Quán Thế Âm Thấy Mùi Thơm

29 Tháng Mười Một 201100:00(Xem: 24868)

Quán Thế Âm thấy mùi thơm

Cao Huy Thuần

quan-the-am-thay-mui-thom-content(Viết nhân đọc “Sự tích Đức Quán Thế Âm trong kinh điển và kho tàng văn học Việt Nam”của Lệ Như-tựa của VHPG).

Trong bài thơ “Đi chùa Hương”của Nguyễn Nhược Pháp được yêu thích trong văn học sử thời trước năm 1945, có bà mẹ dậy sớm, sửa soạn khăn gói lên đường đi lể chùa Hương cùng với chồng và cô con gái vừa tuổi trăng tròn. Mẹ âu yếm nhìn con trang điểm; con làm đỏm với giọng thơ ngây:

Nhưng em chưa lấy ai
Vì thầy bảo người mai
Rằng em còn bé lắm
Ý đợi người tài trai

Cả nhà trang trọng lên đường, qua sông, vướt suối, leo dốc, trèo non. Một dốc rồi lại một dốc, có khi mỏi chân, bà mẹ khích lệ chồng con:

Mẹ bảo đường còn lâu
Cứ vừa đi ta cầu
 Quan Thế Âm Bồ tát
Là tha hồ đi mau

Thật là dễ thương! Cầu gì? Cầu đi mau. Đi mau mà cũng cầu Quán Thế Âm Bồ tát. Dân gian Việt Nam có Quán Thế Âm thân thương ở trong lòng để thốt ra nơi miệng trong mọi hoàn cảnh. Và trong mọi hoàn cảnh, Ngài đến. Ngài đến với bất cứ ai có Ngài ở trong lòng. Bà mẹ chùa Hương gọi Ngài, chắc Ngài đến ngay với đôi chân của bà vì bà đi chùa với tất cả lòng thành, từ sớm đến chiều, từ sông đến suối. Trong toàn bài thơ, không thấy bà cầu gì nữa, nhưng bỗng nhiên cô con gái gặp ý trung nhân, “yêu nhau yêu nhau mãi”, mới một quãng đường, em đã hết “còn bé lắm”.

Tôi không ganh với bà mẹ chùa Hương vì tôi biết tôi thua bà: miệng bà niệm, tâm bà nghĩ đến Bồ tát, Bồ tát nằm ngay trong lòng bà, nằm ngay trên miệng bà, cho nên chân bà bước nhanh, cho nên cô con gái hưởng phuóc. Tôi, tạm gọi là trí thức, quen làm việc với cái đầu, tôi phải dùng cái đầu để nghĩ đến Ngài, tôi không gọi Ngài trực chỉ từ tâm mà kinh qua cái đầu, nếu Ngài đến với tôi chậm, chính vì tại tôi.

Có thể tôi giảng vanh vách về Ngài, vì tôi là trí thức. Có thể tôi có cái giật mình triết lý khi đọc hai chữ “Quán Âm”. Quán là nhìn; Âm là tiếng: có ai nhìn cái tiếng bao giờ đâu? Thường tình chúng ta nghe tiếng . Khác ta, Bồ tát thấy tiếng. Tại sao? Tại vì Bồ tát không nhìn sự vật với con mắt thường mà với con mắt tuệ; con mắt tuệ rọi sáng bản chất của sự vật, và bản chất ấy chỉ có một thôi, đâu có phân biệt thấy, nghe, nếm, ngửi. Trong thế giới hiện tượng bao quanh, người thường chúng ta phải phân biệt để nhận ra sự vật, cho nên mới có mắt,tai, mũi, lưỡi; màu sắc là lĩnh vực của mắt, âm thanh của tai, ngọt mặn của lưỡi, thơm hôi của mũi, tất cả không lẫn lộn với nhau. Vượt lên trên thế giới của hiện tượng, cái biết của con mắt tuệ không phân biệt như thế,cho nên âm thanh là màu sắc, màu sắc là mùi vị, thơm hôi là âm thanh. Bồ tát có con mắt tuệ, không phân biệt, nên Quán Thế Âm thấy tiếng gọi của thế gian. Ngài thấy tiếng gọi đó, vì Ngài thấy bản chất của cuộc đời là khổ. Khổ bao la như biển, cho nên lòng Ngài cũng như biển bao la: Ngài không ở đau khác hơn là trong tiếng khổ. Cho nên ở đâu có khổ, ở đấy có Ngài. Ngài đến với mọi tiếng gọi khổ, không phân biệt tốt xấu,thiện ác, như mưa rơi không phân biệt cây cỏ hèn, như mặt trời soi ánh nắng, không phân biệt, đến tận hang sâu ngõ khuất.

Tôi biết về Quán Thế Âm như thế, và nhiều hơn thế nữa, và tôi có thể viết hàng trang về Ngài. Nhưng tôi biết chắc Ngài đến với tôi sau bà mẹ chùa Hương, bởi vì tâm tôi không thành như tâm bà. Bà chỉ cần dậy sớm, “hôm nay đi chùa Hương”, và suốt ngày bà đi chàu Hương với chùa Hương đã ở sẵn trong lòng. Bà đi chùa Hương với tâm bình dị,gian nan vất vả gần hai ngày đường, để cắm một cây hương rồi trở về ngay. Với tâm bình dị, trong sáng ấy, bà vói đến thiêng liêng dễ hơn tôi vói tay ngắt một trái cây. Bà đi với thiêng liêng trong lòng, hồn nhiên, không suy tính, thiêng liêng với bà là một; còn tôi, cái đầu cứ loay hoay bận bịu nghĩ về thiêng liêng, thiêng liêng với tôi là hai, làm sao gặp nhau được? Nhưng ít nhất, tôi biết: linh ứng là có thật, là luôn luôn có, đối với bất cứ ai tâm sáng cùng một lần với miệng thơm. Niệm danh hiệu Quán Thế Âm thì miệng phải thơm đạo vị.

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 40 | Cao Huy Thuần

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Năm 2016(Xem: 5062)
Tìm em tôi tìm Mình hạc xương mai Tìm trên non ngàn Một cành hoa khôi Nụ cười mong manh Một hồn yếu đuối Một bờ môi thơm Một hồn giấy mới
06 Tháng Giêng 2016(Xem: 6163)
Cánh cửa nghệ thuật Tâm Thư Pháp đã rộng mở và sẵn sàng chào đón tất cả mọi người. Đây là sự thật. Ba người bạn đến từ châu Âu đang tự mình thưởng lãm cuộc hành trình với cái tâm của chính mình.
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7140)
Ông nhắc đến một loạt công trình nguy nga, toà ngang dãy dọc bê tông cốt thép được dựng lên thời gian qua như chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), chùa Linh Ứng (Đà Nẵng), Bái Đính (Ninh Bình) và chùa quy mô lớn ở Đà Lạt. Nhiều ngôi chùa này rất ít bóng dáng chùa Việt, thờ cúng cũng cách tân vì ngoài thờ phật còn đưa các anh hùng liệt sỹ vào.
05 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7891)
Đầu năm Ất Dậu, nhân dịp mang tro cốt của ông thân tôi về Việt nam tìm nơi ký tự, tôi được thiện duyên đến Chùa Tôn Thạnh đảnh lễ Sư Ông trụ trì Thích thượng Đạt hạ Đồng, rồi được trao tặng một tập sách nhỏ, tựa: Chùa Tôn Thạnh, do nữ sĩ Trần Hồng Liên biên soạn, sở Văn hóa-Thông tin Long an ấn hành năm 2002.
09 Tháng Chín 2015(Xem: 7162)
Giá trị văn hóa truyền thống của văn bia thời đại Lý – Trần là giá trị về tính dân tộc hóa, tự tôn dân tộc và sức tự cường, tự chủ quốc gia. Giá trị ấy được thể hiện qua nhiều mặt, nhiều lĩnh vực như: giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức được đề cao và phát triển rực rỡ nhất trong chiều dài lịch sử của Dân tộc
06 Tháng Tám 2015(Xem: 5385)
Những độc giả từng yêu thích Nắng và hoa, Thấy Phật, Khi tựa gối khi cúi đầu, Chuyện trò... - những tập sách đã có một góc riêng sang trọng trên kệ sách tản văn Việt bởi góc nhìn uyên thâm, giọng văn ảo diệu của GS Cao Huy Thuần - nay vừa có thêm một tặng phẩm mới: Sợi tơ nhện.
03 Tháng Tám 2015(Xem: 9561)
Bài này để nói thêm về tương quan giữa Phật học và nghệ thuật – các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội hoạ, tiểu thuyết, kịch, phim … Một số bạn thắc mắc rằng tại sao Đức Phật bảo phải tránh xa âm nhạc, trong khi nhiều Thầy hiện nay vẫn sử dụng âm nhạc, hay soạn kịch, hay làm phim…
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 10403)
Tìm về với lịch sử văn hóa của dân tộc, là tìm về với những giá trị đạo đức cao đẹp cùng những bài học bổ ích từ những người đi trước. Đến với chương trình Hoa Mặt Trời kỳ 7, chúng ta được lắng nghe một vị giáo sư trên 80 tuổi kể về những câu chuyện lịch sử của đất nước có trên 2000 năm văn hiến. Trong quá trình hình thành và phát triển đó, Phật giáo được lấy làm nền tảng cho đạo đức và triết lý sống của dân tộc.
14 Tháng Hai 2015(Xem: 10193)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng. Đây là một câu hỏi rất quan trọng, một cách đặc biệt nếu chúng ta đang hoạt động để làm lợi ích cho người khác.