Học cách được là chính mình

08 Tháng Năm 201910:42(Xem: 1666)
GIÁC NGỘ MỖI NGÀY
BƯỚC CHÂN AN LẠC TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI
Gyalwang Drukpa 
Ban phiên dịch Drukpa Việ Nam
Nhà xuất bản: Văn Hóa Thông Tin 2015

HỌC CÁCH ĐƯỢC LÀ CHÍNH MÌNH

Tôi không muốn phê phán thế giới hiện đại mà chúng ta đang sống. Tuy nhiên, tôi thấy phần lớn những căng thẳng mà chúng ta phải trải qua là do cách chúng ta được giáo dục ở trường học, nơi mà sự cạnh tranh luôn được đặt lên hàng đầu. Bạn luôn phải cạnh tranh với ai đó để tồn tại và bạn phải là người giỏi nhất. Điều này tạo ra vô số vấn đề rắc rốiMọi người mải mê tìm kiếmnhững điều phù phiếm không tưởng, để rồi chỉ chuốc lấy stress và phiền não.

 

Lấy việc kinh doanh làm ví dụ. Bạn có thể kiếm được một triệu đô, hay thậm chí một tỷ, nhưng vẫn sẽ luôn có những người giàu có hơn bạn. Đứng trước những con người này, bạn chẳng là gì cả. Bạn nhìn vào những thành quả mình đạt được rồi đem so sánh với những người thành công hơn, bạn khó chịu vì cảm thấyvẫn chưa đủ. Thế là bạn lại lao vào làm việc cật lực hơn, chẳng cần biết liệu có quá sức hay không. Bạn cố chạy theo cầu vồng vì nó quá quyến rũ nhưng dĩ nhiên bạn sẽ chẳng bao giờ với tay bắt được ảo ảnh này!

 

“Cuộc đời có nghĩa gì

Nếu gấp gáp lo toan,

Chẳng còn lấy thời gian

Để dừng chân thưởng ngoạn...”

~ William Henry Davies


Có thể bạn sẽ e ngại nếu phải “sống chậm” lại, bạn sẽ không có điều kiện thỏa mãn nhu cầu vật chất cá nhân và trách nhiệm chu cấp cho gia đìnhLo lắng của bạn cũng dễ thông cảmTuy nhiên, hãy nghĩ xem cuộc sống của bạn sẽ ra sao nếu luôn kéo theo quá nhiều lo lắng stress. Bạn sẽ giữ được phẩm chất hiền từđộ lượngkhoan dung hay trở nên nóng nảy, cáu bẳn, đãng trímệt mỏi hơn cả về thân và tâm? Phải chăng bạn đang để những bận rộn, toan tính, tham vọng che lấp tâm tỉnh thứcbỏ quên nhu cầu được chăm sóc, yêu thương của chính mình và những người thân xung quanh? Đúng là ai cũng cần kiếm sống nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta phải trở thành nô lệ cho sự mưu sinh để tồn tại và sống một cuộc đời tẻ nhạtĐơn giản hóa cuộc sống và bớt một chút kỳ vọng sẽ mang lại cho bạn cảm giác tự dothời gian sẽ dường như trôi chậm lại và êm ái hơn. Chẳng cần bon chen, quá căng thẳng không cần thiết, hãy cân bằng lại cuộc sống, nhẹ nhàng bước đi trên con đường Trung đạo với niềm hỷ lạc sâu sắc.

 

Phật pháp giống như vũ trụ rộng lớn bao la

 

Những điều tôi chia sẻ đều xuất phát từ những trải nghiệm của bản thânđạo hữu và những người xung quanhGiáo pháp của Đức Phật bao la rộng lớn không bị giới hạn trong bất cứ không gian chật hẹp nào. Chúng tôi có những pháp môntruyền thống thiền định, những bài tập rèn luyện thân và tâm khác nhau nhưng tất cả chỉ để giúp hành giả luôn giữ được trạng thái an định.


Tự do và giải thoát chỉ có được khi chúng ta gỡ bỏ những nhãn mác và định kiến sai lầm mà bạn đã tự gắn cho bản thângia đình, các mối quan hệ và mọi người. Hầu như tất cả những điều ta làm đều dựa trên niềm tin của riêng mình. Mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp nếu chúng ta có thái độ đúng đắn tích cực. Nhưng chúng ta vẫn thường để tư duy bảo thủ trói buộc, dễ thất vọng khi thấy mọi thứ đang không tuân theo những “chuẩn mực” và “nguyên tắc” của chính mình.

