Đức Phật - tinh hoa của thế giới cổ đại

26 Tháng Bảy 201612:27(Xem: 6323)

ĐỨC PHẬT - TINH HOA CỦA THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
Bettany Hughes (BBC thực hiện và sản xuất)
Việt dịch: Hồng Ngọc | Thuyết minh: Thiện Tùng


blankTập phim “Đức Phật” là một trong 3 tập phim của series phim Tinh Hoa Của Thế Giới Cổ Đại do đài BBC sản xuất. Nhà sử học Bettany Hughes đến thăm Ấn Độ, Hy Lạp và Trung Quốc, theo chân ba nhà tư tưởng vĩ đại thời xưa là: đức Phật, Socrates và Khổng Tử.

Cả ba nhà tư tưởng này đều sống từ giữa thế kỷ thứ 6 đến 5 trước CN, một thời kỳ của sự phát triển về tri thức chưa từng có: 100 năm đó đã thay đổi cách nhận thức của chúng ta về chính con người mình mãi mãi.

Những nhà tiên phong này là hiện thân của thay đổi - từ việc dựa vào những điều siêu nhiên để giải thích vị thế của loài người trong vũ trụ này, đến chỗ mà suy nghĩ mang tính lý trí mở ra những khả năng mới mẻ và đầy lý thú.

Trong tập đầu này, Bettany khảo sát những tư tưởng cấp tiến của đức Phật.

Vào tuổi trên hai mươi, đức Phật đã từ bỏ gia đình và quê hương của Ngài nằm ở chân dãy núi Hi-mã-lạp-sơn, để khởi đầu môt hành trình tư tưởng đầy hoài bão nhằm tìm kiếm giải pháp cho nỗi khổ niềm đau của con người.

Tại vùng đồng bằng Ấn Độ Ngài đã trải nghiệm các quan niệm đầy thử thách lẫn các phương  pháp cực đoan của “những người tìm kiếm chân lý” lang thang khắp chốn. Nhưng chỉ khi đức Phật khám phá ra con đường trung đạo của chính Ngài mới là lúc Ngài đạt được giác ngộ - niết bàn: một thực thể tồn tại mà tất cả mê mờ, tham ái và khổ đau đều đã được xóa tan.

Tư tưởng của đức Phật đã tiếp nguồn cho một hệ tín ngưỡng phong phú vốn lan rộng ra khắp miền Viễn Đông và hơn thế nữa, định hướng cho hàng trăm triệu cuộc sống đến tận ngày hôm nay. Xuất phát từ quan điểm chuyên môn về lĩnh vực khảo cổ học, Bettany khảo sát nhân vật đầy ảnh hưởng này.

Đồng sản xuất cùng Đại Học Open. 

Mới xem video này:


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 7272)
Đây là bài nhận định tổng hợp của giáo sư Heinz Bechert, tóm tắt 21 bài viết đăng trong tuyển tập When Did the Buddha Live? được chính giáo sư làm tổng biên tập. Bài tóm tắt vô cùng công phu này đã đặt lại các vấn đề biên niên sử Tích Lan, Ấn Độ và các nước Phật giáo có liên hệ về cách tính niên đại của đức Phật.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 7113)
Mặc dù đã 2500 năm trôi qua, nhờ có Đức Phật, chúng ta đã hưởng được nhiều phước lợi qua sự cao cả, cùng sự vĩ đại của ngài về lòng từ bi, sự trí tuệ, và lòng trong sạch. Chúng ta còn đợi chờ thêm điều gì nữa?
01 Tháng Sáu 2015(Xem: 6709)
Bất cứ một tư tưởng triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, của nền văn hoá và của những tư tưởng triết học khác. Từ đó, tư tưởng của một triết gia có khi chịu ảnh hưởng của những người đi trước hoặc đương thời mà phát triển và quảng diễn thêm, nhưng cũng có khi phản kháng lại, hoặc phê bình để đi đến chỗ toàn thiện, hoặc để bênh vực cho tư tưởng của mình.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 5404)
Con người sống qui tụ lại thành một xã hội, và phát triển tập thể này rộng lớn dần dần thành một quốc gia. Mỗi cá nhân trong tập thể đó không thể tự sống riêng mà cũng không thể có tự do hoàn toàn để muốn làm gì thì làm. Cá nhân trong tập thể phải tuân theo một số qui luật mà tập thể đưa ra để lấy nó làm tiêu chuẩn hướng dẩn đời sống của mình, và chính những tiêu chuẩn sống này sẽ giúp cá nhân hòa hợp được giữa cá nhân mình với người khác sống trong cùng một xã hội.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 8244)
Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo được du nhập một cách hài hoà vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai ngả giao thương với các nhà buôn Ấn Độ bằng đường thủy và giao lưu văn hoá với Trung Hoa bằng đường bộ.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 6744)
Sự khởi nguyên của Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna Buddhism) bị bao phủ trong bức màng quá khứ xa xôi, mãi ẩn khuất trong những tài liệu khảo cổ và những áng văn chương đã bị thất lạc. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo vẫn duy trì quan điểm rằng Phật giáo Đại Thừa bắt nguồn từ Đại Chúng Bộ (Mahāsāṁghika School).
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14330)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn
16 Tháng Mười 2014(Xem: 8168)
...Điều cuối cùng đáng nói nữa, là chẳng có tư liệu nào là chính xác hoàn toàn, do các vị kết tập sư viết sau cả 500 năm, và cũng khó tránh khỏi sự hư cấu, thêm bớt của hàng sa-môn hậu học. Ta học Phật, tu Phật là học và tu theo giáo pháp. “Khi Như Lai diệt độ rồi thì Pháp và Luật là thầy của các ông”. Và, “Ai thấy Pháp là thấy Như Lai!” Vậy, Pháp mới là quan trọng!...