Trà Đàm Với Đức Đạt Lai Lạt Ma - Đức Đạt Lai Lạt Ma Trả Lời Phỏng Vấn Của Pico Iyer - Chuyển Ngữ: Tuệ Uyển

27 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 29640)

TRÀ ĐÀM VỚI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Over Tea with the Dalai Lama
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời phỏng vấn của Pico Iyer
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

dalailama-teapicoiyer-180x180Mùa thu vừa rồi, tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua những buổi giải lao hiếm hoi trong thời khóa biểu của ngài khi ngài chính thức trong một khóa thuyết giảng.

Tôi thật may mắn có đủ nhân duyên để có thể viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn tại tịnh thất khiêm tốn, đầy màu sắc sống động của ngài ở Dharamsala lần đầu tiên năm vào năm 1974, khi tôi là một thiếu niên. Từ đấy, tôi cố gắng để trở lại thị trấn miền Bắc Ấn Độ thường xuyên hơn, một phần để chứng kiến sự đấu tranh của người Tây Tạng, và phần vì để thụ hưởng sự hiện diện và tuệ trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Giống như ngày càng nhiều người hơn ngày nay, tôi cũng may mắn đủ để thấy ngài ở Los Angeles, Malibu, New York, và New Jersey, tại Harvard, và ở San Francisco, nhưng luôn luôn có điều gì ấy đặc biệt về việc nghe ngài thuyết giảng tại nơi ngài ở, những đỉnh núi tuyết ở xa xa, và những niềm hy vọng mồn một, sâu lắng của người Tây Tạng khắp không gian.

Mùa thu vừa rồi, tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua những buổi giải lao hiếm hoi trong thời khóa biểu của ngài khi ngài chính thức trong một khóa thuyết giảng. Dharamsala rạng rở trong mùa thu, những buổi bình minh sắc nét và đầy mây và những buổi tối đầy sao mà thế giới thật sự có thể cảm nhận từ một nơi rất xa. Tôi muốn biết Phật Giáo Tây Tạng đang thay đổi như thế nào khi sự lưu vong sâu xa của nó, khi sự thực hành của nó và những vị thầy được gởi đi khắp thế giới, trong con người và trong phim ảnh như thế nào, và như thế nào trong một thế giới hiện đại, với nhiều áp lực và hứa hẹn hơn bao giờ hết, Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể bảo tồn hành động đặc thù khó khăn và cân bằng của ngài trong việc phụng sự đồng thời như một lĩnh tụ chính trị và đạo sư tâm linh.

Mỗi ngày tôi đã gặp ngài tại phòng lúc hai giờ chiều, và qua trà đàm khi mà tôi vẫn có câu hỏi và khi ngài có thời gian. Bất cứ khi nào tách trà tôi cạn, ngài chú ý đến nó trước tôi.

-Pico Iyer

1.- PICO IYER: Tôi nghĩ lần cuối cùng tôi ở trong phòng này là tám năm về trước. Mọi thứ thay đổi như thế nào từ lúc ấy?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ít tóc hơn, tôi nghĩ. Cả hai chúng ta!

Tôi nghĩ ở mức độ toàn cầu có lẻ có nhiều hy vọng hơn, thay vì những thảm kịch như thế này như ở Nam Tư, và Rwanda. Về vấn đề Tây Tạng, tôi nghĩ trên phương diện tích cực, có nhiều sự tỉnh giác hơn, và như một kết quả, sự lưu tâm và hổ trợ đang lớn mạnh. Ngay cả một số chính phủ - một cách công khai, cũng như phía sau hậu trường – đang làm những nổ lực để thực hiện việc gì đấy cho Tây Tạng. Về mặt khác, bên trong Tây Tạng những chính sách của Bắc Kinh rất khắc nghiệt, rất tàn bạo.

Vì thể một cách tổng quát, tôi rất lạc quan về vấn đề. Trong tương lai gần, không có hy vọng gì. Nhưng về lâu về dài, chắc chắn. Đấy chỉ là vấn đề thời gian – mọi thứ sẽ thay đổi.

2.- PICO IYER: Và trong đời sống của chính ngài, mọi thứ đã phải thay đổi rất nhiều trong tám năm qua.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không nhiều. Sức khỏe thân thể của tôi thì rất tốt. Sự thực hành tâm linh của tôi – không có nhiều cơ hội. Nhưng như thường lệ, tôi vẫn tiếp tục. Vì thế tôi vẫn là con người ấy. Ông cũng là con người ấy. Tôi rất mừng vì có cơ hội với một cố nhân mà tôi biết từ thời cha của ông.

3.- PICO IYER: Vâng, thật sự, cha tôi đã đến thăm ngài ngay sau khi ngài đến Ấn Độ.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng. Rất là sớm.

4.- PICO IYER: Bây giờ ngài đang ở trong một khóa thuyết giảng. Thật khó khăn để tìm ra thời gian cho sự thực tập tâm linh của ngài do bởi tất cả những gì ngài đã phải thực hiện cho thế giới.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng. Cũng thế, mỗi lần tôi đón nhận một giáo huấn mới nào đấy, mà nó bổ xung thêm cho sự thực hành hằng ngày của tôi. Vì thế ngày nay, sự trì tụng hằng ngày của tôi, đòi hỏi, thông thường khoảng bốn tiếng đồng hồ.

5.- PICO IYER: Mỗi ngày?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Thông thường tôi thức dậy lúc 3:30 sáng. Sau đấy tôi lập tức thực hành một ít thiền tập, một ít thể dục – lễ phủ phục – rồi thì tắm. Sau đó đi bộ một ít bên ngoài. Tất cả thời gian này, tôi trì tụng một mật ngôn nào đấy hay thực hành thiền quán. Rồi thì lúc 5:15, tôi điểm tâm và lúc 5:30 nghe đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) bằng tiếng Tây Tạng. Đài BBC Đông Á thường đề cập những vấn đề về Tây Tạng và Trung Hoa, vì thế tôi thường nghe đến.

Sau khi điểm tâm, tôi thực hiện thêm một ít thiền tập và rồi thì thường học hỏi một triết lý Tây Tạng nào đấy hay một văn kiện quan trọng. Nếu có một việc nào đấy quan trọng tôi đến đây, văn phòng của tôi, và đôi khi trước buổi ăn trưa tôi đọc báo và tạp chí - Newsweek, Time, Far Eastern Economic Review, một số báo chí Ấn Độ.

Ô, vâng. Lúc 7:30 tôi luôn luôn nghe tin tức thế giới của đài BBC. Luôn luôn. Tôi ghiền. Khi tôi thăm viếng một quốc gia ngoại quốc nào đấy và tôi không thể nghe vì thời gian thay đổi hay không đủ thời gian, tôi thật sự cảm thấy thiếu vắng điều gì đấy trong ngày hôm ấy. Tôi cảm thấy tôi không biết những gì đã xãy ra trên thế giới. Đài BBC luôn luôn rất hấp dẫn, và tôi thật sự cảm thấy, không thành kiến.

Sau buổi cơm trưa, tôi đến văn phòng của tôi ở đây cho đến khoảng 5:30. Rồi thì lúc 6:00 tôi dùng buổi trà tối – là một tu sĩ Phật Giáo, không ăn chiều, đôi khi chỉ một ít bánh ngọt hay một miếng bánh mì. Vào lúc ấy tôi luôn xem truyền hình BBC. Rồi thì buổi thiền tập buổi tối, khoảng một giờ đồng hồ và ngủ lúc 8:30. Thiền tập quan trọng nhất! Ngủ là thiền tập thông thường cho mọi người – ngay cả những con chim. [Đây là] thiền tập quan trọng nhất. Không phải để nhập niết bàn, mà để sống còn!

6.- PICO IYER: Ngày nay, chắc hầu như không có thời gian cho ngài thực hiện một số sở thích riêng trước đây, như chụp hình chẳng hạn.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không còn thích thú gì nữa. Cho đến đầu năm 1960, tôi có một ít hấp dẫn trong việc chụp hình, nhưng từ lúc ấy thì không còn nữa. Dĩ nhiên, tôi vẫn yêu nhiều loại hoa. Và thỉnh thoảng tôi làm một việc tay chân nào đấy, một sự sửa chửa nào đấy, đồng hồ đeo tay và những dụng cụ nhỏ.

7 .- PICO IYER: Không có vị Đạt Lai Lạt Ma nào trước đây đối diện với hoàn cảnh thể hiện trách nhiệm cho một cộng đồng đa dạng khắp thế giới như ngài. Có những người vẫn ở trong Tây Tạng, những người bị cắt đứt [liên hệ] với ngài trong những cách nào đấy; có những người Tây Tạng lưu vong rãi rác toàn thế giới , và có những người Phật tử Tây Tạng hoàn toàn mới ở phương Tây. Phải thật là khó khăn để duy trì liên hệ với tất cả những nhóm này và phải chắc chắn mọi việc đang diễn tiến đúng hướng.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ngày càng có nhiều người hơn đang biểu lộ thích thú với Phật Giáo, và con số những trung tâm Phật Giáo đã gia tăng. Nhưng không giống như hệ thống Thiên Chúa Giáo, những trung tâm này ít nhiều tự trị hơn. Tôi không có trách nhiệm gì cả. Dĩ nhiên, nếu thoảng hoặc người ta đến đây và hỏi điều gì đấy với tôi, tôi khuyến nghị một số ý kiến. Nói cách khác, không có quyền lực trung ương. Những hoạt động ấy hoàn toàn độc lập.

8.- PICO IYER: Nhưng có lẻ nếu họ thực hành trong một phương cách không chính thống, hay làm những việc mà ngài nghĩ là không ở trong tinh thần chân chính của Đạo Phật, điều ấy phải là khó khăn cho ngài, ngay cả nếu ngài không chịu trách nhiệm cho họ.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Một cách tổng quát, không. Dĩ nhiên, đã có một số tai tiếng – tai tiếng về tiền bạc, tai tiếng về tình dục – và vào những lúc ấy, một số người phương Tây đã nói với tôi là họ quan tâm một cách nghiêm chỉnh do bởi những cáo trạng này mà toàn thể Đạo Phật có thể đau khổ. Tôi đã nói với họ, “Đạo Phật không phải mới. Đã hơn 2.500 năm rồi, và trong thời gian ấy những tai tiếng như vậy đã từng xãy ra. Nhưng căn bản Phật Giáo là đúng đắn. Đạo Phật có năng lực của nó, luận lý của nó, sự xinh đẹp của nó, những giá trị của nó. Nếu những cá nhân kể cả những lạt ma làm những việc sai trái ở đây ở, ở kia, nó sẽ không ảnh hưởng đến toàn bộ Phật Giáo.

Nhưng cũng quan trọng để có nguyên tắc, đặc biệt những người thể hiện trách nhiệm. Khi chúng ta đang giáo hóa những người khác, khi chúng ta có nhiệm vụ cải thiện phẩm chất đời sống của người khác và thể trạng tinh thần của họ, trước nhất chúng ta phải cải thiện chính mình. Trái lại, làm thế nào chúng ta có thể hóa độ người khác? Và có lẻ do bởi những tai tiếng này, dường như có nguyên tắc hơn, tự kiểm chính mình hơn.

9 .- PICO IYER: Chắc phải là một sự lo lắng lớn của ngài rằng người Tây Tạng sẽ mất sự nối kết với nền văn hóa của họ - cả những người ở bên trong Tây Tạng, và trong một cách khác, những người ở bên ngoài Tây Tạng. Phải là rất khó để duy trì sự tương tục này.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Bên trong Tây Tạng, vâng. Có những dấu hiệu rõ ràng về sự thoái hóa của những truyền thống Tây Tạng, và những nguyên tắc đạo đức. Trong những năm gần đây, có nhiều vụ giết người trong cộng đồng Tây Tạng ở Ấn Độ. Tất cả những điều này xãy ra trong những người mới đến từ Tây Tạng. Điều này cho thấy sự thoái hóa trong tâm linh bao dung và nguyên tắc tự thân. Và rồi thì trong chính Tây Tạng, có cờ bạc cũng như mại dâm. Tôi được nghe nói rằng có nhiều kẻ mại dâm người Hoa cũng như người Tạng. Và cũng như xì ke ma túy – cộng đồng tị nạn có một số, và dường như có những loại xì ke ma túy nào đấy ở Lhasa và những thành phố lớn của Tây Tạng.

Điều lo lắng chính của tôi là việc bảo tồn nền văn hóa Tây Tạng. Vị thế chính trị của Tây Tạng dĩ nhiên là quan trọng, nhưng để duy trì sự sống của tâm linh Tây Tạng, di sản văn hóa Tây Tạng, là sự quan tâm chính của tôi. Điều này không chỉ ích lợi cho sáu triệu người Tây Tạng, mà cũng là sự lưu tâm của cộng đồng lớn hơn – đặc biệt, về lâu về dài, đên người Hoa. Có hàng triệu người Hoa trẻ, đôi khi được gọi là “Thế hệ Lạc loài”. Tôi nghĩ một cách đặc biệt trong lĩnh vực những giá trị của con người, họ hoàn toàn bị lạc lõng. Trong khoảng trống ấy, nền văn hóa Tây Tạng có thể thực hiện một sự cống hiến.

10.- PICO IYER: Ngài có nghĩ rằng Phật Giáo Tây Tạng sẽ phải thay đổi khi nó được thực tập bởi nhiều người không phải Tây Tạng hay không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không, tôi không nghĩ thế. Một số người Tây phương – ngay cả một số người Tây Tạng – đã từng nói với tôi rằng họ cảm thấy cần một loại điều chỉnh nào đấy. Nhưng tôi cảm thấy không cần thiết như vậy, khi mà căn bản giáo lý Đạo Phật được quan tâm. Phật Giáo đối diện với những vấn đề căn bản của nhân loại – tuổi già, bệnh tật, khổ đau. Những thứ này, cho dù trong thế giới ngày hôm nay hay một nghìn năm trước, cho dù ở Ấn Độ hay ở Trung Hoa hay ở Hoa Kỳ, những thứ ấy luôn luôn giống nhau.

11.- PICO IYER: Thế nhưng Đạo Phật bây giờ đang được thực tập trong những xứ sở với những nền văn hóa và lịch sử khác nhau.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trong bất cứ truyền thống tôn giáo, phải có hai khía cạnh: một là khía cạnh văn hóa, thứ đến là khía cạnh giáo lý hay tôn giáo. Khía cạnh văn hóa có thể thay đổi. Khi Đạo Phật tiếp xúc với những xứ sở khác hơn là Ấn Độ, khía cạnh văn hóa tiếp nhận điều nghiên thích ứng phù hợp với những hoàn cảnh mới. Vì thế chúng ta liên hệ ngày nay với Đạo Phật của Nhật Bản, Trung Hoa, Tây Tạng. Tương tự thế, cuối cùng chúng ta sẽ có Phật Giáo phương Tây. Điều ấy sẽ đến một cách tự nhiên.

Nhưng chỗ căn bản giáo lý liên quan, tôi nghĩ nó phải là giống nhau. Thí dụ, tất cả những học giả đáng tin cậy của Tây Tạng, bất cứ khi nào một vấn đề nào đó được đặt ra, luôn luôn dựa vào những trích dẫn của những học giả Ấn Độ trước đó. Không có điều ấy, chúng ta không tin sự chân thật của nó. Vì thế ông thấy, giáo lý đã giống như nhau qua 2.500 năm qua. Đó là tại sao tôi cảm thấy sẽ không đúng khi gọi Đạo Phật Tây Tạng là “Lạt Ma Giáo”. Với sự hiện thân tái sinh này, Đạt Lai Lạt Ma đã được gọi, đặc biệt bởi những người Trung Hoa, là “Hoạt Phật” hay “Phật Sống”. Nhưng trong Tạng ngữ, chữ “lạt ma” (lama) là một sự chuyển dịch trực tiếp từ chữ “đạo sư” (guru). Vì thế, “đạo sư” hay “lạt ma” có cùng ý nghĩa – người nào đấy nên được tôn kính do bởi tuệ trí của người ấy, hay do bởi sự cảm kích mà người ta hàm ơn với đạo sư. Do vậy, ý nghĩa thông dụng là “một người đáng được tôn kính”. Không hàm ý của “Phật Sống”. Một số sách ở phương Tây đôi khi cũng nói là “Phật Sống” (living Buddha) khi họ diễn tả tôi, hay “Thiên Vương” (god king). Hoàn toàn sai!

12.- PICO IYER: Tôi nhớ ngài có một lần nói rằng trong những đạo đức Phật Giáo, khiêm cung thì thực tập dễ dàng ở Tây Tạng hơn là ở phương Tây. Tôi tự hỏi có phải có những giá trị khác nên khó khăn để thực tập trong hoàn cảnh mới này hay không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trong xã hội phương Tây, có thể khó khăn để tiến hành sự thực tập thiền quán hoàn hảo do bởi tốc độ nhanh chóng của đời sống ở đấy. Nhưng rồi thì ông thấy, sự biệt lập của một số tu sĩ nam và nữ của Cơ Đốc Giáo là đáng chú ý hơn là ở Tây Tạng, không có sự tiếp xúc với đời sống bên ngoài. Một tu viện ở miền Nam nước Pháp không có máy truyền thanh, không có báo chí. Hoàn toàn cắt đứt! Và những buổi ăn vô cùng đạm bạc. Và không có những đôi giày thích hợp, chỉ có dép xăng-đan. Vì thế hầu hết những người trong họ, toàn bộ đời sống còn lại của họ, biểu hiện như là những tù nhân. Thật là kỳ diệu!

Vì vậy cuối cùng những tu viện Phật Giáo ở phương Tây có thể được thành lập trong hình thức tương tự như một số tu viện của Cơ Đốc Giáo. Thế thì, tôi nghĩ sẽ không có bất cứ sự khó khăn nào. Họ có thể dành trọn cả ngày để thiền quán.

13.- PICO IYER: Hiện nay, chắc rằng ngài đã dành thời gian của mình để nói với những người không Phật Giáo hơn là những người Phật tử, vì ngài du hành quá nhiều và ngài nói chuyện đến quá nhiều người hội kiến khác nhau.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng có lẻ, vâng có lẻ thế. Bất cứ khi nào tôi có cơ hội để nói chuyện hay thuyết giảng ngoài cộng đồng Tây Tạng, mối quan tâm căn bản của tôi là với đạo đức thế gian. Tôi đã phân biệt giữa tâm linh tín ngưỡng và tâm linh không tín ngưỡng – chỉ đơn giản là một con người tốt , một cá nhân với trái tim nồng ấm, một cá nhân với ý thức trách nhiệm. Thông thường tôi nhấn mạnh đạo đức thế tục, và điều này dường như hữu ích. Tôi giải thích những giá trị căn bản của con người, hay những phẩm chất tốt đẹp của con người, như lòng từ bi, và tại sao những điều này là quan trọng. Tôi giải thích rằng cho dù con người có tín ngưỡng hay con người không tín ngưỡng là tùy thuộc trên cá nhân, nhưng ngay cả không có tôn giáo, chúng ta vẫn có thể là một con người tốt.

Tôi chú ý thấy đại đa số thính chúng cảm kích điều này – có hay không có tín ngưỡng, hãy chỉ là một con người tốt. Người ta dễ lĩnh hội hơn. Điều ấy là quan trọng. Phần lớn nhân loại trên thế giới là những người không tín ngưỡng, và chúng ta không thể cải lý với họ và nói với họ rằng họ phải là những người có tín ngưỡng. Không! Không thể được!

Nói một cách thực tiển, đa số nhân loại sẽ tiếp tục là những người không tín ngưỡng, và điều này chẳng hề gì. Không có vấn đề gì! Vấn đề là phần lớn đã đánh mất hay quên lãng những giá trị nhân bản sâu sắc, chẳng hạn như lòng từ bi và ý thức trách nhiệm. Rồi thì chúng ta thật sự đối diện với một vấn đề. Đó là sự quan tâm to lớn của chúng ta. Bất cứ nơi nào có một xã hội hay một cộng đồng hay một gia đình mà không có những phẩm chất tốt đẹp của con người, thế thì ngay cả một gia đình đơn lẻ cũng không thể là một gia đình hạnh phúc. Điều đó hoàn toàn rõ ràng.

Những cảm xúc nào đấy, chẳng hạn như thù hận, tạo nên một ranh giới rõ rệt của “chúng tôi” và “bọn họ” như vậy. Lập tức, có một cảm nhận về kẻ thù. Có quá nhiều tranh đua, quá nhiều cảm giác tiêu cực đối với láng giềng của quý vị, và về phía láng giềng của quý vị, cũng có một thái độ tiêu cực đối với quý vị? Thế rồi điều gì xãy ra? Quý vị bị bao vây bởi kẻ thù, nhưng kẻ thù là sự sáng tạo của quý vị!

Mới gần đây tôi đã nhấn mạnh qua nền kinh tế hiện đại, và cũng qua truyền thông và giáo dục, thế giới bây giờ lệ thuộc hổ tương, liên kết lẫn nhau. Dưới những hoàn cảnh như thế, khái niệm về “chúng tôi” và “bọn họ” đã mất: tổn hại láng giềng của quý vị là thật sự tổn hại đến quý vị. Nếu quý vị làm những việc tiêu cực đối với láng giềng của quý vị, điều đó thật sụ tạo nên sự khổ đau của chính quý vị. Và giúp đở họ, biểu lộ sự quan tâm đến lợi ích của người khác – thật sự đây là những nhân tố quan trọng cho chính hạnh phúc của quý vị. Nếu quý vị muốn có một cộng đồng tràn đầy niềm vui, tràn ngập tình thân hữu, quý vị phải tạo điều kiện cho nó có thể sinh trưởng. Nếu quý vị tiếp tục tiêu cực, và trong khi lại muốn thêm những nụ cười và tình thân hữu với láng giềng của quý vị, điều đó vô lý. Nếu ông muốn láng giềng thân tình hơn, ông phải tạo nên cái không khí như thế. Rồi thì người ta sẽ đáp ứng.

14.- PICO IYER: Do thế chúng ta cần phải được nhắc nhở về những trách nhiệm căn bản nhất, nền tảng nhất.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đây là sự nhất mạnh chính của tôi. Tôi thật sự cảm thấy điều quan trọng là thúc đẩy những nguyên tắc đạo đức thế tục. Đấy là những gì chúng ta thật sự cần đến. Những cảm xúc hay hành động ấy đem đến một cách thiết yếu hạnh phúc hay sự toại nguyện, chúng tích cực. Bởi vì chúng ta muốn hạnh phúc. Những cảm xúc và hành động mà cuối cùng đem đến khổ đau, chúng ta phải xem như tiêu cực. Do vì chúng ta không muốn đau khổ. Đây là những giá trị căn bản của con người – không liên hệ với Đấng Tạo Hóa, không có liên hệ với Đức Phật.

15.- PICO IYER: Ngài có lo lắng hay không rằng trong cộng đồng Tây Tạng, có quá nhiều trách nhiệm trên vai cá nhân ngài ngay cả nếu ngài cố gắng để trãi trách nhiệm đến ngày càng nhiều người hơn, người ta miễn cưỡng tiếp nhận nó bởi vì người ta tiếp tục ngưỡng vọng đến ngài cao độ như thế? Thật khó khăn để thay đổi những niềm tin lâu đời như vậy.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, điều ấy đúng. Tôi thường nói với mọi người “Quý vị phải lãnh lấy trách nhiệm và hành động giống như tôi không hiện hữu.” Sớm hay muộn gì ngày ấy sẽ đến, một cách dứt khoát là như thế.

16.- PICO IYER: Ngài phải quan tâm về những gì xãy ra khi ngài không hiện diện nữa – có khả năng là Bắc Kinh sẽ chọn một vị Đạt Lai Lạt Ma cho chính họ.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không, không có nhiều rắc rối! Về lâu về dài, vâng, những người ở Bắc Kinh muốn kiểm soát việc lựa chọn vị Đạt Lai Lạt Ma tương lai. Cũng có khả năng sẽ không có bất cứ vị Đạt Lai Lạt Ma nào nữa – theo một số tin tức, Bắc Kinh đang suy nghĩ như thế. Okay. Bất cứ điều gì họ thích, họ có thể làm. Không ai có thể cản họ. Nhưng điều ấy không ảnh hưởng đến tâm tư của người Tây Tạng. Cho nên chẳng hề gì.

