Lời Giới Thiệu Của Hòa Thượng Thích Huyền Tôn

30 Tháng Năm 201200:00(Xem: 6918)

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ÚC ĐẠI LỢI
(History of Buddhism in Australia)
 Nguyên tác: Paul Croucher
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Tu Viện Quảng Đức ấn hành 2012

Lời giới thiệu
của Hòa Thượng Thích Huyền Tôn

thichhuyentonLịch sử Phật Giáo Úc Đại Lợi của tác giả Paul Croucher, qua bản Việt dịch với văn phong hiện đại, xuất sắc, gãy gọn và trung thực của Thượng tọa Thích Nguyên Tạng. Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng đến Úc từ năm 1998, ngoài công việc làm website Phật Giáo, Thầy đã vui thích trong công việc phiên dịch, và cứ như thế những bản dịch của Thầy mỗi ngày mỗi xuất sắc hơn. Chính nhờ vậy mà qua “ Lịch Sử Phật Giáo Úc Đại Lợi”, chúng ta được thấy tác giả Paul Croucher đã phác họa cho Phật Giáo có một bộ mặt tựa như “Người tìm đất khai khẩn” hơn là Người chân tu đi truyền đạo.

Bất cứ ai đọc tác phẩm lịch sử này của ông Paul Croucher đều biết rằng, ông đã rất đau lòng mà họa lên đường nét thật trong thời kỳ đầu của lịch sử Phật giáo Úc, với những tấm lòng muốn phát huy Phật đạo nhưng sự hiểu Đạo của họ có lẽ cũng rất sơ nguyên. Văn gốc đã như vậy rồi thì dịch giả có cao siêu đến mấy cũng không sao làm khác được.

Thượng tọa dịch giả cũng thấm thía khi cho rằng: “Bỏ thì thương, vương thì tội, cũng mong độc giả hoan hỷ không chấp mắc, chỉ nên đọc Lịch sử Phật Giáo Úc Châu để soi chiếu bản thân”. Vì “tiền xa ký phúc, hậu xa giới chi” (Xe trước ngã đổ, xe sau nên cảnh giác), mà Thượng tọa đã tiếp tục hoàn thành dịch phẩm này.

 Đọc lại “Lịch sử Phật Giáo Úc Đại Lợi” chợt như mình bị chao đảo trong nguồn sống chống đối, thị phi. Trong đó tác giả cũng đã đề cập đến các vị chức sắc của Phật Giáo Việt Nam trong thời kỳ từ 1980 đến 1988. Tác giả cũng đã rành rẽ và hiểu rõ những câu mở đầu trong bản Hiến Chương của Giáo Hội và đã nghĩ rằng văn bản này do những người đứng đầu tổ chức soạn thảo. Tuy nhiên thời ấy nay đã qua rồi…. Tôi mong trong tương lai Thượng tọa viết kỹ lại Lịch sử Phật Giáo Việt Nam tại Úc Châu để cho Tăng Tín đồ Phật tử Việt Nam biết rõ hơn về sự hình thành, ổn định và phát triển của Phật Giáo tại xứ sớ Nam Bán Cầu này.

Cảm ơn Thượng Tọa đã trân trọng coi tôi là một chứng nhân của lịch sử Phật Giáo Úc! Còn tôi vẫn luôn quí mến Thượng Tọa là người đã dầy công đức với Giáo Hội, với văn hoá Phật Giáo, với nhiều tác phẩm dịch thuật.

Xin thành tâm giới thiệu với chư quí độc giả gần xa. Hãy hoan nghinh và đón đọc tác phẩm dịch thuật của Thượng tọa Thích Nguyên Tạng, Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức, cũng là người chủ biên Trang nhà rộng lớn quangduc.com

Viết tại Chùa Bảo Vương, Mùa Phật Đản 2636 (2012)


