32. Ngôn Ngữ Đã Vô Hồn

29 Tháng Tám 201722:12(Xem: 5355)

Giọt Sương Huyễn Hóa                                    Viên Lý



NGÔN NGỮ ĐÃ VÔ HỒN


Con số hai ngàn trên tờ lịch      
Vẽ lên hình ảnh của thời gian      
Thế kỷ cũ lùi vào quá vãng      
Thiên niên mới rọi chợt trở sang      
Tôi đi giữa giao thừa thế kỷ      
Nghe thời gian gõ mỗi sát na      
Lòng bỗng nhóm lên niềm chua xót      
Quê nhà ngàn nỗi vẫn tang thương      
Pháp hữu chùa xưa Thầy Tổ đó      
Vẫn một niềm đau chưa nhòa phai      
Chùa xưa biến cải thành lao ngục      
Giam nhốt người tu vô thời gian      
Rêu phong đượm nét sầu cổ độ      
Cuộc chiến đã tàn nhưng chẳng ngưng      
Ngọn lửa hận thù âm ỉ mãi      
Cảnh nghèo cái đói ôi tràn lan      
Có ai mơ vọng ngày chiến thắng      
Thắng hay thua ngôn ngữ đã vô hồn     


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9185)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18044)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12059)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15491)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.