Tam Pháp Ấn - Ba Dấu Ấn Của Chính Pháp

08 Tháng Năm 201910:23(Xem: 1694)
GIÁC NGỘ MỖI NGÀY
BƯỚC CHÂN AN LẠC TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN ĐẠI
Gyalwang Drukpa 
Ban phiên dịch Drukpa Việ Nam
Nhà xuất bản: Văn Hóa Thông Tin 2015

TAM PHÁP ẤN - BA DẤU ẤN CỦA CHÍNH PHÁP
 

Tam Pháp Ấn là ba dấu ấn để xác nhận lời giảng chân chính của Đức Phậtbao gồmVô thườngVô ngã và Niết bàn. Nếu lời giảng về Phật pháp thiếu một trong ba dấu ấn này thì đó không phải là một lời giảng Phật pháp chân thực.

VÔ THƯỜNG

Vô thường có nghĩa là luôn biến đổi, không thường hằng. Mọi thứ đến và đi, tùy vào nhân và duyên. Cái cây hình thành khi nhân (hạt giống) và duyên (đất, nước tưới…) chín muồi. Giống như mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ, cái cây trải qua bốn giai đoạn thành - trụ - hoại - không. Khi nhân và duyên của sự chết chín muồi, cái cây sẽ không còn. Đó là luật nhân quảVạn pháplà vô thường, bởi vì các pháp vốn thành, trụ, hoại, không tùy theonhững nhân duyên không ngừng thay đổi.

 

VÔ NGÃ
Dấu ấn tiếp theo trong Tam Pháp Ấn là Vô ngã. Vì vạn pháp là vô thường, cho nên không có gì tồn tại vĩnh viễn, không ai hay thứ gì có bản ngã thường hằng - “cái tôi” hôm nay không phải là “cái tôi” ngày hôm qua; “cái tôi” của giây phút trước không phải “cái tôi” của giây phút này. Không có “cái tôi” trước khi “tôi” sinh ra. Khi “tôi” sinh ra rồi, “tôi” cũng liên tục biến đổi, không ngừng già đi. Cuối cùng “tôi” sẽ chết và lại không có “tôi”. Bản ngã của “tôi” không tồn tại vĩnh viễn. “Tôi” không có một bản ngã thường hằngvì vậy, “tôi” vô ngã.


Nói theo ngôn ngữ Bát Nha Tâm Kinh thì tôi là tính không, và ngược lại, tính không là tôi. Đây là ý nghĩa của Vô ngã theo tinh thần Trí tuệ Bát nhã. Và đây cũng là cốt lõi của “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”.          
 

NIẾT BÀN
Ấn thứ ba trong Tam Pháp Ấn là Niết bànNếu không hiểu vô thường và vô ngã, ta sẽ cố chấp vào ý tưởng về một cuộc sống vĩnh viễn và một bản ngã thường hằng,  điều đó chắc chắn dẫn đến đau khổ khi những đổi thay xảy đến. Chẳng hạn, một cô gái sẽ rất đau khổ khi người yêu không còn yêu mình nữa hay khi anh ấy mất đi.
Trên thực tế, sự bám chấp vào bất cứ thứ gì, điều gì cũng mang đến khổ đau. Ví dụ, nếu chấp vào suy nghĩ cho rằng cuộc sống là đau khổ sẽ khiến chúng ta tuyệt vọng bởi ý nghĩ tiêu cực. Ngược lại, nếu chấp vào ý tưởng cho rằng cuộc sống chỉ toàn màu hồng sẽ khiến chúng ta đau khổ khi những điều tốt đẹp không xảy ra.

 

Để giải thoát bản thân khỏi khổ đau, chúng ta cần thực hành không bám chấp. Khi không còn chấp luyến, dính mắc vào bất cứ thứ gì, thì không điều gì có thể khiến tâm ta lo âu, vọng động. Tâm khôngcòn khổ đau, mà tràn đầy an bìnhhỷ lạcTóm lại, không bám chấp là con đường dẫn đến giác ngộ hay còn được gọi là Niết bàn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Năm 2019(Xem: 3262)
21 Tháng Mười 2015(Xem: 22712)
Trong số những bài góp ý liên quan đến bài "Về Tôn Xưng "Pháp Vương", chúng tôi nhận thấy cần post lên đây hai bài đáng quan tâm đến vấn đề: một bài gần như đồng quan điểm với những lời phát biểu của quý Hòa thượng lãnh đạo cấp cao Trung Ương Giáo Hội (bài của GSTS. Trần Kiêm Đoàn) và bài kia, dù được loan tải trên kênh chính thức của giáo hội nhưng lại có những quan điểm trái chiều (bài của Cư sĩ Giới Minh)
16 Tháng Chín 2015(Xem: 8673)
Được sự đồng thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ, Trung ương Giáo Hội Phật giáo, vào dịp kỷ niệm Ngày Hòa bình Thế giới (21/9), Phật tử và người dân Việt Nam
14 Tháng Tư 2015(Xem: 9250)
Cuốn Giác ngộ mỗi ngày - Bước chân an lạc trong thời hiện đại có bản quyền thuộc về Nhà xuất bản Penguin. Tác phẩm này là một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới ngay từ lần đầu tiên ra mắt độc giả vào năm 2012, sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng ở khoảng 20 quốc gia như: Anh, Đức, Pháp, Italy, Trung Quốc... Đây là lần đầu tiên sách phát hành tại Việt Nam
24 Tháng Chín 2013(Xem: 8687)
19 Tháng Tư 2013(Xem: 12558)