17.- PICO IYER: Ngài không thể làm gì để bảo vệ cho sự hiện thân tái sinh của ngài đối với những người Trung Cộng chứ?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Những người ở Bắc Kinh chắc chắn sẽ công nhận một Đạt Lai Lạt Ma, nhưng đối với người Tây Tạng, đó sẽ không phải là Đạt Lai Lạt Ma. Họ sẽ không chấp nhận người ấy. Vì thế tôi không quan tâm nhiều. Và chính thể chế Đạt Lai Lạt Ma – cho dù nó có nên tiếp tục hay không – điều ấy tùy vào người Tây Tạng. Ở tại một phạm vi nào đấy, thể chế sẽ chấm dứt. Điều đó không có nghĩa là nền văn hóa Phật Giáo Tây Tạng sẽ chấm dứt. Nền văn hóa Phật Giáo Tây Tạng sẽ tiếp tục, và phải duy trì, cho đến khi nào người Tây Tạng còn hiện hữu. Nhưng những thể chế đến và đi, đến và đi.

18.- PICO IYER: Ngày nay, rất nhiều người muốn nói về ngài và người ta có thể có những duyên cớ khác nhau hoàn toàn đa dạng. Có phải đấy là một vấn đề khó khăn?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đối với tôi không có khác biệt gì. Dĩ nhiên, đôi khi người ta có những động cơ khác nhau, điều ấy là có thể, nhưng đối với tôi không có vấn đề gì. Tôi đối xử với mỗi con người giống nhau, cho dù là những nhân vật cao cấp hay những hành khất – không có gì khác biệt, không có sự phân biệt. 

19.- PICO IYER: Trong những vị trí tương tự, ngài thường nói rằng điều quan trọng là phải thử nghiệm lý trí, và không chấp nhận mọi thứ một cách tự động. Tôi tự hỏi có phải càng ngày càng có nhiều người có khuynh hướng đón nhận ngài như vị một đạo sư, và chỉ chấp nhận mọi điều ngài nói ra.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng. Một loại tín ngưỡng mù quáng! Vâng, điều ấy cũng xãy ra. Nhưng tôi không bao giờ cảm thấy tôi là một vị thầy. Tôi chưa bao giờ chấp nhận bất cứ người nào là đệ tử của tôi, kể cả những người Tây Tạng. Tôi thường xem họ như một người pháp lữ của tôi. Trong một ít trường hợp ngoại lệ, nếu chúng tôi đã biết nhau trong nhiều năm – nếu có một loại tin cậy chân thành nào đấy trên căn bản của sự tỉnh thức – rồi thì đôi khi tôi chấp nhận là đạo sư của họ, và họ tự xem như đệ tử của tôi. Nhưng thông thường tôi xem họ như những người bạn tâm linh của tôi. Rất nhiều người ngoại quốc thỉnh cầu tôi chấp nhận họ như đệ tử của tôi. Và tôi nói, không cần loại công nhận như thế. Chỉ là pháp lữ của tôi là lành mạnh hơn, là tốt hơn, và tôi cũng cảm thấy thoãi mái hơn nhiều. Thông thường đấy là sự đáp lại của tôi khi ai đấy thỉnh cầu tôi chấp nhận họ như đệ tử.

20.- PICO IYER: Một nhà thơ người Anh có lần nói, “Một ít kiến thức là một điều nguy hiểm.” Tôi tự hỏi có phải văn hóa Tây Tạng và đạo Phật Tây Tạng là khó tránh khỏi những sự xuyên tạc hơn hay không, bởi vì nhiều người trên thế giới bây giờ chỉ biết một ít về chúng.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng. Có một số cơ hội mới để lạm dụng phạm vi này. Trong lĩnh vực y khoa của Tây Tạng, trong một số nghệ thuật Tây Tạng, cũng như trong Phật Giáo, một số người đang làm bậy mà không có kiến thức thích hợp. Một số người Tây Tạng sống ở Ấn Độ hay Nepal mà không có quá trình học hỏi giảng dạy, nhưng sau vài năm ở phương Tây, họ trở thành những đại lạt ma, nhưng khi người ta đến Ân Độ hay Nepal và hỏi một người Tây Tạng nào đấy, “vị lạt ma như thế như thế đang ở đâu?” Người Tây Tạng không biết, và đôi khi nói, “Đó không phải là lạt ma, không phải là một vị thầy lớn.” Nó đã xãy ra, nhưng okay, không hề gì. Cho đến khi mà nó làm lợi ích cho những người nào đấy, điều ấy tốt thôi.

21.- PICO IYER: Có nhiều tài tử minh tinh thích thú với Đạo Phật, và, như ngài biết, có ngay cả những tu sĩ Tây Tạng đã hiện diện trên những mục quảng cáo và tạp chí thời trang. Tôi tự hỏi, có phải khi Tây Tạng được biết đến nhiều hơn, điều ấy đã trở thành một phức tạp vì người ta liên kết Tây Tạng với những người giàu có và nổi tiếng hay không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nếu có những người lợi dụng người Tây Tạng hay hoàn cảnh Tây Tạng vì lợi ích riêng của họ, thì chúng tôi chẳng có thể làm gì nhiều. Điều quan trọng là đối với chúng tôi không liên hệ hay kết hợp với những người này vì sự thích thú riêng của mình.

Một số phóng viên tò mò về những tài tử minh tinh, những người đang biểu lộ một sự hấp dẫn nhiệt thành về Đạo Phật. Thực tế, họ hàm ý rằng tôi gần như đang trở thành một người nổi tiếng. Nhưng cảm giác của tôi là tôi không quan tâm về quá khứ của người ta, cho đến khi mà nào mà họ vẫn có động cơ chân thành, cởi mở, và mong muốn trong sạch. Dĩ nhiên, rồi thì, tôi sẽ cho họ một cơ hội,và tôi sẽ đối đãi với họ như một người bạn. Tôi không quá quan trọng đến quá khứ của họ là gì.

Điều quan trọng là về phía chúng tôi, động cơ của chúng tôi phải thật là rõ ràng, phải thật là chân thành. Một cách cá nhân, tôi là một tu sĩ Đạo Phật,. Tôi là một đệ tử của Đức Phật. Từ quan kiến ấy, sự gặp gở một người với tâm linh tìm cầu giản di, vô tư, chân thành là quan trọng hơn gặp gở một chính trị gia hay một vị thủ tướng. Những phóng viên này thường quan tâm chính trị như điều gì đấy quan trọng hơn cả, vì thể gặp gở với một chính trị gia trở thành điều gì rất nổi bật với họ. Đối với tôi, sự gặp gở với một người bình thường, làm điều gì đấy cống hiến đến sự hòa bình của tâm thức, đến sự tỉnh thức sâu xa hơn về giá trị của đời sống con người – điều ấy, tôi cảm thấy là rất quan trọng. Khi tôi thấy một kết quả nào đấy, thế rồi tôi nghĩ, “Hôm nay tôi đã làm nên một sự cống hiến nho nhỏ nào đấy.”

22.- PICO IYER: Ngài có một cuộc sống phức tạp như thế, vì có nhiều vai trò khác biệt mà ngài phải thực hiện. Vai trò nào ngài thấy khó khăn nhất?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Gặp gở những nhà chính trị là một kinh nghiệm mà tôi cảm thấy quả là khó khăn. Tôi phải gặp gở những người này và kêu gọi họ, nhưng không có điều gì cụ thể mà tôi có thể nói với họ về Tây Tạng bởi vì tình trạng quá phức tạp. Vấn đề là quá lớn mà ngay cả những lĩnh tụ này nếu muốn hổ trợ một cách chân thành, thì họ không thể làm bất cứ điều gì! Nhưng nếu tôi không gặp gở họ, điều đó cũng là sai. Tốt hơn là gặp gở.

Điều tệ hại nhất là đôi khi một hình thức nghi lễ nào đấy cũng liên hệ. Mà việc ấy tôi quan tâm. Một lần ở Salzburg, người ta mời tôi nói chuyện tại một lễ hội, và tôi nói với họ một vài suy nghĩ thông thường của tôi, về những khó khăn, khoảng cách giữa người nghèo và người giàu, và những thứ như thế. Cuối cùng, Thủ tướng Áo đã nói rằng tôi đã phá vở tất cả những điều kiêng kỵ. Đấy là một lễ hội, vì thể đáng lẻ tôi phải có những lời ca tụng nào đấy, những lời tốt đẹp nào đấy, mà chúng được mong đợi.

23.- PICO IYER: Cũng là một điều tốt để đề cập những đề tài nghiêm chỉnh nào đấy.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi đã cảm thấy, ở đây mọi thứ đều rất dễ thương, rất xinh đẹp, nhưng cùng lúc ấy, con người ở những phần nào đấy của thế giới đang vẫn đối diện đói kém. Vì thế đây là khoảng cách – giàu và nghèo, Bắc và Nam – mà tôi đã nói đến. Đấy dường như là sự thân mật của tôi – tính chất không hình thức căn bản của tôi – đôi khi giúp người ta. Một số vấn đề này cũng ở trong tâm thức của họ, nhưng họ không thấy có thể nói ra dễ dàng về chúng. Có lẻ thế.

24.- PICO IYER: Ngài có thất vọng với những gì mà những chính phủ trên thế giới đã hành động cho Tây Tạng không?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Dĩ nhiên, tôi cảm thấy ho có thể làm hơn nữa, nhưng cùng lúc, tôi thấy một cách rõ ràng những khó khăn của họ. Trung Hoa là một nước lớn, một quốc gia rất quan trọng, vì thế người ta không thể phớt lờ Trung Hoa. Ông phải giao dịch với Trung Hoa.

Cô lập Trung Hoa là hoàn toàn sai lầm. Trung Hoa phải được đưa vào dòng chảy chính của cộng đồng thế giới. Trong lĩnh vực kinh tế, chính Trung Hoa muốn tham gia, nhưng chúng ta trong cộng đồng thế giới cũng có trách nhiệm đạo đức để đem Trung Hoa vào dòng chảy chính của nền dân chủ thế giới, mà chính những người Trung Hoa cũng muốn thế. Khi giao dịch với Trung Hoa, chúng ta cần tạo sự tin tưởng chân thành hổ tương, và trong điều ấy, chúng ta phải làm những điều sai lầm này được thấy rõ. Những vấn đề nào đấy về nguyên tắc phải thật kiên định, trong không khí thân hữu.

Tôi cảm thấy chướng ngại lớn nhất là sự nghi ngờ của Trung Hoa, quá nghi ngờ. Vì thế cho đến khi sự nghi ngờ này còn tồn tại, các bạn không thể giải quyết vấn đề này. Do vậy đầu tiên là phải đánh tan sự nghi ngờ, rồi thì sự quan hệ gần gũi, sự tiếp xúc thân cận. Không đối đầu, mà tốt hơn là thương nghị và tác động qua lại.

Vì thế ông thấy, những mối quan hệ với Trung Hoa đối với những quốc gia phương Tây này là rất tế nhị, rất phức tạp. Dưới những tình huống như thế, tôi cảm thấy tất cả những sự hổ trợ mà chúng tôi nhận được rất, rất là khích lệ. Chúng tôi không có tiền bạc, chúng tôi không có dầu mõ, chúng tôi không có gì để đóng góp. Tây Tạng là một quốc gia nhỏ bé, chúng tôi bị Trung Hoa bắt nạt, và chúng tôi đã từng khổ đau với nhiều sự vi phạm nhân quyền và tàn phá. Sự quan tâm của thế giới đến với chúng tôi không phải vì sự hấp dẫn kinh tế hay địa dư nhân văn chính trị, mà hoàn toàn từ cảm giác nhân bản và quan tâm cho công lý. Tôi nghĩ điều ấy rất đáng khích lệ. Đấy là một sự hổ trợ chân thành đến từ trái tim. Tôi nghĩ đấy là một điều to tát.

Tôi nói với thính chúng một ít lý do tại sao mà họ hổ trợ cho Tây Tạng. Một là sinh quyển học. Do bởi độ cao và khí hậu khô khan của Tây Tạng, một khi sinh quyển bị tổn hại, nó phải cần một thời gian dài hơn để hồi phục. Người Trung Hoa rất hăm hở để khai thác và khả dĩ thiệt hại là lớn lao. Bởi vì quá nhiều con sông quan trọng bắt nguồn từ Tây Tạng, điều này cuối cùng tác động những vùng rộng lớn trong bộ phận này của thế giới.

Thứ hai, văn hóa Tây Tạng, nền văn hóa Phật Giáo, hình thành nên một cung cách nào đấy của đời sống, căn cứ trên những mối quan hệ hòa bình với đồng chủng nhân loại, những mối quan hệ hòa bình với thiên nhiên, những mối quan hệ hòa bình với động vật. Tôi nghĩ rằng loại văn hóa ấy là cần thiết, hữu ích, cho toàn thể thể giới. Một di sản văn hóa như thế, có thể hổ trợ cho hàng triệu người, mà bây giờ đang đối diện với sự diệt chủng.

