47. Thân Phận Bọt Bèo

31 Tháng Tám 201719:51(Xem: 5363)

Giọt Sương Huyễn Hóa                                    Viên Lý



THÂN PHẬN BỌT BÈO


Bấy nhiêu năm hồn tôi vẫn thế      
Y nguyên xưa dường bị lãng quên      
Thời gian hỡi hằn sâu tất thảy      
Quên riêng tôi bờ bến vẫn mênh mang      
Chiều Paris mưa phùn đan kín lối      
Tôi một mình thả bộ mơ về xưa      
Bạn bè cũ chừng như xa lạ hết      
Năm tháng dài heo hút con đường xa      
Nay Paris, chiều London, mai Đan Mạch      
Mốt Na Uy rồi lại Hòa Lan      
Úc châu, Nhật Bản, New York, Washington      
Rồi Thụy Điển, Belgium và Bangkok      
Philippines, từng chặng kêu cầu      
Khàn cả cổ chẳng ai hoài đoái tới      
Đau buốt nào gặm nhấm trái tim côi!      
Nhân loại hỡi cớ sao hồn gỗ đá      
Đau buốt nào vẫn gõ nhịp liên hồi      
Nghe trong tôi tan tành từng tín niệm      
Nhân đạo, quyền làm người lưỡi hái rập rình luôn
Khoa học văn minh tình người meo mốc      
Cạn hết rồi bác ái lẫn từ bi      
Con số đồng tiền kè lên sự sống      
Bèo bọt thay phận Việt Nam nghèo.    


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9121)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 17949)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12034)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15439)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.