Chương 5: Lễ Phát Tâm Bồ-đề

11 Tháng Chín 201200:00(Xem: 7133)

Tsongkhapa
ĐẠI LUẬN VỀ
GIAI TRÌNH CỦA ĐẠO GIÁC NGỘ
Tập 2
(Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận – Quyển Trung)
Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
༄༅༎ བྱང་ཆུབ་ལམ་རིམ་ཆེན་མོ་། །།ཀ།།
རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ༎

Chương 5: Lễ Phát Tâm Bồ-đề

iv) Làm sao để tạo ra Bồ-đề tâm thông qua các nghi lễ

a’ Đạt đến điều mà quý vị chưa đạt được

1’ Người mà trước người đó quý vị phát khởi Bồ-đề tâm

2’ Những cá nhân khởi tạo ra tâm giác ngộ

3’ Làm sao để tham gia vào một nghi lễ phát Bồ-đề tâm

a’’ Sự chuẩn bị cho nghi lễ

1’’ Tiến hành các thực hành đặc biệt để quy y

(a) Sau khi đã trang hoàng nơi tổ chức lễ và thiết lập các vật biểu tượng của Tam Bảo, sắp xếp vật cúng dường

(b) Thỉnh cầu và quy y

(c) Bắt đầu giới nguyện quy y

2’’ Tích tập công đức

3’’ Thanh tịnh thái độ

b’’ Nghi lễ chính thức

c’’ Phần kết thúc của nghi lễ

 

–––––––––––––\––––––––––––

 

iv) Làm sao để phát khởi Bồ-đề tâm thông qua các nghi lễ

Đức Trưởng Lão dạy rằng:[1]

 

Những ai mong muốn rèn luyện sau khi đã phát khởi Bồ-đề tâm

Hãy vun bồi với sự nỗ lực trong thời gian dài

Bốn nền tảng của Phạm Thiên – tình yêu và những điều tương tự.[2]

Bởi đó họ xua tan mọi bám chấp và tị hiềm

Và phát khởi tâm giác ngộ qua lễ nghi chân chính.

 

Một khi quý vị đã rèn luyện tâm mình theo cách này và có một sự chắc chắn về việc phát triển Bồ-đề tâm, hãy tham gia vào một buổi lễ để phát khởi nó.

Sự giải thích việc làm sao có thể khởi sinh tâm giác ngộ thông qua một buổi lễ gồm có ba phần:

1. Đạt được cái mà quý vị chưa đạt được

2. Duy trì và không làm suy giảm điều quý vị đã thành tựu (chương 6)

3. Phương pháp để sửa chữa Bồ-đề tâm nếu quý vị làm nó suy giảm (chương 6)

 

a’ Đạt đến điều mà quý vị chưa đạt được

Đạt được Bồ-đề tâm thứ mà quý vị chưa hề đạt được gồm có ba phần:

1. Người mà trước người đó quý vị phát khởi Bồ-đề tâm

2. Những người phát khởi tâm giác ngộ

3. Làm sao để tham gia vào một nghi lễ phát khởi Bồ-đề tâm

 

1’ Người mà trước người đó quý vị khởi phát khởi Bồ-đề tâm

Riêng một lời dạy trong Đạo Sư Sở Tác Thứ Đệ (Guru-kriyā-krama)[3] có đoạn, người mà trước mặt người đó quý vị phát khởi Bồ-đề tâm nên là “một bậc đạo sư có đủ phẩm chất”, đức Trưởng Lão đã không giải thích gì thêm. Các vị thầy trước đó từng khẳng định người mà trước mặt người đó quý vị phát tâm giác ngộ chỉ có Bồ-đề tâm nguyện và duy trì giới của Bồ-đề tâm nguyện đó là chưa đủ, mà người ấy phải có các giới về Bồ-đề tâm hành. Điều này phù hợp với Jetāri, người từng nói rằng, “Sau khi quý vị đã đến trước một vị thầy người mà có giới nguyện Bồ-tát …”[4]. Thập Giáo Pháp Kinh (Daśa-dharmaka-sūtra) có đề cập[5] đến các vị Thanh Văn trong khuôn khổ của việc phát Bồ-đề tâm sau khi người khác đã khích lệ vài người phát khởi Bồ-đề tâm đó. Điều này được kể ra ám chỉ đến những cá nhân được khích lệ bởi những người khác để phát khởi Bồ-đề tâm sau khi các vị Thanh Văn đã khuyến khích và phát khởi trong họ một ý tưởng về sự tỉnh ngộ với luân hồi. Các vị Thanh Văn không hề tiến hành nghi lễ.