Hòa Thượng Thích Huyền Tôn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 5265)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở thị trấn của Đạo Tràng Giác Ngộ, Bodhgaya, để tỏ lòng tôn kính đến Phật tích thiêng liêng nhất của Phật Giáo. Sau một vài ngày cần thiết để nghỉ ngơi ở đây, ngài sẽ tiếp tục cuộc hành hương đến đỉnh Linh Thứu trước khi trở lại để truyền lễ quán đảnh Thời Luân. Đức Đạt Lai Lạt Ma bước lên ngai của ngài bên trong Đại Tháp Giác Ngộ, dưới tàng cây bồ đề cổ kính, hậu duệ trực tiếp của cây bồ đề xưa kia nơi Đức Phật đã đạt đến Giác Ngộ hai nghìn năm trăm trước. đông đảo những tu sĩ Tây Tạng ngồi đối diện với ngài trong khoảng sân rộng. Họ đã đến đây để tham dự nghi thức sojong hai lần một tháng - sám hối.
15 Tháng Sáu 2016(Xem: 5333)
Ánh sáng buổi trưa chiếu ấm áp và dễ chịu trên những tàn tích của Đại Học Na Lan Đà cổ xưa. Đức Đạt Lai Lạt Ma và một đoàn tùy tùng khoảng một trăm tu sĩ ngồi và trì tụng kinh chú trên bãi cỏ đối diện trực tiếp với phần còn lại của ngôi tháp cao chín mươi bộ. Tất cả đã đến đây sau khi dừng chân ở Sarnath, trong một cuộc hành hiếm hoi để tỏ lòng tôn kính đến những Phật tử ưu việt Ấn Độ, những người đã học và dạy tại Na Lan Đà. Lãnh tụ Tây Tạng đã không đến đây trong hơn hai thập niên.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 5666)
Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra khỏi chiếc xe đại sứ bọc thép trắng và cất bước hướng đến một khán đài tạm cạnh tháp Sarnath (tháp Chuyển Pháp Luân ở Lộc Uyển). Có khoảng vài trăm khách hành hương và tu sĩ đã tập họp, đang chờ đợi ngài thuyết giảng. Đấy là tháng Giêng, và lãnh tụ Tây Tạng tiến hành một cuộc hành hương hiếm hoi đến những Phật tích thiêng liêng nhất ở Ấn Độ. Sarnath là nơi dừng chân đầu tiên, hơn hai mươi lạt ma cao cấp trong bộ y áo màu đỏ quen thuộc, cầm một bó nhang trong tay, xếp hàng trên lối đi chào đón ngài.
06 Tháng Sáu 2016(Xem: 5157)
Có một cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ bất ngờ tại thiền phòng riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala, biến chuyển trong năm ngày thành một phòng họp cho Hội Nghị Tâm Thức và Đời Sống lần thứ 10. Mọi con mắt đang đổ dồn về Steven Chu, khôi nguyên vật lý của Hoa Kỳ. Ông ngồi trên ghế được xếp bên phải của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một bình hoa bằng đồng đầy những hoa tươi ở phía sau ông. Chu đang chuẩn bị để giải thích mối quan hệ tiềm tàng giữa toán học và cơ học lượng tử đến Đức Đạt Lai Lạt Ma và hội nghị.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5629)
Những ngày hội mừng Một Trăm Năm Giải Nobel Hòa Bình là trọn vẹn. Tôi đang ngồi tại phòng khách gác lững của Khách Sạn sang trọng Holmenkollen, chờ để có thức uống với Lodi Gyari Rinpoche, đại diện đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Phòng chờ đợi đông đảo. Tôi có thể thấy tác giả quyển Holocaust (Vụ Diệt Chủng Do Thái) và khôi nguyên hòa bình Elie Wiesel đang mãi mê đàm luận với một người đồng hành, hoàn toàn không chú ý tới sự huyên náo chung quanh ông. Một người khôi nguyên khác, José Ramos-Hortas của Đông Timor, ở tại một chiếc bàn ngay bên cạnh, ông đang trả lời phỏng vấn với một vài phóng viên.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 5204)
Kể từ khi anh được phát hiện treo cổ trong ký túc xá vào tháng Giêng này, câu chuyện về cuộc đời của Rohith Vemula đã được khơi lại thành đề tài nói chuyện về hệ thống đẳng cấp và sự kỳ thị đặt căn bản trên đẳng cấp tại Ấn Độ, đặc biệt hơn là trong các trường đại học.
05 Tháng Tư 2016(Xem: 5665)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng. Những tủ đựng đồ bằng gỗ chạm trổ tinh vi đứng dọc bên tường, ở giữa chúng tôi có thể thấy nhiều bức tượng bằng đồng và vô số sản phẩm thủ công tôn giáo. Cả kho kinh điển Tây Tạng gói trong những tấm vải vàng và gấm thêu kim tuyến chồng chất đầy những kệ sách được làm theo truyền thống. Trung tâm của phòng được chiếm ưu thế bởi một bàn thờ trang trí công phu. Một bức tượng - cao không quá hai bộ được đặt trong một ngôi điện nho nhỏ bằng gỗ và thủy tinh - thật là một nơi đáng ngưỡng mộ. Không gian trầm lặng tuyệt đẹp, một sự thanh lịch bình dị.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 4963)
Đây là trích đoạn (lần thứ ba) từ buổi nói chuyện Hỏi & Đáp với Thượng Tọa Pomnyun tại trường Đại Học Princeton vào ngày 1/10/2014. Người phỏng-vấn hỏi Thượng Tọa Pomnyun trở thành một nhà sư như thế nào.