Đức đạt lai lạt ma trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Telemundo

05 Tháng Bảy 201513:37(Xem: 5190)
blank

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
TRẢ LỜI  PHỎNG VẤN
KÊNH TRUYỀN HÌNH TELEMUNDO
Phúc Cường dịch

dalai lama at dallas 1
Phóng viên Edgardo Del Villar, kênh Telemundo phỏng vấn
Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Dallas, Texas, Mỹ
vào ngày 02 tháng 7 năm 2015. Ảnh / Jeremy Russel

Dallas, Texas, Hoa Kỳ, ngày 02 tháng 7 năm 2015 – Cùng với một loạt cuộc gặp mặt riêng, vào buổi sáng ngày mùng 2, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời  phỏng vấn Edgardo Del Villar, biên tập viên kênh Telemundo, kênh truyền hình tiếng Tây Ban Nha lớn nhất tại Mỹ . Phóng viên bắt đầu bằng lời dẫn, ngài ở tuổi 80 vào đầu tuần tới, xin được hỏi, "Quý ngài là ai?" Ngài trả lời ngay lập tức rằng:

"Một con người, một người châu Á từ vùng đất Tuyết, nóc nhà của thế giới, một tăng sĩ Phật giáo, và cuối cùng là một vị Đạt Lai Lạt Ma."
Vậy điều đó có ý nghĩa gì đối với đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, ngài trả lời rằng:

"Theo truyền thống Ấn độ và Phật giáo, chúng ta đều sống các đời kế tiếp nhau, tâm thức vi tế là một dòng tương tục.Tất nhiên, cơ thể thay đổi và cùng với đó tâm thức thô lậu của chúng ta cũng thay đổi, nhưng tâm thức vi tế vẫn tương tục."

Với câu hỏi quý ngài muốn tái sinh tại đâu, Ngài đã hài ước nhắc rằng bản thân không có năng lực tâm linh để lựa chọn, nhưng mỗi người chúng ta đều là hiện thân đời sống trong quá khứ trước đây của mình.

Vậy phản ứng của ngài trước tin Mỹ và Cuba mở lại đại sứ quán, ngài nhấn mạnh rằng Cuba là nước láng giềng của Mỹ, cả Mỹ và Cuba là một phần của thế giới và cần phải chung sống cùng nhau. Ngài cho rằng có thể tranh luận về ý thức hệ trong khi vẫn duy trì mối quan hệ gần gũi. Khi được hỏi lời khuyên của ngài cho các nạn nhân của bạo lực, ví dụ như ở Mexico, ngài thấy đã có quá nhiều bạo lực trong quá khứ và nếu chúng ta muốn một đời sống hòa bình hơn trong tương lai, hãy bắt đầu gieo những hạt giống đó ngay bây giờ. Ngài cũng mong nguyện thế kỷ 21 là thế kỷ của đối thoại.

Liên quan đến câu hỏi về hôn nhân đồng tính, ngài nhấn mạnh rằng những gì ngài chia sẻ trước đây là nếu ai theo một truyền thống tôn giáo, người đó cần có hiểu biết và suy xét những gì giáo lý tôn giáo đó răn dạy về điều này. Nhưng nếu bạn không theo một tôn giáo nào, thì tất nhiên, điều đó tùy thuộc vào bạn.

dalai lama at dallas 2
Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời phỏng vấn phóng viên
Edgardo Del Villar, kênh truyền hình Telemundo
ở Dallas, Texas, Mỹ vào ngày 02 tháng 7, 2015.
Ảnh/ Sonam Zoksang

Về câu hỏi định nghĩa một nền giáo dục toàn diện, Ngài đặt lại câu hỏi,

"Quý vị có thể mua được sự bình an nội tâm không? Quý vị có thể đoạn trừ nỗi sợ hãi bằng phẫu thuật hoặc bằng máy móc không? Sân giận và sợ hãi phá hủy sự an bình nội tâm của chúng ta. Nếu chúng ta trưởng dưỡng lòng bi mẫn và tình thương yêu, chúng ta có thể hóa giải sân giận và sợ hãi. Vì vậy, hệ thống giáo dục cần trang bị cho mọi người hiểu biết cách thức vận hành của tâm thức và hệ thống các cảm xúc.

"Khoa học có thể giúp chúng ta hiểu biết thực tại. Tôi đã có những cuộc đàm luận rất hữu ích với các nhà khoa học trong 30 năm qua. Công nghệ rất hữu ích bởi vì nó đã mang lại cho chúng ta gần nhau hơn. Nhưng chúng ta phải cẩn trọng nếu lạm dụng công nghệ.

"Đức Giáo Hoàng Benedict từng nhắc nhở  rằng đức tin có thể hòa hợp với lý trí. Trong trường hợp này, khoa học với tư cách là lý trí được kết nối với bộ não, còn đức tin liên quan đến trái tim."

