Bát Phong (attha-loka-dhamma) Giọt Móc Cỏ Đầu Phơi

22 Tháng Hai 201808:58(Xem: 6280)
BÁT PHONG (ATTHA-LOKA-DHAMMA) 
GIỌT MÓC CỎ ĐẦU PHƠI
Lê Huy Trứ


Contents
Giọt móc cỏ đầu phơi 2
Thiền sư Vạn Hạnh 3
Vạn Hạnh và Vua Lê Đại Hành 6
Thuận thời hành đạo 8
Sư mặc áo cà sa hay áo giấy? 10
Bài kệ Thị đệ tử 13
Các ngươi muốn đi đâu? 15
Những bài dịch họa chọn lọc từ bài kệ trên 19
Bát Phong 20
Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ 23
Nhậm vận 25
Kết Luận 28

Giọt móc cỏ đầu phơi

hat mócTâm vô sắc tướng, có tạm bất an nhưng sẽ trở lại tự tánh không.

Sắc thân, sinh diệt vô thường như mộng như ảo ảnh.

An nhiên quán tự tại trong hiện tại không sợ hãi thất bại, đau khổ hay tham cầu mong thành công, hạnh phúc.  Để tự nó đến đi tự nhiên rồi thì sẽ có đầy đủ cả hai.   

Để rồi đau khổ trong khoái lạc hay khoái lạc trong khổ đau?

Vạn vật, có không, vô thường như sương ban mai đọng trên đầu những ngọn cỏ trước vô môn quan chỉ hiện hữu thoáng qua như những dòng chảy trong tâm tưởng.

Tóm lại, AI (không có chủ từ ở những câu trên) đang bận tâm đây?

Thiền sư Vạn Hạnh

Thiền sư Vạn Hạnh (938?-1018) gốc họ Nguyễn, người hương Cổ Pháp (古法,) phủ Thiên Đức, Đại Cồ Việt, nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh,  có tài liệu viết là làng Đại Đình, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh.

Thiên hạ tâng bốc, Ngài từ lúc còn thơ ấu đã tỏ nên thông minh xuất chúng, tài năng khác thường, học một chữ ngộ ngàn lời “Nhất văn thiên ngộ.”

Lớn lên, Ngài học thông tam giáo (Nho, Thích, Đạo) và suy tầm học hỏi ba tạng giáo điển nhà Phật, và nghiên cứu hàng trăm bộ luận Phật giáo.

Năm hai mươi tuổi, Ngài phát tâm xuất gia hành đạo với bạn là Định Huệ thiền sư, một lòng thiết tha tu trì, giữ gìn giới luật tinh nghiêm.

Một năm sau, Ngài theo học với Thiền Ông Đạo Giả, vị này tinh thông vạn pháp, chứng ngộ thiền cơ, người thứ hai được phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi truyền tâm pháp. Đến khi Thiền Ông Đạo Giả viên tịch rồi, Vạn Hạnh thiền sư chuyên luyện tập về các loại thiền, nhất là “Tổng trì tam-ma-địa”.

Tổng trì tam-ma-địa: Tổng trì gồm các điều thiện không cho mất, giữ gìn các việc ác không cho khởi. Tam-ma-địa xưa dịch là Tam-muội, Tam-ma-đề, Tam-ma-đế, nay dịch là Tam-ma-địa, Tam-muội-địa là thiền định, đẳng trì, chánh định nhứt cảnh tánh, tâm niệm định tĩnh gọi là định, xa lìa lao chao gọi là đẳng, tâm không tán loạn gọi là trì. Tổng trì tam-ma-địa là giữ gìn tu thiền hết sức cẩn thận. (Thiền sư Vạn Hạnh, Thích An Quang, 20/09/2011 14:44:00)

Tam Ma Địa (s, p: samādhi, 三摩地): còn gọi là Tam Muội (三昧), Tam Ma Đề (三摩提), Tam Ma Đế (三摩帝), Tam Ma Để (三摩底), Tam Muội Địa (三昧地), v.v.; ý dịch là Đẳng Trì (等持), Chánh Định (正定), Chánh Ý (定意), Điều Trực Định (調直定), Chánh Tâm Hành Xứ (正心行處), Định (); nghĩa là xa lìa hôn trầm, trạo cử, là tác dụng của tinh thần, tâm chuyên trú vào một cảnh, không tán loạn. Tam Ma Địa là một trong 75 pháp, hay 100 pháp. Như trong Phật Thuyết Pháp Thân Kinh (說法身經, Taishō Vol. 17, No. 766) có câu: “Hữu tam chủng Tam Ma Địa vị Không Vô Tướng Vô Nguyện, phục danh Tam Giải Thoát Môn (有三種三摩地謂空無相無願、復名三解脫門, có ba loại Tam Ma Địa là Không, Vô Tướng, Vô Nguyện; lại có tên là Ba Cửa Giải Thoát).” Hay trong Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh (大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經, Taishō Vol. 19, No. 945) quyển 6 có câu: “Bỉ Phật giáo ngã, tùng văn tư tu, nhập Tam Ma Địa (彼佛敎我、從聞思修、入三摩地, Phật kia dạy ta, từ lắng nghe, tư duy, tu tập, đi vào Tam Ma Địa [định]).” (http://anphat.org/dictionary/detail/phat-hoc-tinh-tuyen/3/T/7982/tam-ma-dia/1)

