92. Khóc Thương Cha

15 Tháng Chín 201719:09(Xem: 4947)

Giọt Sương Huyễn Hóa                                    Viên Lý



KHÓC THƯƠNG CHA


Cha ơi!
Trời sụp đổ, trái tim con ngừng đập
Khi nghe tin cha tạ thế bất ngờ
Con bàng hoàng, con sửng sốt, ngẩn ngơ
Con gục mặt để nghe lòng thổn thức
Cha ơi!
Mới ngày nao, dáng dấp đó, bóng hình xưa
Nói bao nhiêu nữa cho vừa
Trang giấy hết tâm tư còn chưa cạn
Con vẫn biết cuộc đời toàn nghi nạn
Hợp rồi tan không có, có không
Nhưng than ôi!
Đã sinh giữa chốn hồng trần
Ai kẻ không tình thâm huyết mủ
Cha ơi!
Mới ngày nao cha con mình đoàn tụ
Mà bây giờ mỗi kẻ một phương trời
Mà bây giờ mỗi kẻ mỗi nơi
Con tủi, con buồn, con u sầu, con ảo não
Cha ơi!
Con vẫn biết hyyễn thân này giả ảo
Đâu có chi vĩnh cửu miên trường
Đâu có gì bận bịu vấn vương
Con biết lắm nhưng lòng đau xót quá
Kính lạy cha
Phận làm con chưa một ngày đền trả
Nghĩa sanh thành, ân giáo dưỡng, công thái sơn
Vậy mà cha không một tiếng trách hờn
Chỉ mong muốn cho con tròn chánh đạo
Ngày cha đau con về cha khẻ bảo
Đừng lo cha, hãy cố gắng quên mình
Dù thân này có phải bị hy sinh
Hãy chấp nhận để giữ gìn mối đạo
Lời vàng đó ngày nào cha dạy bảo
Đến bây giờ vẫn văng vẳng rạt rào
Đến bây giờ vẫn mãi mãi trên cao
Dù cha đã hóa ra người thiên cổ


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9120)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 17947)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12032)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15437)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.