Phần 05

19 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 7669)

TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN
Tác gỉa: Thích Trí Quang
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh 2011

05

12/1

Suốt 7 năm, 2500 – 2506 (1956 – 1962), tôi hoàn toàn nghỉ việc, mất ngủ đến nỗi mí mắt không nhắm lại được. Nói chuyện cũ, trước cả năm 2495 (1951), tôi đề nghị đổi và đã đổi được, trước là Phật học thành Phật giáo, sau Sơn môn thành Giáo hội. Chữ sau khó mà dễ, chỉ phải tra cứu rất kỹ, và tham khảo các vị chuyên môn nổi tiếng về Luật, Sử và Triết. Chữ đầu dễ mà lại khó, không khó vì gì mà vì một gã trí thức mới biết nghĩa 2 chữ Phật học, Phật giáo. Thật ra gã không biết chữ Phật học của Hội là lấy từ đại nguyện vương của ngài Phổ hiền, “bát giả thường tùy Phật học”, có nghĩa thường tu học theo Phật. Ấy thế nhưng, một tài liệu công an mà tôi được mật cho, công an buộc một huynh trưởng
khai rằng tôi đổi Phât học ra Phật giáo là chuẩn bị tranh cử tổng thống.

Tôi vào Nha trang. Với cảm khái lắng đọng, viết 2 cuốn Tuệ năng và La thập.
Qua 2504 (1960) về Huế, không mấy lúc không nghe, từ văn phòng Tổng trị sự,
Phật tử bị hại. Tàn bạo nhất là 27 chứ không phải 16, Phật tử bị thảm sát trong 1
đêm tại Đồng xuân, Tuy hòa. Ngang nhiên nhất là đêm đông, bắt huynh trưởng
Trinh đem ra đồng đánh chết, rồi công nhiên phát thanh tại Kim long, “những kẻ giết
tên Trinh nên lánh mặt đi”. Liên tục và đồng loạt nhất là rào Ấp chiến lược. Chùa
nào trong rào thì hết ra vào hành đạo. Chùa nào bên ngoài thì tự do bị tác xạ. Nhưng
cái nầy mới độc đáo. Phong trào họp luôn, đều đều bình nghị, “ai nghèo thì đi khu
Trù mật, khu Dinh điền”. Nghèo đây là các cấp điều hành Phật giáo địa phương,
“càng giàu là càng nghèo: phải đi”! Đi đến đó bị kỳ thị: chết bỏ!

12/2

Thế nhưng, cờ Pg thì dính gì ở đây mà thành vấn đề? Đúng! cờ Pg không dính
gì ai cả. Tại ai tự tạo ra vấn đề “cờ Pg” mà thành chuyện. Vùng Huế và Quảng trị ai
cũng biết Tổng giám mục Thục ưng làm Hồng y giáo chủ. Tòa Thánh điều tra, thấy
Phật đản thì Quốc lộ Huế - Quảng trị đầy cờ Pg, lớp tư gia 2 bên đường treo trước
cửa, lớp cắm trên xe mà chạy. Kiệu Lavang thì trái lại. Toà Thánh bảo thế là không
thích đáng. Đức Thánh cha nói thế chứ ngài đâu có bảo mà đức Tổng giám mục bắt
tất cả các hộ, đặc biệt là các hộ công chức, phải kê danh sách theo tờ khai gia đình
mà làm con chiên. Và đợi đến Phật đản thì bắt triệt bỏ cờ Pg là xong. Tỉnh trưởng
mà cũng là thị trưởng Huế, vận động chính ông Hội trưởng Tổng hội Pg miền Trung
(mà đương nhiên là tôi) hưởng ứng lịnh ấy, ông từ chối. Ông cố vấn đứng ra điều
giải. Sáng 14/4 âm lịch, ông mời đại diện Giáo hội và Hội đến tư dinh, thưa, xin quí
ngài yên tâm. Tôi đã yêu cầu 2 ông bộ trưởng đây về Saigon gấp, điều chỉnh tức
khắc, đừng để “lịnh bị lạc” quá lắm rồi.