Lời đồn, lúc chứng ngộ được phần nào, Ngài lưu lộ tướng hào quang minh.  Dân chúng tôn kính tin vào những câu nói lạ thường của Ngài cho là những

Sách thuật lại, sư rất tinh thông về sấm ngữ và toán số, những lời sư thốt ra đều đúng sự thật. Vua Lê Đại Hành hết sức kính trọng.

Vua Lê Đại Hành là vị vua không chỉ giỏi dùng binh, mà vấn đề ngoại giao và chính trị cũng rất cương quyết, khôn ngoan theo đúng phép tắc nhằm bảo vệ giang sơn Đại Cồ Việt.  Ngài đã là danh tướng trước khi lên ngôi vua, vô sở úy quân Tống, cương quyết chống giặc, ngoài việc quân sự, củng cố chiến lũy, vua    thường thỉnh mời những nhân sĩ uy tín trong thiên hạ như thiền sư như Vạn Hạnh, Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu để thăm dò dân ý, và để bàn kế giữ nước.

Năm 981, Hoàng đế Tống sai tướng Hầu Nhân Bảo đưa quân sang đánh, vua Lê Đại Hành tuy đã có kế hoạch phá giặt nhưng vua vẫn muốn thăm dò lòng dân nên triệu những nhân sĩ, như thiền sư Vạn Hạnh đến hỏi nếu đánh thì thắng hay bại?  

Thiền sư Vạn Hạnh nhậm vận khí thế quân ta cùng với phương cách hành quân, tiền hậu bất nhất, của địch, khẳng định rằng, quân Tống sẽ bại và rút lui.

Quả nhiên quân Tống tiến vào bị quân của vua Lê Đại Hành đánh bại, nguyên soái quân Tống là Hầu Nhân Bảo tử trận. Sau nhà vua có ý khen thưởng các vị thiền sư, nhưng tất cả đều không nhận.

Như đã đề cập ở trên, sư là nhà chính trị tiên kiến, một kế hoạch gia đại tài, và cũng là một tâm lý gia biết hướng dẫn chính sách của quân vương làm cho thuận theo lòng dân nương theo thời thế qua phương tiệnsấm ngữ và toán số” của đạo gia để đạt tới cứu cánh “phải như thế” mà sư nhậm vận tư duy, kiến giác qua “Bỉ Phật giáo ngã, tùng văn tư tu, nhập Tam Ma Địa.

Sư đã thấy rõ cái nguy cơ lưỡng đầu thọ địch từ trước đến nay, thế sống còn, lâu dài của dân tộc trên rất khó khăn để chống Bắc xâm dưới phải diệt kẻ địch liên kết với Bắc phương hay quấy rối phía Nam.

Khi biên giới phía Bắc tạm yên, năm 982 vua Lê cho sứ giả đến Chiêm Thành tỏ ý hòa hảo, nhưng vua Chiêm Thành là Tỳ Mi Thuế liên kết với nhà Tống lại bắt giữ sứ giả và khiêu chiến với Đại Cồ Việt.

Vua Lê Đại Hành đem quân tiến đánh Chiêm Thành để cứu sứ giả, nhưng vua là đấng minh quân, biết nhậm vận, xuất quân viễn chinh phải có chính nghĩa và nhất là được sự ủng hộ, đóng góp công sức của toàn dân nên vua lại vời thiền sư Vạn Hạnh đến hỏi, sư trả lời rằng đây là cơ hội Nam tiến, trời cho để mở rộng bờ cõi, ngàn năm một thuở, đừng để vuột mất.

Vua Lê Đại Hành, ngự giá thân chinh, tiến đại binh sang hỏi tội Chiêm Thành, khí thế quân ta rất cao, vua Chiêm quyết chống lại. Chiến trận khốc liệt diễn ra ở vùng Bình Trị Thiên ngày nay. Vua Chiêm bị chém ngay giữa trận tiền, quân Chiêm thua to, quân Việt đánh chiếm được kinh thành. Từ đó Chiêm Thành quy thuận Đại Cồ Việt.