 

Như vậy, bạn cần học cách lắng nghe và tôn trọng những quan điểm khác biệt. Ai đó có thể bất đồng ýkiến với tôi nhưng tôi không phiền lòng về điều đó. Tôi hoan hỷ khi được nghe quan điểm của họ và tôn trọng quan kiến riêng của mỗi người. Nếu muốn sống cuộc đời không stress, chúng ta hãy biết từ bỏnhững chấp thủ giáo điều. Một tâm hồn chật hẹp sẽ không có đủ chỗ để chấp nhận người khác, thậm chí chấp nhận chính mình. Con người thường hay ganh tỵ và khổ sở vì những điều vụn vặt và đây chính là cơ hội để stress xuất hiệnChúng ta nên uyển chuyển linh hoạt và rộng lượng với chính mình và mọi người.

 

“Chúng ta nên từ bỏ sự hoạch định cứng nhắc để đón nhận cuộc sống nhiều thú vị bất ngờ”

~ E. M. Forster

 

Hãy nhớ rằng mọi thứ đều thay đổi, chẳng có gì là trường tồnVì vậy chúng ta phải biết dẹp bỏ bám chấp vào bất cứ điều gì, kể cả hy vọngham muốn hay thậm chí là bám víu vào một ai đấy. Không phải chúng ta không cần hy vọng, mơ ước hay tạo dựng những mối quan hệ gắn bó, mà điều đó chỉ có nghĩa là chúng ta không nên ôm khư khư lấy chúng, bởi vì chúng sẽ làm ta thêm stress. Chúng ta không nhất thiết phải từ bỏ tất cả để tu hành ẩn dật nơi thâm sơn cùng cốc, nhưng lại cần thấm nhuần ý nghĩatương đối của mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày.

 

Tất cả mọi sự vật hiện tượng đều thay đổi trong từng khoảnh khắc, vậy tại sao phải uổng phí thời giancông sức để lo lắng cho quá khứ đã qua hay tương lai chưa tới? Triết lý này rất quan trọng đối với việc thực hành thiền định cũng như tận hưởng một đời sống an vui và tràn đầy năng lượng. Đừng bận tâm tới những điều nhỏ nhặt. Hiểu được điều này mang lại rất nhiều lợi ích, chỉ một chút thay đổi trong tâm cũng có thể tạo nên sự khác biệt lớn cho cuộc đời bạn.


Nếu lắng tâm để ý, bạn sẽ thấy thiên nhiên chính là người thầy lớn lao; ngày qua đêm tới, bốn mùa chuyển giao, những làn gió mát, âm thanh suối reo thác đổ… đều là những bài học vô giá dạy cho chúng ta biết rằng vạn vật chỉ là tương đối, chẳng có gì trường tồn. Nhờ đó, chúng ta có thể xua tan đi những đám mây đen của cảm xúc và lo lắng đang che lấp niềm vui sống và đẩy chúng ta vào những lo âu căng thẳng. Mọi sự vật hiện tượng không nhất thiết phải diễn ra theo cách thức giống nhau, đây là điều chắc chắn!

 

Tôi đang miệt mài rà soát lại đồ đạc và bỏ bớt những thứ không cần thiết trong thư phòng, đây cũng là một cách hay để chúng ta nhìn lại năm cũ và chuẩn bị cho năm mới. Trong cuộc sống có nhiều thứ, vật chất cũng như cảm xúc, cần được loại bỏ vì chúng chỉ làm vướng chân và ngăn cản bạn tiến bước trên chặng đường tiếp đến.

 

Ngày hôm qua, ngay tại đây trên Tự viện Druk Amitabha, tất cả chúng tôi đều tập trung dọn dẹp. Tôi đã mất rất nhiều thời gian để dọn dẹp khu vực văn phòng, vì nơi đây có nhiều thứ được lưu trữ lâu ngày, thậm chí hàng tháng trời. Việc dọn dẹp khu vườn tâm của ta cũng giống như vậy, chúng ta cần thực hành đều đặn hàng ngày, và nếu có thể thì từng khoảnh khắc, bởi vì nếu để lâu, làm sao chúng ta có thể dọn sạch đống rác rưởi lộn xộn đã tích tụ lâu ngày? Hãy biết chủ động mỗi ngày một ít còn hơn chờ rác chất thành núi rồi mới bắt tay thu dọn.

 

Học cách được là chính mình

 

Chúng ta có xu hướng sao chép bắt chước người khác từ lời ăn tiếng nói đến cách tư duy suy nghĩ, tạo ra những “chuẩn mực” rồi bắt đầu những so sánh ta - người. Thỉnh thoảng, ta thấy hơn người khác nhưng cũng có lúc lại thấy mình kém họ. Những so sánh nhị nguyên này ăn sâu vào tâm thức đến mức chúng tạo thành những thước đo tự nhiên. Trong xã hội hiện đạichúng ta thường định nghĩa hạnh phúcthành công bằng thước đo đơn điệu của ham muốn, sự hưởng thụ, danh vọng, vẻ đẹp bên ngoài và những tiện nghi vật chất. Bạn mang theo nỗi ám ảnh của rất nhiều người “đẹp” hơn, “thành công” hơn để giục giã bản thânTuy nhiên, những suy nghĩ thế này sẽ chỉ khiến bạn trải nghiệm thêm nhiều bế tắc và phiền não.


Nếu không sao chép nhau, chúng ta lại bắt đầu phán xét, đánh giá người này là tốt hay xấu, đúng hay sai. Tôi thường buồn khi phải nghe ai đó hăng hái nói xấu về người khác. Có thể người đó đã làm điều gì đó tồi tệ nhưng làm sao bạn có thể biết anh ấy thật sự là người xấu?

 

Việc bạn muốn ăn mặc đẹp và trông bảnh bao cũng tốt thôi, tuy nhiên bạn không nên so sánh hay cạnh tranh với ai. Hãy là chính mình. Cứ an vui, cho dù người ta cao hơn, đẹp hơn hay có tồi tệ hơn bạn đi chăng nữa. Hãy tự tin gặp gỡ mọi người, dù là hội họp hay tiệc tùng, và trở về với tâm hoan hỷ vì giá trịcuộc sống ở bên trong tâm hồn bạn, nơi không có chỗ cho ganh ghét tỵ hiềm. Hãy chia sẻ với nhaunhững cảm xúc tích cực và chân thậtXã hội ngày nay đang rất cần điều này.

 

Thông thường, những đệ tử mới của tôi đến đây để quy y. Những lúc này, mọi người hay đứng dậy, bắt tay và trò chuyện. Ở phương Tây, người ta thường nghiêm túc và thấy khó chịu khi ai đó gây ồn trong những buổi lễ trang nghiêm thành kính. Song không khí hôm nay rất náo nhiệt, mọi người ai nấy khó có thể giữ yên lặng. Cá nhân tôi thật hạnh phúc khi thấy mọi người ai nấy đều rất hào hứng vui tươi!


Hãy ghi nhớ rằng trải nghiệm chỉ là trải nghiệm, chúng không phải là ta và không phản ánh con ngườithật của ta. Đừng mãi bứt rứt với những sai lầm hay chỉ trích. Bạn cần biết can đảm chấp nhận, rút ra các bài học và đứng dậy tiếp tục cuộc hành trình. Hãy thoải mái tận hưởng cuộc sống hàng ngày. Tôi cũng hiểu nói thì rất dễ, nhưng làm mới khó. Nhưng bạn thử nghĩ xem, cuộc sống sẽ chất lượng, hiệu quả hơn biết bao nhiêu nếu bạn thực sự buông xả thư thái thay vì luôn giày vò giằng xé bởi những băn khoăn nghi ngại không lối ra.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Năm 2019(Xem: 3225)
21 Tháng Mười 2015(Xem: 22510)
Trong số những bài góp ý liên quan đến bài "Về Tôn Xưng "Pháp Vương", chúng tôi nhận thấy cần post lên đây hai bài đáng quan tâm đến vấn đề: một bài gần như đồng quan điểm với những lời phát biểu của quý Hòa thượng lãnh đạo cấp cao Trung Ương Giáo Hội (bài của GSTS. Trần Kiêm Đoàn) và bài kia, dù được loan tải trên kênh chính thức của giáo hội nhưng lại có những quan điểm trái chiều (bài của Cư sĩ Giới Minh)
16 Tháng Chín 2015(Xem: 8623)
Được sự đồng thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ, Trung ương Giáo Hội Phật giáo, vào dịp kỷ niệm Ngày Hòa bình Thế giới (21/9), Phật tử và người dân Việt Nam
14 Tháng Tư 2015(Xem: 9206)
Cuốn Giác ngộ mỗi ngày - Bước chân an lạc trong thời hiện đại có bản quyền thuộc về Nhà xuất bản Penguin. Tác phẩm này là một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới ngay từ lần đầu tiên ra mắt độc giả vào năm 2012, sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng ở khoảng 20 quốc gia như: Anh, Đức, Pháp, Italy, Trung Quốc... Đây là lần đầu tiên sách phát hành tại Việt Nam
24 Tháng Chín 2013(Xem: 8634)
19 Tháng Tư 2013(Xem: 12513)