Nghị Quyết Của Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới Về Quyền Động Vật

27 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 13854)

NGHỊ QUYẾT
CỦA HỘI LIÊN HỮU PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
VỀ QUYỀN ĐỘNG VẬT

by Janaka Perera, Lankaweb, July 22, 2012

Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (The World Fellowship of Buddhists) trong Tuyên bố cuối cùng của mình đọc tại lễ bế mạc Đại hội WFB lần thứ 26 được tổ chức tại Yeosu, Hàn Quốc, từ ngày 11 đến 16-6-2012, đã kêu gọi nhân loại hãy mở rộng lòng từ bi và nhân hậu đối với tất cả chúng sinh theo chủ trương của Đức Phật.

Xét Rằng

Phật giáo đặt trọng tâm cao độ và rõ ràng về hòa bình và bất bạo động, thể hiện mối quan tâm đạo đức và tôn trọng cuộc sống của tất cả chúng sinh trên cơ sở không thể chối cãi rằng sự sống là quý báu đối với tất cả mọi loài, và tán dương sự vun bồi của lòng nhân ái, lòng từ bi sánh ngang với tấm lòng của một người mẹ, người bảo vệ cuộc sống của đứa con duy nhất của mình, và kêu gọi nhân loại hãy yêu thương tất cả chúng sinh với một trái tim vô biên tỏa khắp trên toàn thế giới (Theo Kinh Từ Bi);

Xét Rằng

Bảo vệ môi trường sinh thái bao gồm cả các sinh vật đang sống trong đó là hết sức quan trọng, và trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm công dân đã được định hình trên nhân tính của mỗi con người nhằm ngăn ngừa sự giảm bớt nhanh chóng nguồn tài nguyên của trái đất vốn rất hữu hạn, tương tự như vậy việc giảm thiểu sự lạm dụng và đối xử tàn ác đã được cam kết trên động vật là một nghĩa vụ đạo đức cần phải được nhấn mạnh và hỗ trợ đặc biệt bởi các tổ chức Phật giáo, đã cam kết sẽ tuyên truyền, nhân rộng, và vận dụng trong Phật giáo;

Xét Rằng

Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (WFB) đã thể theo sự cần thiết phải hỗ trợ nhân đạo trên thế giới bằng việc thiết lập một Uỷ ban thường vụ về các hoạt động nhân đạo;

Văn bản này được thông qua bởi Hội đồng WFB tại Hội nghị WFB 2012 tại Hàn Quốc nhằm thành lập một tiểu ban về quyền động vật dưới sự bảo trợ của Ủy ban Thường vụ về các hoạt động nhân đạo:

i) Thúc đẩy phúc lợi động vật nói chung phù hợp với giáo lý của Phật giáo về lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh,

ii) Giám sát và thực thi pháp luật về Bảo vệ và Phúc lợi Động vật ở các nước khác nhau nhằm thúc đẩy việc cải cách và cập nhật luật này kết hợp với các tiêu chuẩn hiện đại trong việc đối xử với động vật, và

iii) Báo cáo hàng năm với các khuyến nghị và biện pháp được thông qua đối với công tác phòng chống việc đối xử tàn ác và lạm dụng động vật và thúc đẩy quyền lợi động vật trong các nước thành viên của WFB, và trong phần còn lại của thế giới.

 

The full text of this draft Resolution reads as follows: 

Whereas

Buddhism places an unequivocal high emphasis on peace and non –violence, expresses moral concern and respect for the lives of all living beings on the indisputable basis that life is dear to all, and extols the cultivation of loving – kindness and compassion on par with that of a mother who protects with her life her only child, and calls on humanity to cherish all living beings with a boundless heart radiating kindness over the entire world (Karaniya Metta Sutta);

 Whereas

As much as the protection of the ecological environment including its living creatures is of paramount importance, and a moral and civic responsibility has been cast on humanity to prevent the rapid diminution of earth’s resources which are finite, likewise the curtailment of the abuse and cruelty committed on animals is a moral obligation that need to be emphasized and supported particularly by Buddhist Organisations committed to the propagation and spread, and practice of Buddhism;

 Whereas

The World Fellowship of Buddhists (WFB) has responded to the need for supporting humanitarian causes in the world by establishing a Standing Committee on Humanitarian Services;

It is Hereby Resolved by the General Council of the WFB at the WFB Korea Conference 2012 to establish a Sub – Committee on Animal Welfare under the aegis of the Standing Committee on Humanitarian Services:

i) To promote Animal Welfare generally in accordance with the Buddhist tenets of compassion for living beings,

ii) To monitor legislation and enforcement of laws on Animal Protection and Welfare in various countries with a view to ushering in reform and updating of such legislation incorporating modern standards of treatment of animals, and

iii) To provide an Annual Report with Recommendations and Measures adopted towards the prevention of cruelty and abuse of animals; and promotion of animal welfare in the member countries of WFB, and in the rest of the world.