Để tìm cầu an bình nội tâm, Ngài nhắc rằng phải phân biệt giữa những trải nghiệm giác quan và trải nghiệm tinh thần. Nếu chúng ta có được sự bình an nội tâm thì những rắc rối giác quan sẽ không làm phiền não chúng ta được. Nếu hiểu biết của chúng ta chỉ phụ thuộc vào giác quan, thì sẽ không thể có an bình nội tâm. Tôn giáo có thể lợi ích, bởi vì tất cả các truyền thống tôn giáo lớn, dù quan điểm triết học có khác nhau, nhưng đều có cùng mục tiêu đạt tới sự an bình nội tâm. Nhưng bởi có rất nhiều người không theo một tôn giáo nào nên chúng ta cần những cách thức giúp họ đạt tới sự an bình nội tâm, không theo phương pháp tiếp cận tôn giáo mà dựa theo hiểu biết và kinh nghiệm thông thường cùng những tri thức khoa học. Khi Del Villar đặt hỏi ngài sẽ có lời khuyên gì với Đức Giáo Hoàng Francis để giúp mang lại cho người Công giáo sự an bình nội tâm, ngài trả lời rằng đức Giáo Hoàng hãy khuyến lệ họ thực tâm trong sự thực hành.

Phóng viên Del Villar nhớ lại rằng vào năm 1987 ngài đã công bố một kế hoạch hòa bình năm điểm và hiện nay kế hoạch đó tiến triển thế nào. Ngài nói với ông:

"Khu vực hoà bình là một ý tưởng cho các giai đoạn dài hơn, những gì chúng tôi cần làm ngay bây giờ là bảo tồn nền văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng, nền văn hóa và ngôn ngữ này là phương tiện tốt nhất để luận giải truyền thống Phật giáo Nalanda. Sinh thái cũng là vấn đề quan trọng. Chúng tôi đã mở một cuộc đối thoại, nhưng những người có quan điểm cứng rắn đã ngăn cản. Tập Cận Bình dường như là một nhà lãnh đạo thực tế hơn, nhưng hiện nay ông ấy đang bận tâm với cuộc chiến chống tham nhũng, đảm nhận một trọng trách dũng cảm mà tôi rất kính trọng."

Về vấn đề từ nhiệm trọng trách chính trị trong năm 2011 và những phản ứng từ những người Tây Tạng ở trong nước, ngài nói rằng bởi phần lớn họ đặt niềm tin nơi ngày nên họ hiểu lý do tại sao ngài đưa ra quyết định như vậy. Một số hiệp ước tôn giáo Tây Tạng được gắn với hệ thống chính trị trước đó và bây giờ là thời gian cần thay đổi. Truyền thống các Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo chính trị và tâm linh đã lỗi thời.

Vậy điều gì có thể thay đổi ở Trung Quốc, ngài cho rằng, 1,3 tỷ người dân Trung Quốc có quyền nhận được thông tin chân thực và chế độ kiểm duyệt là lầm sai. Trong khi đó sinh viên học ở nước ngoài có hiểu biết về thực tế và họ sẽ mang những kiến thức có được trở về nước, do đó, ngài nhấn mạnh chế độ kiểm duyệt nên chấm dứt. Điều quan trọng là hệ thống tư pháp Trung Quốc phải được cải thiện theo tiêu chuẩn quốc tế. Tập Cận Bình đã đề cập về điều này, nhưng những người theo đường lối cứng rắn trong hệ thống tiếp tục bỏ qua thực tế. Trong khi đó, Phật tử Trung Quốc đã tới đỉnh lễ ngài thường xuyên, họ khóc và thỉnh cầu ngài xin đừng lãng quên họ.

Vậy ngài muốn nghiên cứu những gì nếu giả sử ngài không thọ nhận sự rèn luyện tâm linh, ngài trả lời không chút do dự rằng, "Khoa học". Ngài chia sẻ thêm khi còn nhỏ ngài có sở thích tháo rời chiếc đồng hồ để tìm hiểu sự vận hành của nó và làm nhiều việc tương tự, nhưng ngày nay ngài giành thời gian đọc lạị những kinh văn Phật giáo và huân tập lại những gì đã tu học trước đây. Ai là người mà ngài ngưỡng mộ, ngài đã trả lời, "Nhân loại", ngài cũng lưu ý rằng nếu một người có niềm tin nơi Thiên Chúa, thì món quà lớn nhất mà Thiên Chúa đã ban tặng chính là bộ não con người. Tuy nhiên điều quan trọng là phải học để sử dụng nó một cách đúng đắn.

Cuối cùng, trả lời cho câu hỏi quý ngài thích làm điều gì nhất, ngài trả lời rằng: "Đàm luận", và chủ đề ưa thích là giá trị nhân văn..

"Mỗi khi tôi cất lời, tôi luôn luôn bàn nói về các giá trị nhân văn, khoa học và triết học Phật giáo."

Vậy điều gì là quan trọng nhất trong những giá trị nhân văn, ngài trả lời không do dự:

"Quan tâm tới tha nhân."

Phúc Cường trích dịch

Nguồn: Dalailama.com/news

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6073)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 5906)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6361)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6708)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 6957)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9399)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7564)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10827)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 6895)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,