Sự Phát Triển Và Thoái Hoá Của Phật Giáo Tại Miền Nam Châu Á

10 Tháng Năm 201100:00(Xem: 16391)


Sự Phát Triển và Thoái Hoá Của Phật Giáo Tại Miền Nam Châu Á

Tác Giả: M.Abdul Mu’min Chowdhury - Nhà Xuất Bản: London Institute of Asi


Trước thời kỳ Bà La Môn Giáo thịnh hành, các nước Nam Á đa số theo đạo Phật. Chư tăng Nam Á và các nhà doanh thương đã giới thiệu và truyền bá Phật Pháp đến các nước khác nhau trên thế giới, mặc dù vào thời điểm này Phật Giáo vẫn đang tiếp tục phát triển thành công tại các nước Châu Á, nhưng tại Nam Á, đạo Phật chỉ còn tồn tại một cách trộn lẫn mờ mịt sương khói với các tôn giáo khác trong ký ức của người dân vùng này. Trong khi đó, Bà La Môn Giáo Aryan trên đà tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong khi Đạo Phật dần dần có khuynh hướng thoái hoá và biến mất tại đại đa số các nước Nam Á ngày nay.

Hậu quả của lịch sử Phật giáo tại Nam Á giống như 1 mùa gặt hái màu mỡ phù du thoáng qua 1 lần trong khu vườn Bà La Môn Aryan, có lẽ vì lý do đặc biệt này, giám đốc học viện Nam Á, Usman Khalid đã quyết định xuất bản tập sách của M.Abdul Mu’min Chowdhury.

Tác giả, M.Abdul Mu’min Chowdhury, trước từng là giảng viên Đại Học và nghiên cứu gia, Đại học Nông Nghiệp tại Mymensingh cũng như giảng viên trường đại học cộng đồng London, đã nghiên cứu sâu sắc lịch sử Phật Giáo vùng Nam Á và tường thuật chi tiết kỹ càng, lý do nào mà 1 tôn giáo tuyệt vời như Đạo Phật lại biến mất ngay trên chính vùng đất đã khai sanh ra nó, mặc dù Phật Giáo vẫn tiếp tục trãi rộng và đơm hoa kết trái ở phần lớn các nước Đông Á. Sự phát triển và thoái hoá của Phật Giáo tại vùng Nam Á trong lịch sử có nhiều tài liệu chứng cớ thăng trầm rõ ràng.

Các sinh viên khoa xã hội học tại Bangladesh và các nước khác không mấy gì khó khăn trong các công trình tìm kiếm và nghiên cứu về lãnh vực này, dựa vào những dữ kiện văn bản lịch sử Phật Giáo tại vùng này.

Theo chú thích của nhà xuất bản, tập sách “Rise and Fall of Buddhism in South Asia.” Đã chỉ ra những điểm chính yếu tại sao Phật Giáo lại biến mất trong vùng Nam Á trước sự xâm lăng và tàn phá của Bà La Môn Giáo Aryan. Tuy nhiên giới cầm quyền Bà La Môn Giáo vẫn dùng Phật Giáo như là 1 điểm tựa để thu hút sự chú ý của thế giới và dân chúng nằm đẩy mạnh cho nền hoà bình lâu dài và phát triển kinh tế cũng như ổn định xã hội ở các nước Nam Á. 

Theo lời của tác giả:” trong công trình nghiên cứu và thu thập tài liệu về quá trình tiền triển của Phật Giáo, sự biến mất, sự tăng trưởng, tôi đã tìm được những bằng chứng ngạc nhiên và bất chợt của tôn giáo tuyệt vời này qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử Nam Á. Đọc giả có nhiều cơ hội để tiếp xúc với những chứng cớ hiện thực và các công trình khảo cổ rõ ràng của các nhà khoa học nhằm nhận thức rõ sự biến mất của Phật Giáo và sự tiến hóa cuả Bà La Môn Giáo cũng như Ấn Độ Giáo thông qua tập sách và khung cảnh địa lý của các nước vùng Nam Á.”

Cũng theo lời tác giả, ông M.Abdul Mu’min Chowdhury:” Dưới ánh sáng mập mờ và lộn xộn truyền thống cổ truyền của địa thế khu vực Nam Á, Người đọc nên nhận rõ đâu là thực, đâu là hư, công bằng chấp nhận hoặc phủ nhận nội dung của tập sách này. Tác giả không mong đợi độc giả tỏ bất cứ thái độ khác biệt hoặc thiên vị đối với quyễn sách của ông ta.”

Quý độc giả có thể tìm mua tập sách thú vị, giàu chất lượng và lịch sử này qua ông MA Taher, điện thoại: 01912146527 và 01552311334.

Dương Tiêu Dịch.

04-05-2008 11:23:46

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 8326)
Đây là bài nhận định tổng hợp của giáo sư Heinz Bechert, tóm tắt 21 bài viết đăng trong tuyển tập When Did the Buddha Live? được chính giáo sư làm tổng biên tập. Bài tóm tắt vô cùng công phu này đã đặt lại các vấn đề biên niên sử Tích Lan, Ấn Độ và các nước Phật giáo có liên hệ về cách tính niên đại của đức Phật.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 8102)
Mặc dù đã 2500 năm trôi qua, nhờ có Đức Phật, chúng ta đã hưởng được nhiều phước lợi qua sự cao cả, cùng sự vĩ đại của ngài về lòng từ bi, sự trí tuệ, và lòng trong sạch. Chúng ta còn đợi chờ thêm điều gì nữa?
01 Tháng Sáu 2015(Xem: 7646)
Bất cứ một tư tưởng triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, của nền văn hoá và của những tư tưởng triết học khác. Từ đó, tư tưởng của một triết gia có khi chịu ảnh hưởng của những người đi trước hoặc đương thời mà phát triển và quảng diễn thêm, nhưng cũng có khi phản kháng lại, hoặc phê bình để đi đến chỗ toàn thiện, hoặc để bênh vực cho tư tưởng của mình.
26 Tháng Năm 2015(Xem: 6170)
Con người sống qui tụ lại thành một xã hội, và phát triển tập thể này rộng lớn dần dần thành một quốc gia. Mỗi cá nhân trong tập thể đó không thể tự sống riêng mà cũng không thể có tự do hoàn toàn để muốn làm gì thì làm. Cá nhân trong tập thể phải tuân theo một số qui luật mà tập thể đưa ra để lấy nó làm tiêu chuẩn hướng dẩn đời sống của mình, và chính những tiêu chuẩn sống này sẽ giúp cá nhân hòa hợp được giữa cá nhân mình với người khác sống trong cùng một xã hội.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 9559)
Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo được du nhập một cách hài hoà vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai ngả giao thương với các nhà buôn Ấn Độ bằng đường thủy và giao lưu văn hoá với Trung Hoa bằng đường bộ.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 7899)
Sự khởi nguyên của Phật giáo Đại Thừa (Mahāyāna Buddhism) bị bao phủ trong bức màng quá khứ xa xôi, mãi ẩn khuất trong những tài liệu khảo cổ và những áng văn chương đã bị thất lạc. Nhiều nhà nghiên cứu Phật giáo vẫn duy trì quan điểm rằng Phật giáo Đại Thừa bắt nguồn từ Đại Chúng Bộ (Mahāsāṁghika School).
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17171)
Biểu đồ I.1: Thiền tông Ấn Độ Biểu đồ I.2: Thiền Ấn Độ Đến Trung Quốc Biểu đồ I.3: Thiền Trung Quốc – Huệ Năng và Môn Đệ Biểu đồ II.1: Dòng Mã Tổ Biểu đồ II.2: Dòng Mã Tổ Biểu đồ III.1: Tông Tào Động Biểu đồ IV.1: Tông Lâm Tế Biểu đồ IV.3: Dòng Lâm Tế – Viên Ngộ Biểu đồ V: Tông Vân Môn & Pháp Nhãn