Source: http://www.lankaweb.com/news/items/2012/07/22/world-fellowship-of-buddhists-takes-step-towards-promotion-of-animal-welfare/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 5259)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở thị trấn của Đạo Tràng Giác Ngộ, Bodhgaya, để tỏ lòng tôn kính đến Phật tích thiêng liêng nhất của Phật Giáo. Sau một vài ngày cần thiết để nghỉ ngơi ở đây, ngài sẽ tiếp tục cuộc hành hương đến đỉnh Linh Thứu trước khi trở lại để truyền lễ quán đảnh Thời Luân. Đức Đạt Lai Lạt Ma bước lên ngai của ngài bên trong Đại Tháp Giác Ngộ, dưới tàng cây bồ đề cổ kính, hậu duệ trực tiếp của cây bồ đề xưa kia nơi Đức Phật đã đạt đến Giác Ngộ hai nghìn năm trăm trước. đông đảo những tu sĩ Tây Tạng ngồi đối diện với ngài trong khoảng sân rộng. Họ đã đến đây để tham dự nghi thức sojong hai lần một tháng - sám hối.
15 Tháng Sáu 2016(Xem: 5329)
Ánh sáng buổi trưa chiếu ấm áp và dễ chịu trên những tàn tích của Đại Học Na Lan Đà cổ xưa. Đức Đạt Lai Lạt Ma và một đoàn tùy tùng khoảng một trăm tu sĩ ngồi và trì tụng kinh chú trên bãi cỏ đối diện trực tiếp với phần còn lại của ngôi tháp cao chín mươi bộ. Tất cả đã đến đây sau khi dừng chân ở Sarnath, trong một cuộc hành hiếm hoi để tỏ lòng tôn kính đến những Phật tử ưu việt Ấn Độ, những người đã học và dạy tại Na Lan Đà. Lãnh tụ Tây Tạng đã không đến đây trong hơn hai thập niên.
10 Tháng Sáu 2016(Xem: 5645)
Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra khỏi chiếc xe đại sứ bọc thép trắng và cất bước hướng đến một khán đài tạm cạnh tháp Sarnath (tháp Chuyển Pháp Luân ở Lộc Uyển). Có khoảng vài trăm khách hành hương và tu sĩ đã tập họp, đang chờ đợi ngài thuyết giảng. Đấy là tháng Giêng, và lãnh tụ Tây Tạng tiến hành một cuộc hành hương hiếm hoi đến những Phật tích thiêng liêng nhất ở Ấn Độ. Sarnath là nơi dừng chân đầu tiên, hơn hai mươi lạt ma cao cấp trong bộ y áo màu đỏ quen thuộc, cầm một bó nhang trong tay, xếp hàng trên lối đi chào đón ngài.
06 Tháng Sáu 2016(Xem: 5145)
Có một cảm giác hấp dẫn mạnh mẽ bất ngờ tại thiền phòng riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala, biến chuyển trong năm ngày thành một phòng họp cho Hội Nghị Tâm Thức và Đời Sống lần thứ 10. Mọi con mắt đang đổ dồn về Steven Chu, khôi nguyên vật lý của Hoa Kỳ. Ông ngồi trên ghế được xếp bên phải của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một bình hoa bằng đồng đầy những hoa tươi ở phía sau ông. Chu đang chuẩn bị để giải thích mối quan hệ tiềm tàng giữa toán học và cơ học lượng tử đến Đức Đạt Lai Lạt Ma và hội nghị.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 5615)
Những ngày hội mừng Một Trăm Năm Giải Nobel Hòa Bình là trọn vẹn. Tôi đang ngồi tại phòng khách gác lững của Khách Sạn sang trọng Holmenkollen, chờ để có thức uống với Lodi Gyari Rinpoche, đại diện đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Phòng chờ đợi đông đảo. Tôi có thể thấy tác giả quyển Holocaust (Vụ Diệt Chủng Do Thái) và khôi nguyên hòa bình Elie Wiesel đang mãi mê đàm luận với một người đồng hành, hoàn toàn không chú ý tới sự huyên náo chung quanh ông. Một người khôi nguyên khác, José Ramos-Hortas của Đông Timor, ở tại một chiếc bàn ngay bên cạnh, ông đang trả lời phỏng vấn với một vài phóng viên.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 5197)
Kể từ khi anh được phát hiện treo cổ trong ký túc xá vào tháng Giêng này, câu chuyện về cuộc đời của Rohith Vemula đã được khơi lại thành đề tài nói chuyện về hệ thống đẳng cấp và sự kỳ thị đặt căn bản trên đẳng cấp tại Ấn Độ, đặc biệt hơn là trong các trường đại học.
05 Tháng Tư 2016(Xem: 5658)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng. Những tủ đựng đồ bằng gỗ chạm trổ tinh vi đứng dọc bên tường, ở giữa chúng tôi có thể thấy nhiều bức tượng bằng đồng và vô số sản phẩm thủ công tôn giáo. Cả kho kinh điển Tây Tạng gói trong những tấm vải vàng và gấm thêu kim tuyến chồng chất đầy những kệ sách được làm theo truyền thống. Trung tâm của phòng được chiếm ưu thế bởi một bàn thờ trang trí công phu. Một bức tượng - cao không quá hai bộ được đặt trong một ngôi điện nho nhỏ bằng gỗ và thủy tinh - thật là một nơi đáng ngưỡng mộ. Không gian trầm lặng tuyệt đẹp, một sự thanh lịch bình dị.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 4957)
Đây là trích đoạn (lần thứ ba) từ buổi nói chuyện Hỏi & Đáp với Thượng Tọa Pomnyun tại trường Đại Học Princeton vào ngày 1/10/2014. Người phỏng-vấn hỏi Thượng Tọa Pomnyun trở thành một nhà sư như thế nào.