Cuối cùng, nếu chúng ta tin tưởng trong những giải pháp hòa bình qua bất bạo động, thế thì chúng ta phải hổ trợ cho sự thành công cho sự đấu tranh của Tây Tạng, mà đấy đã là một sự tiếp cận bất bạo động ngay từ lúc khởi đầu. Nếu nó thất bại, rồi thì nó sẽ là một sự thất bại trên mức độ toàn cầu cho một phương thức mới của đấu tranh cho tự do qua bất bạo động. Con đường duy nhất để giải quyết xung đột là qua đối thoại, qua những nguyên tắc bất bạo động. Một khi sự đấu tranh bất bạo động của Tây Tạng cuối cùng thành công, nó có thể là một kiểu mẫu cho vấn đề ấy.

25.- PICO IYER: Thưa ngài, ngài có nghĩ là ngài sẽ thấy Tây Tạng trở lại?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô vâng, một cách chắc chắn! Một cách chắc chắn. Nếu tôi không chết đêm nay hay trong một vài năm nữa. Ô, dứt khoát. Năm năm nữa, mười năm nữa, tôi nghĩ mọi việc sẽ thay đổi. Tôi nghĩ đấy là hy vọng thật sự.

26.- PICO IYER: Những thử thách mà ngài đã đối diện hơn 30 – 40 năm qua – có phải đấy là bộ phận nghiệp chướng của Đạt Lai Lạt Ma?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, dĩ nhiên. Và cũng là nghiệp chướng thông thường, tôi nghĩ thế.

27.- PICO IYER: Vậy thì có phải điều ấy có nghĩa là có một loại mục tiêu hay lý do nào đấy cho những khó khăn phải đối diện?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Mục tiêu, tôi không biết. Điều ấy rất là rất là huyền bí, rất khó để nói. Những hậu quả nghiệp chướng này – trong những trường hợp nào đấy, chúng có một ý nghĩa nào đấy, một giá trị nào đấy.

Nhưng thật hữu ích để nhìn vào những thảm họa từ một quan điểm khác, vì thể sự chán chường tinh thần của ông có thể giảm bớt. Thí dụ, thảm kịch của chúng tôi –trở thành những người tị nạn, vô số sự tàn phá trên quê hương chúng tôi – điểu này cũng mang đến cơ hội mới. Nếu chúng tôi vẫn ở Tây Tạng, Phật Giáo Tây Tạng sẽ không được biết ở thế giới bên ngoài như thế này. Từ quan điểm ấy, càng phơi bày, càng thấy khá hơn.

28.- PICO IYER: Đối với thế giới, đây là một lợi ích lớn, bởi vì trước đây chúng tôi không thể tiếp cận với Tây Tạng.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Kiến thức về Tây Tạng và Phật Giáo Tây Tạng bây giờ hiện hữu trên thế giới do bởi thảm kịch đã xãy ra với Tây Tạng. Vì thế có một kết quả tích cực của điều ấy.

29.- PICO IYER: Và phía sau điều ấy không tránh khỏi có một ý nghĩa lớn rằng những người nào đấy với trái tim chân thành có thể học hỏi rất nhiều, nhưng cũng sẽ có những sự xuyên tạc.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Sự thật có mãnh lực của nó. Do vậy khi thời gian trôi đi, điều gì đấy chân thật bắt đầu lớn lên, trở thành ngày càng mạnh mẽ hơn. Giống như chính nghĩa của Tây Tạng, hay cũng như vị trí của tôi với Phật Giáo Tây Tạng, hay một số hoạt động nào đấy của chúng tôi ở Ấn Độ. Vào lúc ban đầu, có lẻ nó không quá phổ biến, nhưng khi thời gian trôi qua, nó trở nên được chấp nhận hơn sự mong mõi. Khi điều gì đấy chân thật, bản chất đúng đắn của nó trở nên ngày càng rõ ràng hơn.

30.- PICO IYER: Câu hỏi cuối cùng của tôi: Ngài luôn luôn vô cùng thiện xảo trong việc tìm ra một sự gia trì hay một sự giáo huấn trong bất cứ điều gì xãy ra, ngay cả trong khổ đau. Tôi đã tự hỏi, điều gì là đau buồn nhất đã xãy ra cho ngài trong đời sống của ngài?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ khi tôi rời Norbulingka để lưu vong vào lúc nửa đêm hôm ấy, và tôi đã bỏ lại một số người bạn thân của tôi, và một con chó. Rồi thì một lần khác nữa khi tôi chào lần cuối cùng những người cận vệ của tôi, những người quyết định trở lại Tây Tạng – điều đó có nghĩa là đối diện với cái chết, hay những gì tương tự như thế. Do vậy, đây là hai trường hợp dĩ nhiên là rất buồn. Nhưng cũng là, một số trường hợp bây giờ khi những người mới đến từ Tây Tạng kể lại câu chuyện của cuộc đời của họ, và những sự tra tấn, và rồi ngập tràn nước mắt. Đôi khi, tôi cũng khóc. Nhưng thông thường, nước mắt của tôi chảy ra trong một hoàn cảnh khác – đó là khi tôi nói về từ bi, lòng vị tha, và về Đức Phật. Tôi thường trở nên hoàn toàn rất nhạy cảm thế là nước mắt tuôn ra.

Nhưng tôi nghĩ điều đau buồn tương đối có thể nhận thức được. Từ một quan điểm rộng rãi hơn của Phật Giáo, khổ đau là bản chất tự nhiên của toàn bộ sự hiện hữu sinh tử. Do thế, khổ đau là triệu chứng của luân hồi. Điều ấy cũng thật là hữu ích. Đó là tại sao tôi có thể duy trì niềm an bình của tâm tư!

31.- PICO IYER: Cảm ơn ngài rất nhiều.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Cảm ơn nhé.

For twenty-five years, Pico Iyer has covered His Holiness the Dalai Lama and the Tibetan situation for Time, The New Yorker, The New York Review of Books, and The New York Times Op-ed page. 

Over Tea with the Dalai Lama, Pico Iyer, Shambhala Sun, November 2001

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 27/10/2010

http://www.shambhalasun.com/index.php?option=content&task=view&id=1752

 

 

 

 

 

 

ĐÓN CHÀO MỘT CÁCH TRÂN TRỌNG

 

Taking the Dalai Lama Seriously

 Tác giả: Melvin McLeod

 Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 30/10/2010

 

 

 

Đây là thời gian chúng ta đón nhận Đức Đạt Lai Lạt Ma một cách trân trọng. Tôi biết rằng nói như thể ấy là một điều kỳ lạ, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất và được yêu mến nhất trên thế giới. Nhưng đây là thời gian mà chúng ta phải vượt qua khỏi cái nhìn Đức Đạt Lai Lạt Ma như một ông cậu vui vẻ, một nhà truyền giáo từ bi với thế giới, thời khắc hấp dẫn của truyền thông. Chúng ta phải lắng nghe những gì ngài đang thật sự nói với chúng ta. Thông điệp của ngài đến thế giới, và vấn đề Tây Tạng mà ngài đang lĩnh đạo, là quan trọng đến tương lai của chúng ta.

 

Tôi sẽ đánh bạo để nói rằng Pico Iyer là gần gũi nhất đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma hơn bất cứ ai trong thời gian qua, và những bài tiểu luận cá nhân tuyệt vời của ông trong số báo này, ông đã phơi bày những tư tưởng sâu kín nội tại của ông về Đức Đạt Lai Lạt Ma sau ba mươi lăm năm như một người học trò, một người quán sát, và một người bạn. Ông đã để chúng ta nhìn với ông khi Đức Đạt Lai Lạt Ma trãi rộng từ bi và sự quan tâm đến tất cả những ai chung quanh ngài, không gì tuổi tác, quốc tịch, chủng tộc, hay địa vị. Ông đã khơi mở bí mật phép mầu của Đức Đạt Lai Lạt Ma: lòng tử tế ân cần, giá trị cao quý nhất trong tất cả những phẩm chất của con người.

 

Nhưng ngay cả Iyer cũng nhận biết rằng ông có thể bị quyến rũ bởi những phẩm chất cá nhân lạ thường của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và thiếu sót trong việc lắng nghe một cách cẩn thận những gì ngài đang nói với chúng ta. Có nhiều loại người trên thế giới; tất cả chúng ta có lòng tử tế trong chúng ta. Nhưng không phải lòng tử tế ân cần của ngài tự nó đã làm cho Đức Đạt Lai Lạt Ma quan trọng mà đấy là thông điệp mà lòng ân cần và từ bi là căn bản – căn bản duy nhất có thể - đem đến sự chuyển hóa cá nhân và nhân loại toàn cầu. Và khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nói điều này, chúng ta tin ngài, vì thực hành và hiện thân những phẩm chất này một cách quá rõ ràng.

 

Đây là thông điệp nhân loại trông đợi và cần thiết nghe đến. Những vấn nạn của chúng ta, cả cá nhân và toàn cầu dường như quá phức tạp, và ở tại một mức độ tri thức, chúng là như thế. Nhưng gốc rể của những vấn đề của chúng ta ở tại một mức độ khác, đơn giản hơn nhưng khó uốn nắn hơn – trong sự sân hận, vị kỷ, sợ hãi, tham lam – và chỉ ở tại một mức độ sâu xa hơn mới có thể xãy ra sự chuyển hóa thực sự. Chúng ta có thể nghĩ ra những chính sách khéo léo hơn và thực hiện những tuyên bố to lớn hơn, nhưng nếu trong thâm tâm chúng ta không thật sự cảm thông những khổ đau của kẻ khác, thế thì không có điều gì thật sự thay đổi.

 

Hãy đơn giản đặt để một sự thay đổi thật sự trong con tim, và ở đấy tương lai thế giới chúng ta sẽ được quyết định. Vì thế Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị một “tôn giáo phổ quát ân cần của nhân loại”, như ngài gọi nó, vượt khỏi những sự phân chia bè phái. Ngài đề nghị loại thực tập cá nhân được phát triển trong Đạo Phật và những tôn giáo khác để kích thích trái tim của chúng ta đối với người khác (những loại kỷ thuật thiền quán bây giờ được nghiên cứu trong những phạm vi thế tục, như Barry Boyce trình bày trong số này). Và ngài nói với chúng ta rằng chúng ta phải mở rộng sự chăm sóc của chúng ta từ những người chúng ta biết, đến những người chúng ta không biết, đến tất cả những người khổ đau trên thế giới, và cuối cùng đến tất cả chúng sinh.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma là một người rất thực tiển. Rốt cuộc, ngài là một lĩnh tụ của những người bị áp bức, những người bị khổ đau trong một trong những thảm kịch lớn của thời kỳ chiến tranh lạnh và ngài đã hướng đạo số phận của họ. Ngài tin rằng sự tiếp cận từ bi và bất bạo động của ngài không chỉ đúng đắn về đạo đức mà cũng là tiến trình tác động nhất, cho người Tây Tạng và thế giới. Và có phải nó sẽ là một trong những điều tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể thực hiện cho tương lai của con người là để minh chứng sự đúng đắn của ngài? Và nếu nhóm người nhỏ bé, dàn thành thế trận có thể cuối cùng chiến thắng qua tình thương và bất bạo động, với bản sắc và văn hóa nguyên vẹn, trong bộ mặt của quyền lực độc đoán đế quốc? Điều đó sẽ là một dấu hiệu hy vọng cho thế kỷ hai mươi mốt. Chúng ta đã đặt Thánh Gandhi và Mục Sư Martin Luther King Jr. trong đền thờ các danh nhân không phải chỉ vì những phẩm chất cá nhân tâm linh của họ, mà chúng ta đặt các vị ở đấy vì họ chiến thắng. Các vị ấy đã đạt được sự tự do cho đồng bào của họ qua những phương tiện tốt nhất có thể được.

 

Đó là tại sao khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, chúng ta phải lắng nghe. Chúng ta phải lắng nghe khi ngài nói với đồng bào của ngài gắn bó với những nguyên tắc của Đạo Phật về từ bi và bất bạo động, ngay cả khi đối diện với sự khiêu khích khủng khiếp. Đây không chỉ là sự đầu tranh của riêng họ, mà cho tất cả chúng ta. Thế giới cần thông điệp ân cần tử tế, từ bi, và bất bạo động của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và thông điệp tuyệt với nhất trong tất cả sẽ là sự hoạt động của nó.

From the March 2010 issue of the Shambhala Sun.

http://www.shambhalasun.com/index.php?option=content&task=view&id=3515

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn