Lá Thư Thứ Ba: Chúc Mừng Sinh Nhật Thứ 80 Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14

30 Tháng Tư 201515:09(Xem: 6062)
blank

Lá Thư Thứ Ba: Chúc Mừng Sinh Nhật Thứ 80 Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14
Third Letter To Congratulate His Holiness, The 14th Dalai Lama On His Eightieth Birthday

Được Viết Bởi-Written By: Tịnh Ngọc, Tịnh Như, Nguyễn Văn Tiến


San Jose, ngày 29/4/2015

 

Lá Thư Thứ Ba: Kính Gửi Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 Của Tây Tạng.

Kính thưa Đức Đạt Lai Lạt Ma,

Trong bảng danh sách báo Nữu Ước, những tác phẩm đứng đầu bán chạy nhất Hoa Kỳ, có một quyển sách của ngài tên là "Nghệ Thuật Hạnh Phúc", trong đó có một đoạn ngài viết như sau:

(DL: Đức Đạt Lai Lạt Ma - HC: Howard Cutler)

"DL: 'Tôi tin tưởng rằng ý nghĩa của cuộc sống là đi tìm hạnh phúc. Đây là điều quá rõ ràng. Dù bạn có niềm tin hoặc không có niềm tin, bạn tin vào tôn giáo nầy, hoặc là tôn giáo kia, chúng ta luôn đi tìm những điều tốt đẹp cho cuộc đời chúng ta. Thế nên, tôi tin tưởng rằng, lòng chúng ta luôn được thúc đẩy đi về phía có hạnh phúc...'

HL: 'Thế thì, hạnh phúc có phải là mục tiêu hợp lý của nhiều người không? tôi hỏi. 'Điều nầy có chắc chắn là xẩy ra không?'

DL: 'Chắc chắn phải xẩy ra. Tôi tin tưởng rằng, hạnh phúc là điều có thật, chúng ta có được hạnh phúc, nhờ vào sự huấn luyện tâm của chúng ta.'"

Sự huấn luyện tâm của con người, là đề tài mà ngài đã dày công học hỏi và thực hành, trong suốt cuộc đời ngài.

Thí dụ như bài thi kệ được viết bởi ngài Gheshe Langri Thangpa, có tên là "Tám Bài Kệ Chuyển Hóa Tâm", đây là một bài thi kệ mà ngài đã mang ra giảng dạy rất nhiều lần, ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Khi chúng con đọc câu kệ số hai trong bài thi kệ nầy (1), nói rằng:

"2. Khi gặp gỡ tiếp xúc. Với bất kỳ một ai, Nguyện tôi luôn thấy mình. Là kẻ thấp kém nhất, Từ đáy lòng chân thật. Luôn tôn kính mọi người. Như kính bậc tối cao."

Ngay lập tức, chúng con nhớ lại câu mà ngài vẫn thường hay nói: "Tôi chỉ là một nhà sư Phật Giáo đơn giản".

Thưa Đức Đạt Lai Lạt Ma, đối với chúng con, khi nói về lòng khiêm tốn thì có lẽ không ai hơn được ngài.

Khi chúng con đọc câu kệ số bốn và số năm trong bài thi kệ nầy (1), nói rằng:

"4. Khi gặp người hiểm ác. Vì bị tâm phiền não. Và ác nghiệp tác động, Nguyện tôi quí người ấy. Như vừa tìm ra được. Kho tàng trân quí nhất. - 5. Khi gặp người vì lòng. Ganh ghen và đố kỵ. Miệt thị phỉ báng tôi, Nguyện tôi nhận phần thua, Nhường đi mọi phần thắng."

Rồi chúng con nhớ lại, trong bài diễn thuyết nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 1989, ngài đã nói như sau:

"Giải Thưởng Nobel nầy, chính là giải thưởng cho những người dân Tây Tạng, họ đã xứng đáng được tưởng thưởng bởi vì lòng can đảm và ý chí không dời đổi, vì họ đã phải sống dưới sự xâm lăng, dưới sự chiếm đoạt bằng vũ lực của người ngoại quốc, trong suốt bốn mươi năm qua. Tôi là phát ngôn viên của người dân Tây Tạng, và tôi đang hít thở không khí tự do, nên bổn phận của tôi là phải nói dùm cho những người dân của chúng tôi, vì họ không có quyền tự do ngôn luận, vì họ đang sống như những người ở trong nhà tù. Tôi nói lên điều nầy, với lòng không giận dữ, với lòng không thù hận, đến những người đã chịu trách nhiệm, những người đã gây ra sự đau khổ cùng cực cho người dân của chúng tôi, những người đã hủy hoại đất nước, nhà cửa, và văn hóa của chúng tôi. Những người nầy cũng là con người, đang mong muốn được sống hạnh phúc, nên họ xứng đáng được hưởng lòng thương xót của chúng tôi."

