Cùng Một Nguyên Lý

17 Tháng Tám 201408:55(Xem: 5285)

MỘT CUỘC ĐỜI 
MỘT VẦNG NHẬT NGUYỆT 
TẬP 5 
Minh Đức Triều Tâm Ảnh 
Nhà xuất bản Văn Học 2014


Cùng Một Nguyên Lý


Hôm nọ, thánh y Jīvaka cùng một số gia nhân mang theo tràng hoa, vật thơm, dầu đèn, các loại dầu thoa chữa bệnh, các loại mật, sữa, đường... thức dùng phi thời - từ hoàng cung đến Veḷuvanārāma tịnh xá cúng dường đức Thế Tôn cùng chư tăng. Trong lúc đảnh lễ đức Đạo Sư, vị thầy thuốc hoàng gia ân cần ôm chân bụi của ngài rồi hỏi thăm về sức khỏe, hỏi thăm về tình hình hoằng pháp các nơi...

Đức Phật đưa mắt dịu dàng nhìn vị thánh y hiền thiện: 

- Như Lai hoằng pháp thuận lợi. Về sức khỏe thì không có chi phải nói. Vậy còn ông thì sao, này Jīvaka?

- Đệ tử công việc bộn bề. Hết chăm sóc sức khỏe cho đức vua, hoàng hậu, quý phi, thái tử, hoàng tử, công chúa, đệ tử lại sang đây. Có một số các vị trưởng lão thọ đầu-đà khổ hạnh bậc thượng, ghé Veḷuvanārāma, họ bị nhiều bệnh; đệ tử muốn khám, muốn chữa trị nhưng các ngài nói là không cần thiết, tự mình điều chỉnh được.

- Đúng vậy đó, này Jīvaka!

- Đệ tử cũng hiểu nguyên lý ấy. Ngoại trừ ăn uống thiếu chất bổ dưỡng không đủ nuôi cơ thể; ngoại trừ không bị những tác động quá đột ngột của thời khí, của mưa nắng, của nhiệt độ thất thường; ngoại trừ những căn bệnh do nghiệp; ngoại trừ ăn hoặc uống những vật thực nóng quá hay lạnh quá đánh mất sự quân bình hài hòa của tứ đại; ngoại trừ những oai nghi đi đứng nằm ngồi không được điều chỉnh, vận động cân phân - một vị tỳ-khưu có tu tập, có định có tuệ - không thể bị bệnh được, bạch đức Tôn Sư!

- Đúng là vậy, này Jīvaka!

- Do vậy, bạch đức Thế Tôn! Phàm tăng thì bị bệnh nhiều lắm, còn chư vị thánh tăng có có cũng như không. Các ngài, đôi khi lại mỉm cười, chế nhạo hay tiếu đùa rất thú vị nữa... Đệ tử nghe mà hỷ lạc cả người...

- Ồ, họ tiếu đùa ra sao?

- Thưa, có vị thì nói: Ồ! Bệnh hả, xem mày làm gì cái thân già này nào? Đau hả, nhức hả, hai ống chân này mày nổi loạn hả? Được rồi, cứ nổi loạn đi! Nhưng nổi loạn xong, nhớ giải tán cho lịch sự, cho đàng hoàng, nghe! Có vị lại nói, ngồi nhiều quá thì bị tản khí, đầy hơi; đó là sự thật mà sao cứ gọi là bệnh, là bệnh hả, ông thầy thuốc! Có vị lại nói, ở trong hang động, nghĩa địa, ngụ dưới cội cây, ngồi trên đá cỏ, nằm trên giường lá rác – thì không bị ẩm thấp, không bị khí này, khí kia nhiễm độc mới lạ! Đó cũng là cái gì rất tự nhiên, tất nhiên, như nhiên thôi, này ông thầy thuốc! Có vị lại nói, đừng bắt cái thân làm việc nhiều quá, đừng bắt hơi thở dồn dập, mất nhịp điệu, đừng bắt máu huyết chạy rần rật – là cái cách tự chữa trị cái thân của ta đó, này thánh y! Có vị lại nói, thú vị lắm, này Jīvaka, có đau, có bệnh, ta lại có cơ hội chiêm nghiệm, học hỏi cái đau, cái bệnh ấy ra sao? Nếu không đau, không bệnh thì hóa ra ta mang cái thân kim cương sao? Chúng chính là bài học để giác ngộ, giải thoát đó, này ông bạn!...

Đức Phật mỉm cười, hỏi:

- Các vị ấy, nói thế, có đúng với nguyên lý chữa bệnh của ông không, này Jīvaka?

- Đấy là nguyên lý tối cao của nghề thuốc, bạch đức Tôn Sư! Từ khi học hỏi được giáo pháp tuyệt vời, tối thượng của đức Tôn Sư, đệ tử hằng suy nghĩ, tự vấn, tự giải; và đệ tử cảm giác mình đã gần bước đến cái chỗ mà chư vị trưởng lão đã nói.

- Đúng vậy! Đức Phật gật đầu - Chữa bệnh thân, chữa bệnh tâm, chúng có cùng một nguyên lý đấy! Hãy thử chiêm nghiệm một chút nữa đi, này Jīvaka!

- Thưa, đệ tử chiêm nghiệm rồi, đã thấy rồi!

- Ừ, hãy nói cho Như Lai nghe với nào?

- Thưa, lúc phiền não, tham sân gì đó xuất hiện do duyên nội cảnh hay ngoại cảnh, cứ nhìn ngắm nó mà chơi, rất tự tại, rất thanh thản, rất dịu dàng - như ngắm nhìn cái đau nhức, ngắm nhìn cái tản khí, ngắm nhìn cái đầy hơi, ngắm nhìn cái thở dồn dập, ngắm nhìn máu huyết chảy rần rật, ngắm nhìn cái đau, cái bệnh ấy - với tâm xả ly, với tâm rỗng không, với tâm vô ngã vắng lặng, với tâm không có chấp trước, với tâm định tĩnh sáng suốt... vân vân và vân vân ... thì thân bệnh là ở đâu, tâm bệnh là ở đâu, bạch đức Tôn Sư?

- Hay lắm, này Jīvaka! Ông đã học được cái quán minh, tuệ minh trong pháp thiền bốn chỗ niệm thân, thọ, tâm, pháp của Như Lai rồi đó!

Thánh y Jīvaka hỷ lạc đầy khắp cả người khi được đức Phật khen ngợi. Cuối buổi nói chuyện, ông ta ngưỡng mong đức Phật quan tâm tế độ cho đức vua Bimbisāra, hoàng hậu Videhī và cả hoàng tử Ajātasattu (A-xà-thế).

Đức Phật im lặng một hồi, rồi chợt hỏi:

- Ajātasattu năm nay chắc đã là một thanh niên cường tráng rồi phải không?

- Thưa, đúng vậy!

- Ừ, đã hai mươi sáu tuổi rồi! Chắc là vị hoàng tử này đang nôn nóng muốn làm thái tử đây!

- Đã được phong thái tử từ lâu rồi, thưa Tôn Sư.

Đức Phật lại mỉm cười: 

- Ừ, vậy là cậu ta nôn nóng muốn làm vua đây mà!

Thánh y Jīvaka nghe lạnh mình, cái điều ông muốn nói, bây giờ thấy không cần thiết nữa rồi!

Sau đó, đức Phật như muốn giáo giới vị thánh y:

- Cũng giống như để tâm trí rỗng rang (không)(1), không làm gì cả (vô vi)(2) khi chữa trị thân bệnh, tâm bệnh vậy. Như Lai biết rất nhiều chuyện, rất nhiều việc, nhưng Như Lai cũng không làm gì cả. Hãy để tự nhiên cho nhân, cho duyên, cho quả, cho báo nó làm việc, này Jīvaka!

Đúng là sự thấy biết của một bậc Chánh Đẳng Giác.

Thánh y Jīvaka chỉ biết im lặng, cúi đầu.


(1) Không có tướng tham sân si, không chấp trước.

(2) Không trước ý, không khởi tư tác (cetanā).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười 2014(Xem: 8168)
...Điều cuối cùng đáng nói nữa, là chẳng có tư liệu nào là chính xác hoàn toàn, do các vị kết tập sư viết sau cả 500 năm, và cũng khó tránh khỏi sự hư cấu, thêm bớt của hàng sa-môn hậu học. Ta học Phật, tu Phật là học và tu theo giáo pháp. “Khi Như Lai diệt độ rồi thì Pháp và Luật là thầy của các ông”. Và, “Ai thấy Pháp là thấy Như Lai!” Vậy, Pháp mới là quan trọng!...
13 Tháng Mười 2014(Xem: 6553)
Phật giáo được truyền đi hai hướng: một hướng đi về phía Nam Ấn, truyền qua Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Ai Lao, và Campuchia. Phật giáo truyền theo hướng này bằng ngôn ngữ Pali và được gọi là Phật giáo Nam Truyền. Một hướng khác đi về phía Bắc Ấn qua A Phú Hãn (Afghanistan) đến Trung Hoa. Từ Trung Hoa, Phật giáo truyền đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
26 Tháng Chín 2014(Xem: 9082)
Đức Phật - The Story of Siddhartha Gautama là một phim tài liệu của PBS thực hiện bởi nhà làm phim từng đoạt giải thưởng David Grubin và lời thuyết minh của tài tử điện ảnh Richard Gere, kể câu chuyện về cuộc đời Đức Phật... Phim nói tiếng Anh
03 Tháng Chín 2014(Xem: 11893)
Năm 2010, tại Sài Gòn diễn ra đại hội “Con gái đức Phật” quy tụ hội chúng tỳ-khưu-ni và cận sự nữ Nam Bắc tông trên khắp thế giới về tham dự. Tôi không biết gì về nội dung cũng như hình thức đại hội ấy, nhưng cụm từ “Con gái đức Phật” tôi nghe sao nó dễ thương, bình dị và rất gần gũi với ngôn ngữ đời thường. Từ đó, tôi khởi tâm biên soạn một cuốn sách để giới thiệu về những vị Thánh Ni và những cận sự nữ có hành trạng đặc biệt và thù thắng thời đức Phật và đặt tên đầu sách là “Con gái đức Phật”.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 24206)
Đây là bộ sách nói về cuộc đời đức Phật Thích Ca từ khi ngài Đản sinh đến lúc ngài Nhập diệt, qua lối văn kể chuyện vừa “giàu tính văn chương nghệ thuật vừa đầy đủ những chi tiết khách quan và trung thực nhất về cuộc đời đức Phật”.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 6362)
Phật Tổ Đạo Ảnh, đúng theo danh xưng là một tác phẩm miêu họa pháp tướng cùng ghi chép đạo hạnh các lịch đại Tổ sư Ấn-độ và Trung Hoa, mong để lại cho kẻ tu hành đời sau những tấm gương soi, không ngoài ý nghĩa “kiến hiền tư tề”, tức nhằm mục đích khích lệ mọi người trông thấy gương các bậc thánh hiền mà khởi tâm nối gót theo .
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 5128)
Sau khi viết bài “Những chi tiết dị, đồng về đức Phật lịch sử”, BBT. Thư Viện Hoa Sen gợi ý tôi xem lại trang Wikipedia Tiếng Việt cùng một đề tài liên hệ. Xem xong, tôi nghĩ, mình không dám và cả không có khả năng thò tay vào đấy để sửa hay điều chỉnh được; vả lại đấy là công việc của các nhà nghiên cứu, họ có chuyên môn về cách làm hơn. Tôi thì xin chịu. Do vậy, tôi bèn copy lại, dựa theo trang Wikipedia ấy, rồi thêm chỗ này, bớt chỗ kia, dĩ nhiên là theo chủ quan kiến thức Phật học của mình.
16 Tháng Bảy 2014(Xem: 5899)
Sau khi bộ đại sử đức Phật Sakyā Gotama “Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt” 6 quyển, 3000 trang được in ấn và phổ biến trên các trang mạng Phật học, được đọc lại trên các trang Pháp Âm, và được độc giả đọc nhiều nhất là “thuvienhoasen.org” ở Mỹ và “quangduc.com” tức là Tu viện Quảng Đức ở Úc – tôi, tác giả, nhận được khá nhiều câu hỏi về những chi tiết lịch sử, có những dị biệt, mâu thuẫn nơi này và nơi khác.