đến Ấn Độ vào năm 1959, có thể mất một người bạn trong các người bạn cuối cùng của ngài ở phương Tây.

blankNhà lãnh đạo khối thiểu số Hạ Viện Nancy Pelosi thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma vào Thứ Ba ngày 9 tháng 5 năm 2017 tại trú xứ của ngài ở Dharamsala, India.


LẦN VIẾNG THĂM TRƯỚC

Cuộc viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma cuối của Bà Pelosi vào năm 2008, sau cuộc đàn áp của Trung Quốc về cuộc nổi dậy ở Tây Tạng, trùng hợp với Thế vận hội Bắc Kinh.

Kể từ đó, các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền cho hay, tình hình tại khu tự trị Tây Tạng đã trở nên tồi tệ khi nhà cầm quyền giải quyết các bất đồng quan điểmtheo đuổi các chính sách có hệ thống để đồng hóa người Tây Tạng.

Meenakshi Ganguly, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền của Nam Á, nói: "Mức độ đàn ápTây Tạng đã cực kỳ gia tăng.”

Số người vượt thoát từ Tây Tạng sang các quốc gia lân cận Ấn Độ và Nepal đã chậm lại, đang châm ngòi cho sự sống còn của cộng đồng di dân Tây Tạng ở Nam Á, cô nói thêm.

taytang-05Các báo cáo tiếp tục xuất hiện từ Tây Tạng về các hành động phản đối chế độ cai trị của Trung Quốc. Một sinh viên 16 tuổi, hát lên tiếng nói "Tây Tạng muốn tự do" và "Hãy để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma trở lại Tây Tạng," đã tự châm lửa thiêu mình vào ngày 2 tháng 5, đài phát thanh Á Châu Tự Do tiếng Tây Tạng đã báo cáo.

Dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ Jim McGovern, một đảng viên Dân chủ đi cùng với bà Pelosi, đã kêu gọi một chính sách mới của Mỹ đối với Tây Tạng để bảo vệ danh tính của người dân Tây Tạng tranh đấu cho nhân quyền và cáo buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền.

ÁP DỤNG ÁP LỰC

Trung Quốc đã áp lực lên các chính phủ nước ngoài không được tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma trong khi họ củng cố cầm quyền ở Tây Tạng từ khi chiếm giữ vào năm 1950, cái mà họ gọi là "cuộc giải phóng hòa bình".

Gần đây nhất, Bắc Kinh đã lên án chính phủ Ấn Độ đã tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài đến bang Arunachal Pradesh thuộc vùng đông bắc Ấn Độ - lãnh thổ mà họ tự nhận là miền Nam của Tây Tạng - để giảng dạy đạo pháp cho đồng bào Phật tử.

Chuyến đi đó đã làm dấy lên ý kiến cho rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn thăm vấn với các vị trưởng lão về người kế vị ông. Phật giáo Tây Tạng cho rằng thần thức của một vị lạt ma cao cấp được tái sinh sau khi qua đời.

Trung Quốc nói rằng truyền thống tái sinh này phải được tiếp tục và các nhà lãnh đạo cộng sản vô thần có quyền phê chuẩn người kế vị Đạt Lai Lạt Ma, như một di sản thừa hưởng từ các vị hoàng đế Trung Quốc.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề nghị chấm dứt truyền thống tái sinh, khi ngài qua đời. Trung Quốc cáo buộc ông ta phản bội, và thiếu tôn trọng tôn giáo Tây Tạng, bằng cách nói rằng có thể không có sự tái sinh trong tương lai.

Tịnh Thủy chuyển ngữ

Bản gốc: http://www.huffingtonpost.com/entry/dalai-lama-us-lawmakers-meet_us_591189c1e4b0d5d9049f945e

Dưới đây là một số hình ảnh chuyến đi của phái đoàn lưỡng viện quốc hội Hoa Kỳ: (Photo/OOHHDL/Tenzin Choejor)
blank
blankblank
blank

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tám 2016(Xem: 5139)
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 4918)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường dốc đến đỉnh Linh Thứu, một trong những địa điểm hành hương quan trọng của những người Phật tử. Những người lính này là thành viên của một đơn vị ưu tú trong quân đội Ấn Độ, ăn mặc toàn đen: sơ mi cô tông tay dài, khăn quấn đầu tua buông xuống, và quần bó sát chân. Mỗi người có một khăn choàng thứ hai quấn ngang mặt chỉ thấy đôi mắt. Tất cả mang súng tự động. Hai trong số ấy, đặc biệt được huấn luyện bắn tỉa, có một súng trường đeo lủng lẳng trên vai. Ngay cả không có vũ khí, những người đàn ông vai rộng thật ấn tượng khi nhìn; mỗi người cao hơn sáu bộ và rõ ràng vô cùng thích hợp.
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 5350)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một buổi ăn tối như thường lệ ở một phòng ăn nhỏ ở tầng hai của tu viện từ nhân viên Văn Phòng Riêng đến các bảo vệ đều ăn buổi tối của họ ở đấy. Hầu hết mọi buổi tối, thức ăn là món truyền thống của Tây Tạng bột nhồi trơn luộc và mì nước với rau cải.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 5528)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khu vực giản dị của ngài ở tầng thượng một tu viện Tây Tạng tại Đạo Tràng Giác Ngộ và đi xuống cầu thang bên ngoài khoảnh sân hẹp của tu viện. Chiếc xe Đại sứ trắng đậu ở đấy. Nó trông cũng giống như những chiếc xe taxi khác thấy trong những thành phố Ấn Độ. Nhưng chiếc này được bọc sắt, cửa sổ dày, kính màu đủ mạnh để chống lại đạn. Một nhóm nhỏ Maoists cực đoan đã kích động gần Đạo Tràng Giác Ngộ mấy tháng gần đây. Và vùng này của Bihar, tiểu bang nghèo nhất của Ấn Độ, được biết như thỉnh thoảng có cướp vũ trang. Văn phòng ngoại giao ở Delhi đã gửi chiếc xe từ thành phố Lucknow kế cạnh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma sử dụng trong chuyến hành hương đến Đạo Tràng Giác Ngộ và những nơi gần các Phật tích.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5446)
Một học giả nổi tiếng của Đại Hàn, mặc áo dài đen của Khổng Giáo với cổ cao, và tay dài rộng, ngồi xếp bằng trước Đức Đạt Lai Lạt Ma.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5104)
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 5259)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở thị trấn của Đạo Tràng Giác Ngộ, Bodhgaya, để tỏ lòng tôn kính đến Phật tích thiêng liêng nhất của Phật Giáo. Sau một vài ngày cần thiết để nghỉ ngơi ở đây, ngài sẽ tiếp tục cuộc hành hương đến đỉnh Linh Thứu trước khi trở lại để truyền lễ quán đảnh Thời Luân. Đức Đạt Lai Lạt Ma bước lên ngai của ngài bên trong Đại Tháp Giác Ngộ, dưới tàng cây bồ đề cổ kính, hậu duệ trực tiếp của cây bồ đề xưa kia nơi Đức Phật đã đạt đến Giác Ngộ hai nghìn năm trăm trước. đông đảo những tu sĩ Tây Tạng ngồi đối diện với ngài trong khoảng sân rộng. Họ đã đến đây để tham dự nghi thức sojong hai lần một tháng - sám hối.