Sau khi bình xong Chiêm Thành, nhà vua sai đưa chiến lợi phẩm lấy được từ Chiêm Thành dâng tặng vua Tống cùng thông tin đánh bại Chiêm Thành, những động thái ngoại giao cao tay ấn này khiến nhà Tống rất nể sợ Đại Cồ Việt.

Đây là giai đoạn lịch sử, quân Tống yếu thế nên quân ta thừa thế xông lên.

Vạn Hạnh biết xã tắc cần minh quân để dẫn dắt quần chúng trong lúc dầu sôi lửa bỏng mà Phật Giáo cũng là một phương tiện hữu hiệu, duy nhất thời đó để giúp vương quyền chăn dân.

Thuận thời hành đạo

Thấy Lê Long Đĩnh giết anh đoạt ngôi vua, trở thành hôn quân vô đạo.  Nhân khi Lê Ngọa Triều, bạo chúa duy nhất trong lịch sử Việt, qua đời, con trai còn thơ dại.  Nhân thấy thiên hạ và triều đình đã chán ngấy nhà Lê.  Dân quân mong có sự thay đổi.  Thời cơ đã đến theo dự định từ trước, thiền sư Vạn Hạnh đã cùng với Đào Cam Mộc sắp xếp việc triều chính, đảo chính, và đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua hiệu Lý Thái Tổ năm 1009.

Vạn Hạnh là người rất đặc biệt, mặc áo cà sa trồng nhân thiên tử, một chính trị gia đại tài với tiên kiến vô cùngNhân lúc gặp Vua Lê Đại Hành, sư cố tình sắp đặt như là một cơ duyên tình cờ ngẫu nhiên để tiến cử Lý Công Uẩn với vua Lê.

Sư tạo thời cuộc trong khi đó Lý Công Uẩn là nhờ thời thế tạo nên.  Sư đã dám làm một cuộc cách mạng dân chủ thời đó thể theo lòng dân với tinh thần vô bố úy, vô vụ lợi. 

Qua thiền định, sư nhậm vận thịnh suy của đất nước. Thấy được chu kỳ lên xuống của mình, của người, của đất nước.  Biết tùy duyên để chụp lấy thời thế.  

Sư có uy tín với quần chúng và là cố vấn tối cao, ảnh hưởng chính sách an dân trị quốc của quân vương.  Sư quyền cao, công danh, phú quý tột đỉnh nhưng vẫn thanh thơi tự toại không bị vướng mắc.  Đó là tinh thần vô úy, vô nhiễm của bật giác ngộ với hạnh bố thíhồi hướng vô lượng công đức những công quả của mình lại cho chúng sinh.

Vạn Hạnh tài hoa, đa năng đa hiệu, vì nước vì dân.  Sư không để công danh phú quý che mờ trí tuệxao lãng công phu tu hành dù là uy tínquyền thế của sư là thầy của Lý Công Uẩn, làm cố vấn cho vua Lê Đại Hành, và vua Lý Thái Tổ, và là thánh tăng của thiên hạ.

Sư đã bố thí hạnh vô úy, hạnh cao quý nhất của Phật Giáo qua “nhậm vận” nhân duyên, nhân quả, vô thường, sinh tử của thế giới hiện tượng với tinh thần tự nhiên trong tánh vô bố úy của bật giác ngộ.  Bật đã làm chủ được bản ngã, không vướng mắc, sợ hãi trước những thăng trầm vô thường.

Trong Thiền sư Vạn Hạnh, Thích An Quang viết:

Một trong các vị Tổ sư đặc sắc nhất phải kể đến Vạn Hạnh thiền sư, một vị Tổ đã [phò vua, giúp dân, Trứ] làm cho Phật giáo [hưng thịnh], và làm cho dân tộc Việt sáng chói một thời.”

Sư mặc áo cà sa hay áo giấy?

Ngày Rằm tháng 5 năm Thuận Thiên thứ 9 (tức 30 tháng 6 năm 1018 sau Tây lịch), công lao hoằng đạo giúp đời của sư sắp viên mãn, tuổi già suy yếu nhưng không bệnh.  Sư cho mời tất cả thất chúng (Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di ni, Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di) đệ tử đến để Ngài phó chúc mọi việc, nhất là việc tu học, thực hànhtruyền bá chính pháp.  Dặn dò mọi việc xong xuôi, Ngài an nhiên thị tịch.

Sau khi sư mất, Vua Lý Thái Tổ và tất cả triều thần nhà Lý đến làm lễ Trà tỳ, thỉnh xá-lợi của sư về thờ tại chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh).

Các đại thần, văn nhân, thi sĩ đều đến dự đám tang của sư. Họ có làm nhiều bài phú ý nghĩa sâu xa. Về sau đến đời hoàng đế Lý Nhân Tông (1072 – 1127), vì cảm phục ân đức của sư nên làm bài thơ truy điệu:

萬 行 融 三 際
真 夫 詁 讖 機
鄉 關 名 古 法
柱 磧 鎮 王 基

Dịch,

Thiền sư học rộng bao la
Giữ mình hợp phép sấm ra ngoài lời
Quê hương Cổ Pháp danh ngời
Tháp bia đứng vững muôn đời đế đô.
(Mật Thể)

Thiền Tông (禪 宗) là một tông phái của Phật Giáo Đại Thừa, xuất phát từ Trung Quốc khoảng thế kỷ thứ 6, 7 khi đạo Phật kết hợp với tư tưởng Lão Giáo truyền sang ta thịnh hành từ đời nhà Đinh, đến đời Tiền Lê đã phát triển mạnh mẽ.  Sang đến đời Lý, vua rất tôn sùng đạo Phật.

Vua Lý Nhân Tông và Hoàng Thái hậu Ỷ Lan rất mộ đạo Phật, thường mời các nhà sư nổi tiếng như Thông Biện, Mãn Giác, Chân Không, Giác Hải, Không Lộ vào nội cung để giảng kinh và đàm đạo. Các cao tăng này đều thuộc Thiền Tôngtông phái của Phật Giáo Đại Thừa.

Thiền Tông chủ trương dùng kinh nghiệm chứng ngộ, không bàn luận nhiều về lý thuyết, không dùng nghi thức tôn giáoThiền Tông chủ trương không trì kinh, không phân tích chi tiết triết lý Phật Giáo như các tông phái khác.  Thiền Tông chú trọng đến chân lý bằng trực giác và dùng phương pháp tọa thiền để an tâm kiến tính, đốn ngộ.  Trực chỉ chân tâm kiến tánh thành Phậtcon đường ngắn nhất để đạt đạo vô thượng chánh đẳng, và đồng thời cũng là con đường khó nhất của hành giả.

Các công khanh vương hầu đời Lý cũng rất quý trọng các Thiền Sư như Lương Nhậm Văn, Lý Thường Kiệt, Vương Tại, Đoàn Văn Liệm, Phụng Càn Vương, Thiên Cực Công Chúa,… đều thường giao thiệp mật thiết với các cao tăng.

Nhiều vị thiền sư lại là con cháu vua, hoàng hậu hay các đại thần nên có ảnh hưởng chính trị cao cùng uy tín lang khắp nhân gian.

Khi nghiên cứu về “văn minh Việt Nam,” nhà văn Lê Văn Siêu viết:

 “…Sư Vạn Hạnh đã làm quan trong triều đình. Ngài vừa sớm tối không xao nhãng những kinh kệ lại vừa đem tài ra giúp nước yên dân. Ngài là một vị sư đã thoát được mình ra lề thói chấp nê của Đạo Phật (cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa).

Hẳn là Ngài đã thấy rõ cách tế độ chúng sinh hiệu quả nhất là ảnh hưởng đến chính quyền. Ngài không theo gương Khổng Tử xách một túi kinh luôn đi khắp các nước mà chẳng được đâu trọng dụng, cũng không theo gương các Nho sĩ chỉ ngồi trong lều cỏ dạy đạo các môn đồ, lại cũng không theo gương các nhà sư mà ngồi riêng một nơi thiền định…” (Văn minh Việt Nam, trang 77, của Lê Văn Siêu)

…Cũng Đạo Phật ấy truyền qua Việt Nam thì đã được Sư Vạn Hạnh cắm cửa Ô Kim Liên với đầm sen bảy mẫu vào thực đúng giữa Chánh điện của nhà vua trông ra, khiến vua ngày đêm, hễ mở mắt là thấy ngay biểu tượng của Phật Giáo…” (Văn minh Việt Nam, trang 81 - 82, của Lê Văn Siêu)

Thiền sư Vạn Hạnh gầy dựng sự nghiệp cho nhà Lý và đem lại sự hùng cường cho dân tộc Việt trên hai thế kỷ (1010 – 1225)

Vạn Hạnh Bồ Tát có thể là bật chân tu duy nhất đã cân bằng nhập thế để phục vụ chúng sinh với xuất thế gian để giác ngộ, giải thoát.  Ngài đã nhậm vận trong giác ngộ và đã làm chủ được lý trung đạo.

Sư là chính trị gia, mặc áo cà sa hay chính trị gia là sư, mặc áo giấy?

vo thuongBài kệ Thị đệ tử

Sư còn để lại một số bài thơ, trong đó đặc biệt có bài Thị đệ tửnổi danh nhất đến bây giờ.  Có thể vì bài kệ này tóm lược hầu như tất cả cuộc đời của sư.  Nó gắng bó mật thiết với vận mệnh thăng trầm của đất nước.  Và nhất là sau khi đúng 1000 năm, bài kệ này vẫn còn rất thích hợp cho tình hình đất nước bây giờ.

Bài kệ Thị đệ tử, 示弟子của Vạn Hạnh Thiền Sư trước khi viên tịch đã nói lên cái vô thường của một kiếp nhân sinh, không nên quá quái lo ngại...cho ta.

Bài kệ này tuy chủ ý chỉ khuyên riêng đệ tử của sư nhưng sư cũng đã gián tiếp khuyên vua quan và nhân gian thời đó.

Trong thịnh suy, sinh tử vô thường của một cá nhân, dân tộc hay tổ quốc ngay cả của chúng sinh trong cõi ta bà chẳng qua chỉ là luật tự nhiên của nhân duyên.  Nên sống tùy duyên với tinh thần bi trí dũng, và nhất là vô úy, bất an trước thành bại.

Ngài đã tiên tri và tự tin là viên ngọc vô úy Mani sẽ lưu truyền trong nhân gian tới hậu duệ hiện nay trên toàn thế giới.

示弟子

身如電影有還無,
萬木春榮秋又枯。
任運盛衰無怖畏,
盛衰如露草頭鋪。

Dịch,

Thân như bóng chớp có rồi không,
Thu héo xuân tươi vạn cõi lòng.
Sá chi suy thịnh đời là thế,
Thịnh suy như móc phơi bên đồng.

(HT. Huyền Vi)

Lê Quý Đôn đặt tựa vô duyên, nhan đề dỡ ẹt làm lạc mất ý nghĩa cao siêu của kệ thiền. 

Thiền sư chỉ nói để ta ra bài kệ chứ không nói đây là bài kệ...tên gì?  

Chúng đệ tử chỉ nhớ, nhật tụng, truyền khẩu hay ghi chép lại lúc thiền sư xuất kệ như bây giờ ra công án vậy.

Thời đó kệ không có tựa đề vì thiền: Mặc kệ không tựa vào đề. Kệ tên chi thì mặc kệ nó!

Bài kệ của sư có nội dung như tôi đã đề cập ở trên.

Đây là bản dịch tiếng Quốc Ngữ bất hủ,

Thị đệ tử

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suybố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
(Thiền Sư Vạn Hạnh)

Các ngươi muốn đi đâu?

Vạn Hạnh hỏi chúng đệ tử sau khi ra kệ, và trước khi qui tịch:

"Các ngươi muốn đi đâu?

Sư đặt câu hỏi vì sư chờ hoài mà không nghe thấy chúng đệ tử hỏi sư trước: 

Thầy sẽ đi đâu?

Để sư có thể trả lời như vầy cho nên sư phải nói như vầy:

“Ta không lấy chỗ trụ mà trụ, cũng chẳng dựa chỗ vô trụ mà trụ...”

Một lát sau sư qua đời.  

Có lẽ sư chờ hoài mà không thấy ai trong đám đệ tử của sư hiểu biết câu hỏi của sư mà trả lời nên sư “qua”?

“Các ngươi muốn đi đâu?”

Đây là mấu chốt của vấn đề mà sư muốn mớm ý thiền, niêm hoa, cho chúng đệ tử nhưng tiếc thay thất chúng của sư chỉ biết bi ai nhưng không có ai biết vi tiếu như Ma Ha Ca Diếp.

Có thể lúc sư mở đại hội “viên tịch” khi nhận được emails của sư thì từ vua, quan, thất chúng, cho tới nhân gian ai ai cũng lo lắng, mau mau tới chầu, sợ lỡ nghe sư trăn trối, di chúc.   Thay vì, quan tâm đến chổ sư đi đâu nhưng theo thói thường, họ chỉ quan tâm đến cái ở lại của họ.   Cho nên vì vậy mà họ bi ai cho họ chứ không phải vì sư đi mà họ bi ai cho sư.

Đại khái là họ quan tâm đến cái sống thiếu sư của họ chứ chưa chắc họ màng đến cái chết của sư.  Chỉ có sư biết là sư đi đâu.  Mà sư di cư đi đâu thì đó là chuyện của sư họ có muốn tịch theo sư đâu mà hỏi: Thầy đi mô cho con theo cùng.  Đói no con chịu lạnh lùng con cam?

Cho nên, sư tự đặt câu hỏi và tự trả lời câu hỏi của chính mình, “Ta không lấy chỗ trụ mà trụ, cũng chẳng dựa chỗ vô trụ mà trụ.”

Chết rồi hồn sở trụ chổ mô?  Hồn có sở trụ được không?

Linh hồn đi về đâu?

Nói theo bây giờ là nơi ta đi không có quốc gia, địa chỉ, internet, emails, smartphones, ... nhưng một niệm, vô thời gian lẫn không gianliên lạc được.

Cũng như Đức Phật trước khi viên tịch trăng trối dạy đệ tử bài pháp 84001 cuối cùng, với 4 chữ, “tục diệm truyền đăng,” tự  mình thắp đuốc mà đi. 

Như Lai đã đến như thế thì có đi như vậy.  Ta đi rồi các ngươi không cần phải nương tựa vào người kế vị ta chỉ đường dẫn lối để nhắm mắt, chống gậy, khập khễnh đi theo mà hãy tự mình mồi ngọn lửa trí tuệ, bi dũng của ta đã sẵn có ở trong tâm của các người mà hiên ngang hành chánh đạo với lòng tự tin, và tâm vô úy ngại. 

Đức Thế Tôn không lập thừa kếđa số cao đồ của Ngài dư sức để tự mình làm tổ một tông phái.  Vài người đã từng là giáo chủ trước khi từ bỏ tất cả, và rồi thì đem theo chúng đệ tử tình nguyện của mình thành tâm quy y Phật.

Như Lai còn có nghĩa “Như vậy mà Đến (lai?), Đi (qua, quá)”  nhưng ta ngay cả bây giờ (hiện tại) cũng không đến không đi, không sở không trụ.  

Vậy thì, “Các ngươi muốn đi đâu?”

Tóm lại: Ta không lấy chỗ đến đi mà trụ cũng chẳng dựa chỗ không đến đi mà trụ.  Vậy thì các ngươi lấy chỗ trụ nào mà đến đi, dựa vào chỗ vô trụ nào để không đi mà đến không đến mà đi?

Những dài dòng văn tự ở trên là công án của tâm tình và tấm lòng cố ý chân thật dưới đây:

Những kệ pháp cổ xưa và bây giờ là công án của nhà thiền không phải là văn thơ hay lý luận triết lý để trau dồi kiến thức bác học của phàm phu tục tử mà là thần thông của sư tữ hống, tiếng vỗ tay của độc thủ đại hiệp, quán âm quán quang của hiệp sĩ mù nghe thấy gió kiếm.  Như tiếng sấm vô thanh, tia chớp quang minh giữa lưng trời.  Như luồng điện hỗn nguyên chân khí của vũ trụ trực chỉ chảy cuồn cuộn vào chân tâm làm cho hành giả bùng nhiên đốn ngộ.

Tuy nhiên, đây chỉ là điểm bắt đầu mà tất cả hành giả cần phải đạt tới cũng như đã thông được kỳ kinh bát mạch nhưng cần bỏ nhiều công phu luyện tập nội công và võ công mới có thể làm bá chủ võ lâm.

Còn muốn đạt được vô thượng chánh đẳng chánh giác như Đức Phật thì hạ hồi phân giải.

Thú thật, tui không biết, không nói, không viết một chữ.  Tui cũng chỉ nghe thiên hạ “tâm đồn” như ri nên “mét” lại như rứa cho “bát chúng” đọc vui chơi trong vài con trăng chứ tui có biết chi mô về “dát” ngộ mà “noái” qua “noái” lại.

Những bài dịch họa chọn lọc từ bài kệ trên

Tôi thử cố họa với thể tứ tuyệt chêm thêm tiếng Tây,
Thân như ciné, tắc bật bật tắc,
Vạn vật tàn Thu, Xuân tái sinh
Vận mệnh thắng thua, vô quái ngại,
Được không như giọt móc cỏ may.

(Lê Huy Trứ)

Chú thích: Chớp bóng, chiếu phim, điện ảnh, ciné.

Tâm không như sắc, có rồi không,
Vật chất như thân, không có thường.
Vận mệnh nhục vinh, bất khả úy,
Được không như gió thoảng mây trôi.

(Lê Huy Trứ)

Tâm phi sắc tướng, hữu tái vô,
Hữu sắc như thân, vô hữu thường.
Tự tại khổ đau, vô hãi úy,
Tử còn bất úy, sá chi suy.

 (Lê Huy Trứ)

Diễn nghĩa,

Thân này vô thường như bóng chớp, có rồi lại không,
Như cây cối, mùa xuân xanh tươi, mùa thu héo vàng.
Mặc cho vận đời dù thịnh hay suy, đừng lo sợ,
Vì sự vinh nhục mong manh như giọt sương mai đầu ngọn cỏ.

Bản dịch của Ngô Tất Tố

Thân như bóng chớp, có rồi không,
Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông.

Bản dịch của Lê Mạnh Thát

Thân như bóng chớp có rồi không,
Cây cỏ xuân tươi, thu héo hon.
Tùy vận thịnh suy không hãi sợ,
Thịnh suy đầu cỏ có phơi sương.

Bài dịch hay nhất (?) từ trước dưới đây của tác giả (?)

Thân như bóng chớp có rồi không,
Cây cỏ xuân tươi thu héo tàn,
Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi,
Thịnh suy ngọn cỏ hạt sương đông.

(Tác giả [?])

Bát Phong

Bản dịch của Lê Huy Trứ

Thân như điện ảo có lại không,
Vạn vật xuân xanh thu úa vàng,
Kệ mệnh thịnh suy không quái ngại,
Thành bại như đầu cỏ đọng sương.

(Lê Huy Trứ)

*

Sắc như ảo tưởng, có từ không,
Vạn vật chợt sinh, tử vội vàng.
Bể khổ trầm luân, vô khuể ngại,
Bát phong, giọt móc cỏ đầu phơi.

(Lê Huy Trứ)

Hạt móc:  “Giọt Sương” (lộ) đọng thành hạt ở trên lá cây, ngọn cỏ.

Lác đác rừng phong hạt móc sa.” (Tì Bà Hành)

Tiếng Hán, "Bát Phong" gồm có ĐƯỢC và THUA (chữ Pàli gọi là "làbha" và "alàbha"), DANH THƠMTIẾNG XẤU (yasa và ayasa), CA TỤNG và KHIỂN TRÁCH (pasamsà và nindà), HẠNH PHÚCĐAU KHổ (sukha và dukkha).

Thị đệ tử

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suybố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

(Vạn Hạnh Thiền Sư)

Bản dịch tiếng Mỹ của Lê Huy Trứ

Moment

Body is temporary, be not to be,
Plants grows in Spring, falls in Autumn.
Rise and fall are watched without fear,
Success or failure is dewdrop on grass.

(Lê Huy Trứ, Jan. 7, 2018)

Note: dewdrop (hạt móc).  Morning dew (sương)

*

Impermanent

 Life is impermanent, have and seek again,
Physique lives and deceases spontaneously with nature.
Enjoy roller coaster ride naturally without apprehension,
Up or down regards precipitations on turf.

(Lê Huy Trứ, Jan. 8, 2018)

Note: precipitations (sương, móc, lộ, nước)

*

Form and Emptiness

Hollow form is emptiness, emptiness is form,
Forms are naturally recycled temporarily as rebirth.
Observe lifecycle in harmoniously but not suffering,
Be or not to be isn’t matter.

(Lê Huy Trứ, Jan. 8, 2018)

*

Science Sutra

Particles are waves, and waves are particles,
Matters aren’t created or destroyed but transform.
Waves becomes particle when they’re watched, spooky?
Particles are back to waves if unobserved.

(Lê Huy Trứ, Jan. 8, 2018)

Nhậm vận

Theo Tự điển Phật Quang ghi:

“Nhậm vận (任運): Đồng nghĩa: Vô công dụng. Không cần dụng công tạo tác để thành tựu sự nghiệp, cứ thuận theo sự tự nhiên của các pháp mà vận hành. Thông thường, từ Thất địa trở về trước thì phải dụng công tu tập, còn từ Bát địa trở lên thì không cần dụng công nữa, mà chỉ thuận theo pháp tính tự nhiên. Vãng sinh lễ tán (Đại 47, 439 thượng) nói: Tự nhiên nhậm vận, tự lợi, lợi tha, không hạnh nào chẳng đầy đủ. Đây là hiển bày cái đức nhậm vận tự nhiên của Tịnh độ cực lạc, đầy đủ các hạnh lợi mình và lợi người. [X. Ma ha chỉ quán Q.5].”

Bàn về hai chữ “nhậm vận,” Quảng Minh viết: “Có trên 3,500 kết quả của từ “nhậm vận” trong Đại chánh tạng, cho thấy nhậm vận là một thuật ngữ rất quan trọng trong kinh điển Phật giáo.”

Nhắc hơn 3500 lần trong Đại Chánh Tạng mà có mấy ai thấy, và biết?  Đa số nhìn mà không thấy, thấy nhưng không cần biết?  Vì biết có ích lợi gì?

Nhậm vận được nhắc đi nhắc lại trong kinh Phật vì đó là huệ thần thông của thiền định.

Thiền sư khi nhậm vận, thấu đáo lý nhân duyên, sẽ đạt được trí tuệ, tâm vô khả úy trước đổi thay vô thường của vũ trụ hiện tượng

Nhìn đời nỗi trôi của kẻ trí thức khác với nhậm vận của bật thiền sư giác ngộ.  Một bên nhìn qua tục nhãn với cái lòng vô minh một bên nhậm vận bằng tuệ nhãn với tâm thanh tịnh.  Một bên giác rồi ngộ nên vô bố úy.  Một bên nhìn thấy rồi bị sợ hãi khủng bố úy.

Kẻ nhậm vận thấy trước nhân duyên nghiệp quả của sự kiện biết khi nào nó tới đi không sợ vướng bận cho nên vô úy vì biết cái bản lai diện mục của sợ hãi là gì.  Người còn vô minh sợ hãi cái sợ hãi của chờ đợi sợ hãi cho nên bố úy.

Kẻ phàm phu chỉ nhìn thấy được những gì đã tới để mà vui buồn hay nuối tiếc nhưng không biết làm sao để thuận theo hay thoát khỏi cái vòng nhân duyên đó.  Cái mấu chốt không phải nhậm vận được những cái gì hợp duyên đã kết quả mà những gì vô duyên không đậu quả.  Cứ đinh ninh, dự tính, tưởng chắc chắn, trông mong nó tới mà nó không bao giờ tới thay vì bị được cái bất ý làm cho tâm trí thêm thất vọng đau khổ.

Tục tử không có tuệ nhãn để thấy trước được những họa/phúc không đến đó.  Bật giác ngộ nhậm vận, tiên kiến và thông cảm luôn cả những nhân vô duyên vô kết quả đó.  Những cái tưởng phải tới nhưng không bao giờ tới. 

Kẻ trí tuệ thấu hiểu được nguyên nhân của cầu bất khả đắc, cho nên vô cầu.  Người còn vô minh, không biết tùy duyên mà thuận thủy lôi châu, cho nên cầu một đường được một nẻo, cầu phúc không tới ngay nhưng cầu họa đừng tới thì nó liền lù lù trước mặt.  Càng cầu càng họa.  Họa dai dẳng dẫu vô mong cầu?

Kẻ trí tuệ, sau khi giác ngộ không còn câu hỏi để hỏi.  Kẻ còn vô minh vì có quá nhiều cách trã lời nên mới thắc mắc hỏi.

Vậy phải làm sao đây?

Kẻ trí dũng:

Nhậm chức sớm nghĩ sớm; Vận hành mau qua mau.

Người ngu hèn:

Nhậm vận trễ nghĩ sau; Vận tải chậm tới muộn.

Tự cổ chí kim, những bật thức thời có khả năng tri thiên mệnh nhờ nhậm vận, họ thành đại nghiệp là nhờ ‘thuận thiên’ mà làm, tức thuận theo số mệnh mà làm chứ không phải thay đổi được số trời (nghiệp nhân quả).  Nói theo Phật Giáothuận duyên mà sống vô úy, thư thả nỗi trôi theo dòng nghiệp quả.

Kết Luận

Nếu cái chết có thì cái sinh có.  Cái sinh không có thì không có cái tử.  Tất cả tùy tâm ý mà không hay có!

Từ Tử tới Sinh như digital, 1,0 hay on/off, như điện như ảo!  Do đó, sự Sống giữa Sinh và Tử cũng chỉ là vô thường.

Vạn Hạnh Hòa Thượng không ngụ ý dặn các trò đừng bi thương cho cái chết của thầy qua bài kệTại vì, nhà Nho vô minh tuy có kiến thức văn chương nhưng không có trí tuệ của kệ nên méo mó tâm lý, chấp nhầm kệ là thơ đặt sai ý kệ với tựa đề - Dặn Đồ Đệ ở trên.  Như đã nói thiền sư không đặt tựa đề cho kệ vì có diệu ý chứ không phải các ngài không biết đặt tựa. 

Hai câu cú ở giữa của bài kệ trên chỉ là ngoại cảnh, ngoài thân không đáng bận tâm hành giả.

“Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suybố uý,”

Hay tôi diễn dịch,

“Vạn vật chợt sinh, tử vội vàng.
Bể khổ trầm luân, vô khuể ngại,”

Thật ra, bài kệ đó chỉ cần tóm gọn vỏn vẹn trong nhị cú dưới đây. 

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô.” 
Hay tôi diễn dịch,
“Tâm phi sắc tướng, hữu tái vô.”

Hay,

“Sinh Tử vô thường có như không!” 
Chính là tâm điểm của câu kệ cuối:
“Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.”
Hay tôi diễn dịch,

“Bát phong giọt móc cỏ đầu phơi.”
Ngụ ý,
“Thế Gian Bát Pháp vô thường tánh.”

Bát phong của Đại Thừa được Phật Giáo nguyên thủy gọi là "Tám Pháp Thế Gian." (Attha-loka-dhamma)

References

  1. Sắc và hạt "hạ nguyên tử” qua bài kệ của thiền sư Vạn Hạnh, Minh Đức - Triều Tâm Ảnh
  2. Bàn về hai chữ “nhậm vận,” Quảng Minh
  3. Thiền sư Vạn Hạnh & bài thơ Thị Đệ Tử, Nguyễn Hữu Sơn
  4. Vạn Hạnh, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn