Lời Dịch Giả Bản Tiếng Anh

01 Tháng Mười Hai 201300:00(Xem: 5731)

ĐẠO CA MILAREPA
The Hundred Thousand Songs of Milarepa
Nguyên tác: Mila Grubum Tác giả: Jetsun Milarepa
Dịch giả Anh ngữ: Garma C. C. Chang
Nhà xuất bản: Shambhala Publication, Inc.1977, USA 
Dịch giả Việt ngữ: Đỗ Đình Đồng
Hiệu đính và trình bày: Vô Huệ Nguyên

Lời Dịch Giả Bản Tiếng Anh

Lời Bình Luận của tôi, nằm trong phần Phụ Lục dưới nhan đề “‘Trăm Ngàn Ca Khúc của Milarepa’– Nguồn Gốc, Bối Cảnh, Nhiệm Vụ, và Dịch Thuật,” vốn đã được dự tính làm Lời Dẫn Nhập cho tập sách này. Nhưng để khuyến khích sự tiếp xúc với chính bản văn của độc giả phổ thông, tôi đã chuyển các lời bình của tôi đến phần Phụ Lục – cùng với tài liệu khác có lợi ích đặc biệt đối với những sinh viên và học giả nghiêm túc. Đối với những người đó, thì tôi mạnh dạn khuyên họ nên đọc lời Bình Luận trước.

Đối với những độc giả không quen với văn học Tây Tạng, thì trình tự thực tế của các câu chuyện có thể không phải là cách tốt nhất để đọc chúng. Chúng đi theo nhau trong một mối tương quan sẽ hiển nhiên cho những người quen thuộc với văn học Tây Tạng; nhưng trình tự ấy có thể là khó hơn đối với những độc giả mới. Đối với những người này, tôi đã đánh dấu sao [*] ở trước một số câu chuyện tiêu biểu trong Bản Mục Lục và khuyên họ nên đọc trước. Những [dấu sao] này sẽ cung cấp sự đối chiếu của ba Phần mà sách đã được phân chia thành: Phần Một, những câu chuyện liên quan chính yếu đến sự hàng phục và cải hóa ma quỉ của Milarepa; Phần Hai, những mối quan hệ của Milarepa với những đệ tử loài người và những chỉ dạy của ông cho họ; và Phần Ba, những câu chuyện hỗn hợp không thuộc một phạm trù đặc biệt nào.

Những câu chuyện trong sách này bao gồm một phạm vi rộng lớn các vấn đề tinh thần và những giải đáp cho các vấn đề ấy trong ánh sáng của giáo pháp Phật giáo và của những kinh nghiệm về yoga và huyền bí. Tin tức về cuộc đời và những Giáo lý trung tâm của Mật giáo Tây Tạng, xin xem Bình Luận của tôi ở phần Phụ Lục.
Những từ ngữ Tây Tạng trong các Chú thích có tính cách giải thích được đặt trong ngoặc đơn và có chữ viết tắt “T.T.” đi trước, là phiên âm tiếng Tây Tạng bằng mẫu tự tiếng Anh.

Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất của tôi với Cơ Sở Bollingen vì sự trợ cấp rộng lượng của Cơ Sở đã khiến cho công trình này được hoàn tất; với Bà Dorothy C. Donath và Ông Gerald Yorke vì những đề nghị về hiệu đính và sự trợ giúp hữu ích nhất của họ; với Cô Toni Schmid của Viện Bảo Tàng Statens Ethnografiska, Stockholm, Thụy điển, vì đã tử tế cho phép sử dụng một minh họa từ quyển sách đẹp của cô, The Cotton-clad Mila, làm hình bìa sách của chúng tôi; với T.s. W. Y. Evans-Wentz, Cô Natasha Rambova, Ông Peter Gruber, và Cô Gwendolyn Winser, vì sự khuyến khích và trợ giúp không ngừng của họ; và với vợ tôi, Hsiang-hsiang, trong suốt công trình dịch thuật tập sách này.

 

Garma C. C. Chang

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8769)
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8310)
Pháp luyện tâm nói về hành trì của các hành giả cao cả. Khi tu tập để phát bồ đề tâm, trước hết, ta phải phát khởi các thực chứng của một hành giả sơ căn và trung căn trong lamrim1, để thiền quán về tánh Không, về sự bình đẳng ngã tha và hoán chuyển ngã tha.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7700)
Dù một số học giả cho rằng Mật điển của Phật giáo phát xuất từ Ấn giáo (Hinduism), điều này không đúng. Lý thuyết này thịnh hành trong số những người theo học thuyết Tiểu thừa, dựa trên sự tương đồng bề ngoài của các yếu tố trong hai hệ thống, chẳng hạn như sắc tướng của các Hộ Phật, pháp thiền quán về kinh mạch và khí, nghi lễ lửa, v.v...
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 9777)
1. Với quyết tâm thành tựu mục đích tột cùng cao cả/ Làm lợi lạc hết thảy chúng hữu tình,/ Tâm hạnh trân quý còn hơn cả viên bảo châu như ý,/ Nguyện luôn yêu thương giữ gìn tất cả mọi chúng sinh./ 2. Mỗi khi gặp gỡ tiếp xúc bất kỳ ai,/ Con nguyện coi mình là kẻ thấp kém nhất./ Sâu thẳm tận đáy lòng, con nguyện xin tôn trọng,/ Và kính quý người khác như những bậc tối cao./
25 Tháng Sáu 2014(Xem: 10584)
Đại học Shuchi có nguồn gốc là một Trường đào tạo Nghệ thuật và Khoa học, được Bậc Thầy Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Phật giáo Shingon Nhật Bản, thành lập vào năm 828 trên nền của ngôi chùa Toji ở Kyoto. Đây là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Nhật Bản mở cửa cho tất cả mọi sinh viên không phân biệt địa vị xã hội hay kinh tế.