Nhưng cố nói mặc cố. Quãng 2 giờ chiều, chỉ 4 tiếng đồng hồ sau cuộc điều
giải, tất cả tự viện và lễ đài Phật đản, nhất là thành phố Huế, đều cho người chạy đến
Từ đàm báo động, rằng quyền môn bị giật sập, đèn bị đạp, cờ Pg bị triệt. Tôi đóng
cửa, tĩnh tâm, xét kỹ, thấy hết mọi điều giải và hứa hẹn. Hòa thượng Thiện minh đi
đón 2 Đại lão hòa thượng Thuyền tôn và Tường vân. Tôi và các thầy đi bộ xuống tòa
Tỉnh trưởng, vào lúc hơn 4 giờ chiều. Ông Phó tỉnh trưởng ra đón chào chúng tôi, và
mời tôi lên họp trên lầu. Tôi từ chối, thưa rằng, chúng tôi đến đây là để được biết, tại
sao khi sáng hứa gì với chúng tôi mà, ngay từ đó cho đến bây giờ, đi phá lễ đài Phật
đản? Ông vẫn không trả lời, vẫn một lần nữa mời tôi lên họp. Tôi nhìn thấy trời sắp
tối, quần chúng Phật tàn ngập ngút mắt. Tôi đành đến bạch 2 Ôông và các ngài, các
thầy, rồi bước theo ông Phó tỉnh trưởng hướng dẫn. Được mời ngồi, tôi xin đứng,
nói, quí vị thấy quần chúng Phật tử đó: tôi không có thì giờ để ngồi nữa. Xin quí vị,
nếu được, cho chúng tôi biết quyết định của quí vị. Ông tỉnh trưởng nói, và đưa tay
chỉ, đây là ông Phó Tỉnh trưởng nội an, đây là ông Cảnh sát trưởng, đây là ông
Trưởng ty Thông tin. Chúng tôi hy động mọi trách nhiệm sở quan, dùng xe thông tin
và chiêu hồi, đi yêu cầu chỉnh lễ đài Phật đản. Riêng thành phố, còn thông báo cho
các đường có dân cư nữa. Toan hỏi đài phát thanh, nhưng không tin tưởng gì, lại hơn
7 giờ tối rồi, nên tôi nói, vậy xin quí vị xuống trực tiếp thông báo về quyết định của
quí vị.

13/3

Tôi về đến Từ đàm thì đã 7g30 tối 14/4. Lòng khá bình thản, không vì tin
tưởng quyết định của chính quyền, mà vì ưóc mong có một thiện chí xuất từ lương
tri của con người, mà vì lòng đầy ắp phong cách của thánh Cam địa. Thêm nữa, tôi
chán ngán Tổng giám Thục bao nhiêu, thì có bấy nhiêu sự cảm mến giáo hoàng lúc
đó. Tôi càng tự kiểm rất kỹ, coi có tham vọng gì phi tôn giáo hay không, có tham
vọng gì phi cương vị của tôi hay không, có cẩn trọng hết mức trong phản ứng và
công việc hay không. Trước hết, và trên hết, Phật của tôi thường trú đóng trên đỉnh
đầu của tôi. Và Mẹ tôi ôm tôi, nhìn tôi, “con đi mà trả nghĩa cho Phật”, dầu cái đi
đó, hay, có thể là đi khỏi cuộc đời nầy. Tôi ứa nước mắt mà nghĩ như vậy. Đi theo
tôi vẫn là hòa thượng Mật nguyện, chắc chắn biết sự lặng lẽ của tôi. Về đến Từ đàm
thì các thầy Thiện siêu và thầy Thiện minh vẫn ngồi bên mâm cơm. Và thật hấp dẫn:
1 cốc nước chanh muối Nam kỳ, có đường và đá, đang mời gọi. Tôi uống và ăn. Vừa
ăn vừa làm việc. Thầy Chánh trực và anh Nguyễn khắc Từ đứng sát bàn ăn. Tôi hỏi,
giờ nầy, kiếm vải trắng và sơn đỏ, có không? Có cả rồi. Có, mà đúng vải trắng sơn
đỏ cả không. Rất đúng ý thầy. Tôi vui lắm, nói với thầy Thiện siêu, xin hạ bụi lồ ô.
Thầy bảo cưa mà hạ, róc mắt cho kỹ, cắt như nhau, để còn dùng nữa. Thầy Thiện
minh đưa ra một trang giấy có chữ. Tôi nói chỉ cần 5 biểu ngữ thôi: cần cho 5 hàng
dàn ngang, và mỗi hàng có 6 cái tính chiều dọc, tất cả cho chính diện sân chùa.
Những chỗ còn lại, và 3 mặt đường thì tự do. Năm biểu ngữ qui định như dưới đây:
1. Phật giáo Việt nam bất diệt!
2. Phản đối triệt cờ Phật giáo.
3. Tại sao xúc phạm Phật đản.
4. Phản đối chính sách chính phủ
5. Cầu nguyện hòa bình, hòa bình.
Viết cho đẹp. Phơi cho ráo. Biểu ngữ với cờ vừa phải với nhau. Mọi việc, cần
và rất cần. Ông Thiện siêu nói, “ở đó mà chừ mới lo”! Tôi xin nằm nghỉ, nghĩ về
diễn từ “Phật đản 2507” sáng mai. Lại nghĩ, không cần tố giác những chuẩn bị của
chính quyền: 1 đội 5 chiến xa, 1 đội quân phục màu đen nằm sát bờ sông, từ sân đài
Phát thanh ngược lên đến sở Công chính. Tất cả sẽ xử dụng vào tối mai: Rằm tháng
4, Phật đản 2507 (1963). Địa điểm sử dụng: sân đài Phát thanh. Đó là những thông
tin có chứng cứ mà tôi được biết liên tiếp trong mấy ngày nay.

Trở lại câu chuyện. Tất cả 5 biểu ngữ nói trên được bí mật quyết định đi trước
trong đoàn rước Phật từ Diệu đế lên Từ đàm. Bộ phận đi trước nầy là Gia đình Phật
tử mà chỉ có huynh trưởng, thanh niên và một số thiếu niên. Đoàn biểu ngữ được lựa
chọn và bí mật giao cho huynh trưởng Gái điều khiển.

Huynh trưởng Gái lên đến đầu cầu Trường tiền thì một thầy coi trật tự (mà tôi
không báo trước) chận lại, thu hết biểu ngữ. Anh Gái điềm đạm để thầy ấy thu.
Nhưng khi đến cuối cầu, anh ra lịnh ngồi xuống. Thầy trật tự, sau khi thu biểu ngữ
đã bỏ vào xe riêng, qua cầu Trường tiền, ngồi nghỉ, chắc chắn đây không phải là tự
tung tự tác. Thầy đem lên cầu, trả lại cẩn thận. Đoàn rước tiếp tục, lên đến Từ đàm.
Thế rồi Phật đản 2507 cử hành, tại sân Từ đàm.. Diễn từ và Đại lễ vừa xong thì
rừng người, với cờ và biểu ngữ trương cao lên. Rồi cả thế giới biết Phật đản đau
thương ở Nam VN. Rồi nửa tuần sau, tôi viết và ký một điệp văn gửi Tổng thư ký
Liên hợp quốc, thông báo Nam Vn “vi phạm nhân quyền” qua sự đàn áp Phật đản
2507.

12/4

Xin mở đóng vòng đơn lớn ở đây để nói vài vấn đề đáng quan tâm. Đó là 1, Pg
VN có liên quan đến việc “bình Tây sát Tả” của vua tôi nhà Nguyễn, hay không? 2,
Pg VN có ganh tị với tư thế Tcg, hay không?

Hãy nói ván đề thứ 1. Năm 1963, đại diện Pg VN tiếp xúc với thủ tướng Ấn
bấy giờ. Thủ tướng ấy bảo. Nghe nói Pg VN ngày xưa đã bách hại Tcg, nay ông
Diệm trả đũa, sơ sài thôi, thì phản đối làm gì. Thủ tướng Ấn nói như vậy thật là bất
minh. Bình Tây sát Tả có thật. Nhưng, chủ đạo là Nho sĩ – là vua tôi nhà Nguyễn
bấy giờ. Nho sĩ có cái triết thuyết “vua là thiên tử”. Nay Tcg bảo phải thờ Chúa,
không được thờ vua cha, ông bà, thì tất nhiên họ triệt hạ. Nhà văn Hồ biểu Chánh,
trong một tác phẩm của ông mà tôi quên tên, đã mô tả khá rõ thái độ ấy cua vua tôi
Nho sĩ nhà Nguyễn. Pg VN không liên quan gì cả, về vấn đề nầy.

Nay đến vấn đề thứ 2, xin kể một chuyện. Một buổi sáng sớm, tôi và 2 huynh
đệ nữa xuống chuyến đò ngang để qua sông. Chưa đủ khách nên đò chưa tách bến.
Đồng bào đi chợ mặc sức kể chuyện hồi hôm. Họ không e dè gì chúng tôi. Nhưng
đột nhiên im bặt. Theo ánh mắt họ, tôi nhìn lên thì thấy một linh mục đang vác xe
đạp xuống đò. Tôi nghĩ, ông cha Pg tôi sống chất phác với dân chúng như thế nào
mới có tình trạng nầy. “Vậy chúng tôi ngu dại gì mà đánh mất niềm tin ấy”. Tôi kết
thúc câu chuyện như vậy khi có dịp hội thoại với 1 vị Tổng giám mục đầy hiểu biết
thông cảm.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn