31. Thế Mộng

29 Tháng Tám 201722:02(Xem: 5086)

Giọt Sương Huyễn Hóa                                    Viên Lý



THẾ MỘNG


Tiếng võng nhà ai nghe thảm quá      
Trái tim nhầu nát kiệt tâm can      
Tháng năm trĩu nặng bao hoài bão      
Cạn sạch thời gian vô vọng trôi      
Bọt bèo đời lẽ đâu thua rác      
Dung dị đằng sau khối hiểm nguy      
Ta buồn hoa cũng thôi tươi thắm      
Ngoắt nghéo đời sông những thác ghềnh      
Hoa nở hoa tàn hoa lại nở      
Tháng ngày vẫn vậy cứ y nhiên      
Vui mừng ngay chính trên sự chết      
Há chẳng buồn sao, tuổi chất chồng      
Hao dần sự sống mỗi khi Tết      
Ấy vậy mà sao ta cứ vui      
Một đời xuân mãi đâu cần đợi      
Mai, Cúc, Đào khoe mỗi cuối đông      
Thời khắc dập dồn từng đợt sóng      
Xô nhau đuổi cận mé âm phần      
Chỉ một lằn ranh hơi thở nhẹ      
Đi biệt ngàn thu bặt bóng hài      
Bao cuộc buồn vui gồm những chữ      
Có không nào đã khác gì nhau      
Lẩn thẩn miệt mài trong hư huyễn      
Cả đời chưa một mảy may an      
Tháng năm nghiền nát bao tàn tích      
Ngay cái tôi kia cũng biệt biền      
Bóng đêm lay động vành trăng khuyết      
Ngấp nghé giao thừa giữa rạng đông      
Một sát na là tam thế mộng      
Chập chùng sanh tử tựa Hằng sa      
Thương ai đuổi bắt vòng danh lợi      
Tay trắng hoàn không cuối mảnh đời      
Tự thưở vô cùng thời sơ cổ      
Mãi tận đằng xa thẳm vị lai      
Có chăng thật thể tên là ngã      
Ngự trị hằng như chẳng biến thiên      
Mông muội cả đời đeo níu mãi      
Chưa mở làm sao đứt thoát lìa      
Hãy tỉnh, tỉnh ra quay đầu lại      
Nhất tức vô là vạn sự hưu      
Nhứt tức vô là không kịp hối      
Ngàn năm vĩnh viễn chập chùng đau      
Một sát na thôi quay trở lại      
Tơi bời ảo tưởng tựa hoa rơi      
Chợ đời tự tại thong dong bước      
Mỗi bước chân là mỗi lạc như   


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8693)
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8263)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim1, để thiền quán về tánh Không, về sự bình đẳng ngã tha và hoán chuyển ngã tha.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7646)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v...
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9688)
1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả/ Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,/ Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý,/ Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh./ 2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai,/ Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất./ Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng,/ Và kính quý người khác như những bậc tối cao./
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 10512)
Đại học Shuchi có nguồn gốc là một Trường đào tạo Nghệ thuật và Khoa học, được Bậc Thầy Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, thành lập vào năm 828 trên nền của ngôi chùa Toji ở Kyoto. Đây là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa cho tất cả mọi sinh viên không phân biệt địa vị xã hội hay kinh tế.