 

2’ Những người phát khởi Bồ-đề tâm

Nói chung, như ngài Jetāri nói,[6] những người phát khởi Bồ-đề tâm là những “đứa con của một dòng truyền thừa tuyệt hảo, những người rất tốt về thân và tâm”. Bởi vậy, tất cả chư thiên, long, và vv..., những người mà tinh thần và thể chất phù hợp với việc khởi lên Bồ-đề tâm nguyện là người thích hợp để phát khởi Bồ-đề tâm. Tuy nhiên, Bồ-đề Đạo Đăng Luận (Bohdi-mārga-pradīpa-pañjikā) nói rằng, tại điểm này[7], “Họ [những người phát khởi tâm giác ngộ] chán ngán luân hồi, không quên về cái chết và có đại bi và đại trí”. Bởi vậy, những người phát khởi Bồ-đề tâm đã rèn luyện tâm mình trong các giai đoạn của đạo pháp như đã giải thích trước đây[8] và vì thế đạt được các kinh nghiệm chuyển hóa liên quan đến Bồ-đề tâm. [321]

 

3’ Cách thức để tham gia vào một nghi lễ phát khởi Bồ-đề tâm

Việc giải thích làm sao để tham gia vào một nghi lễ phát khởi Bồ-đề tâm gồm có ba phần:

1. Sự chuẩn bị cho nghi lễ

2. Nghi lễ chính thức

3. Phần kết thúc của nghi lễ

 

a’’ Sự chuẩn bị cho nghi lễ

Sự chuẩn bị cho nghi lễ gồm có ba phần:

1. Tiến hành các thực hành đặc biệt cho việc quy y

2. Tích tập công đức

3. Thanh tịnh hóa thái độ

 

1’’ Tiến hành các thực hành đặc biệt cho việc quy y

Tiến hành các thực hành đặc biệt cho việc quy y bao gồm có ba phần:

1. Sau khi đã trang hoàng nơi hành lễ và xếp đặt các vật biểu tượng của Tam Bảo, sắp xếp các vật phẩm cúng dường

2. Thỉnh cầu và quy y

3. Bắt đầu giới nguyện quy y

 

(a) Sau khi đã trang hoàng nơi hành lễ và xếp đặt các vật biểu tượng của Tam Bảo, sắp xếp các vật phẩm cúng dường

Hãy tạo thành một nơi trang nghiêm và thanh tịnh trong một vùng đất không có những chúng sinh tội lỗi, ở đó trải ra và xức lên khoảng đất bằng năm sản phẩm từ bò [nước tiểu, phân, bơ, sữa và sữa chua] cùng với thứ nước thơm của gỗ đàn hương, vv..., và rắc lên những cánh hoa thơm. Sắp xếp những chiếc ngai cao, ngai nhỏ, hay những chiếc bệ là những vật biểu tượng của Tam Bảo được đúc bởi kim loại hay các vật liệu khác, các bộ kinh văn và tương tự thế, và hình ảnh các vị Bồ-tát. Quý vị cũng hãy chuẩn bị các vật cúng dường như là lọng hay những thứ như thế, cũng như là hoa và vv...; và cũng sẵn sàng các dụng cụ âm nhạc, thức ăn và đồ trang trí. Sau đó, chuẩn bị một pháp tòa cho vị thầy và trang trí nó với bông hoa.

 

Các vị thầy trước kia từng nói rằng đầu tiên quý vị nên tích lũy công đức bằng cách kính trọng và phục vụ cộng đồng và bằng cách cúng dường bánh cho các tinh linh. Như trong Hiền Kiếp Đại thừa Kinh (Bhadra-kalpika-sūtra)[9], nếu quý vị không có đồ cúng dường, quý vị có thể đạt được thậm chí bởi việc cúng dường chỉ vài tua vải. Nhưng nếu quý vị có khả năng, quý vị phải phải tìm kiếm một cách tha thiết và không chút lừa dối và sắp xếp chúng theo cách mà bạn bè của quý vị sẽ thán phục. Khi một vài vị thầy Tây Tạng thỉnh cầu đức Trưởng Lão trao truyền nghi lễ để phát khởi tâm giác ngộ tại Samye (bSam-yas) và Mang-yul, ngài nói rằng họ sẽ không phát khởi nó bởi vì họ đã cúng dường thấp kém. Ngài cũng nói thêm rằng với sự kính trọng các biểu tượng, quý vị dứt khoát phải có hình ảnh linh thiêng của đức Thích-ca Mâu-ni Phật, vị sáng lập của giáo pháp, và với sự tôn kính các bộ kinh văn, quý vị nên có một Bát-nhã Ba-la-mật-đa Kinh lớn bằng hay lớn hơn Bảo Đức Bát Thiên Kệ (Ratna-guṇa-sañcaya-gāthā). Sau khi quý vị đã làm điều này, như ngài giải thích trong Đạo Sư Sở Tác Thứ Đệ [10], quý vị sẽ mời một đoàn các chúng sinh tôn quý, tụng đọc ba lần Pháp Vân Chân Ngôn (Dharma-megha-dhāraṇī)[11], và tán thán họ. [322]

 

Sau đó, các đệ tử tắm rửa, mặc quần áo trang nghiêm và ngồi chắp tay thành kính. Đạo sư khuyến khích đệ tử khởi lên một cách chí thành niềm tin rõ rệt vào những phẩm tánh tốt đẹp của trần cảnh để tích lũy công đức và trí tuệ tối thượng, bảo họ quán tưởng rằng họ đang ngồi trước mặt chư Phật và Bồ-tát, và sau đó yêu cầu họ hãy thực hành cầu nguyện bảy chi cúng dường một cách chậm rãi[12].

 

Hầu hết các học giả Tây Tạng trước kia[13] nói rằng khi quý vị phát khởi Bồ-đề tâm với dòng truyền thừa được trao truyền từ ngài Long Thọ và ngài Tịch Thiên, quý vị thực hành cầu nguyện bảy chi, và rằng khi quý vị phát khởi nó theo dòng truyền thừa của đức Di-lặc và ngài Vô Trước, quý vị chỉ thực hành hai – tỏ lòng tôn kính và cúng dường. Hơn nữa, trong trường hợp sau, các ngài nói rằng, nếu quý vị thực hành sám hối tội lỗi, quý vị cần phải cảm thấy ăn năn, và vì vậy quý vị sẽ không hạnh phúc; tâm giác ngộ cần phải được phát khởi trong tâm mà có sự hoan hỷ và vui mừng”.

 

Luận điểm này là không chính xác. Về các nghi lễ của Bồ-đề tâm và các giới luật, đức Trưởng Lão nói rằng[14], “tôn kính, nghi lễ cúng dường và vv...”, bao gồm năm nhánh khác của sự cầu nguyện trong cụm từ “vv....” Ngài nói một cách rõ ràng trong Đạo Sư Sở Tác Thứ Đệ[15] rằng quý vị nên thực hành bảy nhánh trước khi quý vị phát khởi Bồ-đề tâm. Hơn thế nữa, nếu quý vị chấp nhận lý lẽ này [liên quan đến sự sám hối] trong luận điểm nêu trên, thì quý vị phải chấp nhận rằng tâm giác ngộ không được phát khởi trong hệ thống của ngài Long Thọ và ngài Tịch Thiên.

 

(b) Thỉnh cầu và quy y

Bởi vì người ta nói rằng[16] quý vị nên có ý tưởng rằng đạo sư của quý vị là Tôn Sư [đức Phật], cúi đầu đảnh lễ đạo sư với sự tin tưởng rằng ngài là đức Phật, sau đó cúng dường maṇḍala và các vật phẩm khác. Với đầu gối phải chạm đất, chắp tay cung kính và thỉnh cầu Bồ-đề tâm, tụng đọc những lời sau đây ba lần[17]:

 

Như các vị Phật toàn hảo trước đây, các Như Lai và các bậc A-la-hán, các đại Bồ-tát ở các mức cao khởi lên Bồ-đề tâm hoàn hảo và vô song từ đầu, Ôi Đạo sư, xin hãy giúp con, (nói tên quý vị) phát khởi Bồ-đề tâm hoàn hảo vô song đó.

 

Sau đó, hãy tiến hành thực hành quy y cụ thể với hoàn cảnh này. Đối tượng của sự quy y là các đức Phật Thế Tôn, giáo Pháp chính là chân lý về đạo pháp nhấn mạnh các sự diệt độ Đại thừa[18]; và cộng đồng các vị Bồ-tát cao quý {tăng-già}, những người sẽ không thể bị đọa. [323] Nói chung hãy nghĩ về các ngài như sau: “Từ nay cho đến khi con đạt đến trung tâm của giác ngộ, và để bảo vệ chúng sinh, xin khẩn cầu chư Phật hãy là các vị thầy quy y cho con, xin khẩn cầu giáo Pháp hãy là nơi nương tựa thực sự của con; và khẩn cầu Tăng chúng, xin hãy giúp con có được nơi nương tựa”. Sau đó hãy suy nghĩ cụ thể như sau: vì trong Bồ-đề Đạo Đăng (Bodhi-patha-pradīpa) nói rằng[19], “Với ý nghĩ không lay chuyển …”, hãy khao khát mãnh liệt, “Tôi sẽ không bao giờ quay lưng lại với cách nghĩ như thế về quy y”, và quy y bằng cách như đã giải thích ở trên [đầu gối chạm đất, tay chắp lại]. Hãy tụng đọc những dòng sau đây ba lần[20]:

 

 “Ôi Đạo sư, xin lắng nghe con. Con, (nói tên của quý vị), từ nay cho đến ngày giác ngộ nguyện quy y theo các vị Như Lai Phật tối thượng giữa muôn loài. Ôi Đạo sư, xin lắng nghe những lời của con. Con, (nói tên của quý vị) từ nay cho đến ngày giác ngộ, nguyện quy y chánh Pháp tối hảo, giáo Pháp an bình thoát khỏi mọi bám chấp. Ôi Đạo sư, xin lắng nghe những lời của con. Con, (nói tên của quý vị), từ nay cho đến ngày giác ngộ, nguyện quy y nơi tăng đoàn vĩ đại, với các thành viên của chư Bồ-tát cao quý, những người không thể lay chuyển”.

 

Mặc dù có yêu cầu cho việc quy y từng đối tượng trong Tam Bảo và một lời lẽ ít dùng cho việc quy y trong giáo Pháp, tôi đã biên soạn nghi lễ chính xác như ngài Atiśa đã biên soạn.

 

(c) Bắt đầu giới nguyện quy y

Đạo sư ở đây cần cung cấp các điều giới đã được giải thích trước kia[21] trong hoàn cảnh các giáo Pháp cho người hạ căn.

 

2’’ Tích tập công đức

Về nghi lễ phát khởi tâm giác ngộ, ngài Atiśa có giải thích[22] rằng tại điểm này quý vị cũng tỏ lòng tôn kính, cúng dường và vv... [324] Theo Bồ-đề Đạo Đăng Luận ở đoạn nói rằng quý vị cần tiến hành cầu nguyện bảy chi, gợi lại trong tâm tất cả các vị Phật, Bồ-tát, các vị thầy trước kia và hiện tại của quý vị. Hãy hiểu rằng việc cúng dường đến chư đạo sư cũng nên được thực hiện vào lúc mà quý vị thực hành các cúng dường trước đó[23]. Thực hành bảy chi cầu nguyện bằng cách theo các bản văn về Phổ Hiền Hạnh Bồ-tát Nguyện (Samantabhadra-caryā-praṇidhāna) hay Nhập Bồ-đề Hành Luận[24].

 

3’’ Thanh tịnh thái độ của mình

Bởi vì trong Bồ-đề Đạo Đăng Luận, ngài Atiśa nói rằng[25] đầu tiên quý vị nên cảm thấy tình yêu thương trong con tim mình và sau đó khởi Bồ-đề tâm bằng việc nhìn những chúng sinh khổ đau, ghi khắc một cách rõ ràng trong tâm thức các đối tượng và khía cạnh chủ quan của tình yêu thương và lòng bi mẫn như đã giải thích trước đây[26].

 

b’’ Nghi lễ chính thức

Trước vị đạo sư, quý vị nên quỳ gối chạm đất hay ngồi xếp bằng chắp tay thành kính, phát khởi Bồ-đề tâm. Liên quan đến vấn đề này, Bồ-đề Đạo Đăng Luận có nói[27]

 

Phát triển tâm giác ngộ

Là hứa nguyện không thể chuyển dời.

 

Tâm Giác Giới Phát Thứ Đệ (Cittotpāda-saṃvara-vidhi-krama) nói rằng:[28] “… cho đến khi con đạt giác ngộ”. Bởi vậy, không phải là quý vị phát khởi được tâm giác ngộ bằng cách chỉ nghĩ rằng:“Tôi sẽ đạt Phật quả vì chúng sinh”. Thay vào đó, quý vị hãy tập trung vào ý nghĩ như vậy và hãy hứa nguyện: “Tôi sẽ không xa rời quyết tâm đạt đến Phật quả vì lợi ích của tất cả chúng sinh cho đến ngày tôi giác ngộ”. Bởi vậy hãy phát khởi thái độ này với hai khía cạnh trong sự phụ thuộc vào nghi lễ.

 

Đừng phát khởi thái độ này theo cách mà quý vị không đủ khả năng để học hỏi các điều giới của Bồ-đề tâm nguyện. Nếu người ta qua nghi lễ để phát khởi chỉ một ý nghĩ: “Tôi sẽ trở thành Phật vì tất cả chúng sinh”, thì nó sẽ thích hợp để trao nghi lễ cho mọi người, bất kể là có khả năng học hỏi hay không về các điều giới Bồ-đề tâm nguyện. Trong trường hợp của Bồ-đề tâm nguyện, hai cách để phát khởi Bồ-đề tâm – cho những người có khả năng học hỏi các điều giới và đi kèm với các hứa nguyện, và cho những người không có khả năng làm như vậy – là thích hợp, nhưng đến khi phát khởi Bồ-đề tâm hành thông qua các nghi lễ, thì sẽ hoàn toàn sai nếu trao cho người không có khả năng học hỏi các điều giới này. Bởi vậy, một vài người[29] đã hiểu sai hoàn toàn khi họ khẳng định sự phân biệt rằng trong dòng truyền thừa của ngài Long Thọ thì sẽ thích hợp nếu trao truyền các Bồ-tát giới trong nhiều nghi lễ mà ngược lại sẽ không thích hợp nếu làm vậy trong dòng truyền thừa của ngài Vô Trước. Hơn thế nữa, một vài người nói rằng khi những người mới bắt đầu đang thực hành, họ nên lặp lại nhiều lần việc phát khởi tâm Bồ-đề tâm hành thông qua các nghi lễ. Tuy nhiên, vì những người mới bắt đầu lại không hiểu biết các giới nói chung và những vi phạm cơ bản nói riêng, họ không thể giải thích những chi tiết cụ thể về điều gì nên được làm, và đặt chúng trong tình thế gây nguy hại. [325]

 

Ngài Liên Hoa Giới trong Giai Trình Thiền, trích dẫn Gián Vương Kinh (Rājavavādaka –sūtra), nói rằng nếu quý vị không đủ khả năng học hỏi các giới về bố thí, vv..., quý vị vẫn đạt được rất nhiều công đức thậm chí trong chỉ việc sinh ra Bồ-đề tâm, và sau đó nói rằng[30]:

 

Thậm chí những người không thể học hoàn toàn các Ba-la-mật-đa nên khởi Bồ-đề tâm để thấm nhuần phương tiện, bởi vì có kết quả lớn lao.

 

Nên rõ ràng rằng trong khi thật chính xác để trao các nghi lễ của việc phát khởi tâm giác ngộ cho những ai không thể tu học các giới của sự bố thí, vv..., thì hoàn toàn sai lầm nếu trao cho họ các giới của Bồ-tát.

 

Nghi lễ cho việc phát khởi Bồ-đề tâm như sau. Hãy tụng những lời sau ba lần[31]:

 

Chư Phật và Bồ-tát ngự trong mười phương, xin hãy lắng nghe con. Ôi Đạo sư, xin hãy lắng nghe con. Bằng phương tiện về các nguồn gốc đức hạnh của con trong bản tánh sự bố thí, trì giới hay thiền định – điều mà con, (nói tên của quý vị), trong đời này và tất cả kiếp khác, đã nuôi dưỡng và khiến cho người khác vun bồi, hay hoan hỷ trong việc trao dồi –con, (nói tên của quý vị) sẽ phát khởi đại Bồ-đề tâm vô song, toàn hảo từ nay cho đến ngày đạt đến trái tim của giác ngộ, như mọi vị Phật toàn thiện trước kia, các bậc A-la-hán và các đấng Thiện Thệ, và chư vị đại Bồ-tát thuộc các địa cao đã phát khởi Bồ-đề tâm vô song hoàn hảo. Con sẽ giải thoát tất cả chúng sinh vốn chưa được giải thoát. Con sẽ phóng thích cho mọi chúng sinh chưa được phóng thích. Con sẽ an tâm những người chưa được an tâm. [326] Con sẽ khiến những người chưa đạt đến Niết-bàn đạt được nó.

 

Mặc dù nó không được nói rõ rằng quý vị phải lặp lại những lời này trước vị thầy trong cả phần này và phần quy y của nghi lễ, quý vị cần phải làm như vậy.

Những chỉ dẫn này là thủ tục để theo khi một vị đạo sư hiện diện. Về việc tiến hành mà không có đạo sư, trong Giác Giới Phát Thứ Đệ Trưởng Lão nói rằng[32]:

 

Mặc dù không có đạo sư, vẫn có một nghi lễ để phát triển Bồ-đề tâm cho mọi người tự làm theo. Tưởng tượng đức Phật Thích-ca Mâu-ni và các đấng Thiện thệ trong mười phương, hãy tỏ lòng tôn kính và nghi lễ cúng dường, vv..., sau đó theo các tiến trình quy y tương tự như trước, bỏ đi từ “đạo sư” và thỉnh nguyện đạo sư.

 

c’’ Kết thúc nghi lễ

Đạo sư nói cho đệ tử các điều giới Bồ-đề tâm nguyện.



[1]BA80 bMahāyāna-patha-sādhana-varṇa-saṃgraha, {Đại Thừa Đạo Thành Tựu Pháp Hạng Tập} D3954: Khi 300a7.

[2]BA81 Bốn nền tảng cơ bản của Phạm Thiên (tsangs pa’i gnas; brahmā-vihāra) là tứ vô lượng tâm từ, bi, hỷ và xả.

[3]BA82 Guru-kriyā-krama {nghĩa là Các Giai Tầng Hoạt Dụng của Thiện Xảo Sư}, D3977: Gi 256b2.

[4]BA83 Bodhicittotpāda-samādāna-vidhi (nghĩa là Nghi lễ phát tâm Bồ-đề), D3968: Gi 242a1.

[5]BA84 Ārya-daśa-dharmaka-nāma-mahāyānā-sūtra, {Thập Pháp Đại Thừa Kinh} D53: Kha 168a4-5; cf. Bk1, Tucci 1958: 500; D3915: Ki 24a3-4.

[6]BA85 Bodhicittotpāda-samādāna-vidhi, D3968: Gi 241b7-242a1.

[7]BA86 Bodhi-mārga-pradīpa-pañjikā, D3948: Khi 247a5-6.

[8]BA87 LRCM: 292-320.

[9]BA88 Ārya-bhadra-kalpika-nāma-mahāyāna-sūtra, {Bát-nhã Ba-la-mật-đa Bảo Đức Bát Thiên Kệ} D94: Ka 288b7, trích dẫn trong śikṣā-samuccaya, Vaidya 1961b: 8; D3940: Khi 7b1.

[10]BA89 Guru-kriyā-krama, D3977: Gi 256b3-4.

[11]BA90 Oṃ namo bhagavate vajra-sāra-pramardaṇe tathāgatāya, arhatye samyak-saṃbuddhāya, tadyathā, oṃ vajre vajre, mahā-vajre, mahā-teja-vajre, mahā-vidya-vajre, mahā-bodhi-citta-vajre, mahā-bodhi-maṇḍopa-saṃkramaṇa-vajre sarva-karmāvaraṇa-visodhana-vajre svāha.

[12]BA91 ‘Jam-dbyangs-bzhad-pa (mChan: 617.1) nói rằng các bản khác nhau của cầu nguyện bảy chi là đến từ Phổ Hiền Hạnh Bồ Tát Nguyện (Samantabhadra-caryā-praṇidhāna). Với những bản này, hãy xem LRCM: 56-59; Đại Luận quyển 1: 94-98. {Xem thêm chú thích chi tiết về Bảy Chi Cúng Dường trong chương 3 quyển 2}.

[13]BA92 Về tri kiến của Sakya Pandita (Sa-skya Pandi-ta), xem Rhoton 2002: 82-83, 91-92,chú thích 2. Khangkar 2001: 38 trích dẫn bsTan rim chen mo (Ấn Bản Lhasa): 205b4-206a3.

[14]BA93 Cittotpāda-saṃvara-vidhi-krama (Tâm Giác Giới Phát Thứ Đệ {tức là Thủ tục nghi lễ phát Bồ-đề tâm và Bồ-tát giới}), D3960: Gi 254a4.

[15]BA94 Guru-kriyā-krama, D3977: Gi 256b3-5.

[16]BA95 Daśa-cakra-kṣitigarbha-nāma-mahāyānā-sūtra, {Thập Luân Địa Tạng Đại Thừa Kinh} P905: 96.3.6-7, trích dẫn tại LRCM: 43.18; Đại luận quyển 1: 81.

[17]BA96 Cittotpāda-saṃvara-vidhi, {Tâm Giác Phát Giới} D3969: Gi 245a5-6.

[18]Diệt độ ở đây là chân lý thứ 3 trong Tứ Diệu Đế: Diệt Đế. Ở đây, có nhấn mạnh thêm tính từ “Đại thừa”.

[19]BA97 Bodhi-patha-pradipa, D3947: Khi 238b4.

[20]BA98 Cittotpāda-saṃvara-vidhi, D3969: Gi 245a7-b2.

[21]BA99 LRCM: 304.18-309.20.

[22]BA100 Cittotpāda-saṃvara-vidhi, D3969: Gi 245b2-4.

[23]BA101 RCM: 322.2-4.

[24]BA102 Các câu kệ có từ Samantabhadra-caryā-praṇidhāna (D44: A 358b7-359b2) trong LRCM: 56-59 (Đại Luận quyển 1: 94-98); BCA: 2.1-65, 3.1-21.

[25]BA103 Bodhi-patha-pradīpa, D3947: Khi 238b6.

[26]BA104 LRCM: 304.18-309.20.

[27]BA105 Bodhi-patha-pradīpa, D3947: Khi 238b6.

[28]BA106 Cittotpāda-saṃvara-vidhi, D3969: Gi 245b6. Cũng được trích dẫn bên dưới.

[29]BA107 Cf. Rhoton 2002: 82, bản 13.

[30]BA108 Bk1, Tucci 1958: 500; D3915: Ki 24a7, trích Ārya-rājāvavādaka-nāma-mahāyāna-sūtra. {Gián Vương Đại Thừa Kinh}.

[31]BA109 Cittotpāda-saṃvara-vidhi, D3639: Gi 245b4-246a1.

[32]BA110 Ibid: 246a1-2.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 10006)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 19950)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12914)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16720)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.