Thưa Đức Đạt Lai Lạt Ma, những lời nói trên của ngài chứng tỏ rằng ngài là người có lòng khoan dung tột bực, bởi vì ngài đã tha thứ, cho những người mà đã đối xử với những người dân Tây Tạng, và ngài như là kẻ thù.

Thưa Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngài là vị Thầy Giáo đúng nghĩa nhất của chúng con, vị Thầy chỉ giảng dạy học trò những gì chính Thầy đã làm, những gì bản thân Thầy đã thực hành.

Chúng con xin mượn câu kệ thứ nhất của bài thi kệ nầy (1), nói rằng:

"1. Với quyết tâm thành tựu. Lợi lạc lớn lao nhất. Nhờ tất cả chúng sinh, Tôi nguyện luôn giữ gìn. Chúng sinh trong đáy tim, Vì chúng sinh quí hơn. Cả bảo châu như ý."

Thưa Đức Đạt Lai Lạt Ma, quả đúng như thế, ngài chính là viên bảo châu như ý của chúng con, viên ngọc ngời sáng nhất, không có tỳ vết, viên ngọc mãi luôn lấp lánh trong trái tim của chúng con.

Chúng con xin chúc mừng ngày sinh nhật thứ tám mươi của ngài, và chúng con mong rằng chúng con sẽ được chúc mừng ngài trong những sinh nhật kế tiếp.

Nguyễn Văn Tiến và gia đình.

 

Ghi Chú:

1) "Tám Bài Kệ Chuyển Hóa Tâm", Chuyển Ngữ: Hồng Như, câu kệ số 1, 2, 4, và 5.

Third Letter To Congratulate His Holiness, The 14th Dalai Lama On His Eightieth Birthday.

Written By: Tịnh Ngọc, Tịnh Như, Nguyễn Văn Tiến

San Jose, April/29/2015

Third Letter To His Holiness, The 14th Dalai Lama Of Tibet.

Your Holiness:

In your New York's best sellers list book "The Art Of Happiness", you wrote:

(DL: His Holiness, The Dalai Lama - HC: Howard Cutler)

"DL: 'I believe that the very purpose of our life is to seek happiness. That is clear. Whether one believes in religion or not, whether one believes in this religion or that religion, we all are seeking something better in life. So, I think, the very motion of our life is toward happiness...'

HL: 'But is happiness a reasonable goal for most of us?' I asked. 'Is it really possible?'

DL: 'Yes. I believe that happiness can be achieved through training the mind.'"

Training the mind is the subject in which you spend your whole life studying and practising.

"Eight Verses For Training The Mind" by Geshe Langri Thangpa, for example, is one of the subject you taught many times, at many different places in the world.

When we read verse number two of this poem, it stated:

"2. Whenever I associate with others. May I think of myself as the lowest of all. And from the depth of my heart. Hold the others as supreme."

It reminded us right away about what you have always said: "I'm a simple Buddhist monk".

Your Holiness, to us, it is hard to find anyone who is more humble than you are.

When we read verse number four and five of this poem, it stated:

"4. When I see beings of wicked nature, Oppressed by violent misdeeds and afflictions, May I hold them dear. As if I had found a rare and precious treasure. - 5. When others out of envy treat me badly. With slander, abuse and the like, May I suffer the loss and. Offer the victory to them."

It reminded us of your Nobel Lecture in 1989, in which you said:

"The Nobel Prize is a prize they, the people of Tibet, well deserve for their courage and unfailing determination during the past forty years of foreign occupation. As a free spokesman for my captive countrymen and -women, I feel it is my duty to speak out on their behalf. I speak not with a feeling of anger or hatred towards those who are responsible for the immense suffering of our people and the destruction of our land, homes and culture. They too are human beings who struggle to find happiness and deserve our compassion."

Your Holiness, those statements proved that you have the highest tolerance, because you forgave those people whom considered your people of Tibet, and yourself included, as their enemy.

Your Holiness, you are our Teacher in the truest sense, you have certainly taught what you have done and practised yourself.

We would like to borrow the idea from verse number one of this poem, as it stated:

"1. With the determination to accomplish. The highest welfare of all sentient beings, Who excel even the wish-fulfilling jewel, May I at all times hold them dear."

Your Holiness, you are indeed our wish-fulfilling jewel, the brightest one without any stains, the jewel always shining in our hearts.

We wish you a happy eightieth birthday, and we wish that we can continue to do so in many more of your future birthdays.

Tien Van Nguyen and my family.




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 6063)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 5905)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6360)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6708)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 6956)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9398)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7564)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10827)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 6895)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,