103. Vô Biệt Giới

15 Tháng Chín 201719:23(Xem: 5541)

Giọt Sương Huyễn Hóa                                    Viên Lý



VÔ BIỆT GIỚI


Tôi phải chăng một điểm khởi vòng tròn
Từ đương xứ anh là vô biệt giới
Moi trí tuệ tôi lần về cố kiếp
Anh lên đường tìm hố thẳm hư vô
Lũ chúng ta những nấm mồ vô chủ
Nằm ngổn ngang nghĩa địa – chợ đời chiều
Cố vạch tìm hạnh phúc trong cô liêu
Gắng nhận diện tiêu điều là xán lạn
Cả tôi anh đều muốn làm cách mạng
Đày bóng đêm và đạp đổ dương quang
Cho thời gian ngừng chuyển, thôi thiên di
Cho tâm thức biệt tung lằn đồng dị
Huơ lưỡi kiếm tôi gạch ngang đường chân ngụy
Xô hung quang anh tình ái với tử thần
Cả hai đều thành tựu ảo mộng thân
Trời thịnh nộ, đế thiên gầm bi phẫn.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9119)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 17946)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12032)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15437)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.