Chương 16: Thái Độ Của Người Có Ít Khả Năng

10 Tháng Chín 201200:00(Xem: 8651)

Tsongkhapa
ĐẠI LUẬN VỀ
GIAI TRÌNH CỦA ĐẠO GIÁC NGỘ
Tập 1
(Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận – Quyển Thượng)
Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
༄༅༎ བྱང་ཆུབ་ལམ་རིམ་ཆེན་མོ་། །།ཀ།།
རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ༎

Chương 16: Thái Độ của Người Có Ít Khả Năng

b) Tầm mức thái độ của người có ít khả năng {hạ căn, căn cơ thấp}

c) Làm sáng tỏ những quan niệm sai lầm về thái độ của người có khả năng nhỏ

 

–––\–––

 

b) Tầm mức thái độ của người có ít khả năng

Trước đây quý vị đã để hết tâm ý vào đời hiện tại, trong khi sự quan tâm của quý vị vào các đời tương lai chỉ đơn thuần là một hiểu biết theo những điều người khác nói. Quý vị đã phát khởi thái độ của người có khả năng nhỏ khi các quan tâm này đổi chỗ. Quan tâm của quý vị vào tương lai đã trở thành tối quan trọng, trong khi quan tâm vào đời hiện tại chỉ còn là phụ thuộc mà thôi. Tuy nhiên, quý vị phải làm cho thái độ này trở thành ổn cố. Như thế, một khi đã có thái độ này rồi, hãy chuyên cần nuôi dưỡng nó.

 

c) Làm sáng tỏ những quan niệm sai lầm về thái độ của người có căn cơ thấp

Quan niệm sai lầm: Kinh điển nói rằng quý vị phải quay lưng lại với tất cả những điều thù thắng của dòng sinh tử luân hồi. Có người hiểu sai điều này và nghĩ rằng chúng ta đã không chính đáng khi khởi tâm muốn được ở vị thế cao quý [làm người hoặc một vị trời] mà ở trong vị thế này thân thể, của cải, và những điều tương tự đều thù thắng, bởi vì như vậy là vẫn còn ở trong sinh tử luân hồi.

Trả lời: Các đối tượng quan tâm có hai loại: những đối tượng mà quý vị nhất thời siêng năng tìm cầu và những đối tượng mà quý vị tối hậu siêng năng tìm cầu. Ngay cả những người nỗ lực tìm giải thoát vẫn phải siêng năng nhưng {vẫn cần} tạm thời tìm cầu thân thể hoàn hảo, v.v… trong sinh tử luân hồi. Bởi vì, tối hậu họ sẽ đạt được điều tốt lành chắc chắn qua một loạt đời ở vị thế cao quý. [204]

Hơn nữa, không phải tất cả mọi thứ ở vị thế cao quý – thân thể, của cải, người tùy tùng toàn hảo – đều có trong sinh tử luân hồi. Thân thể hoàn hảo nhất là sắc thân Phật; của cải hoàn hảo nhất là của cải của cõi hóa thân này; và người tùy tùng hoàn hảo nhất là tùy tùng của hóa thân này. Nhắm tới điều này, Đức Di-lặc trong Đại Thừa Kinh Trang Nghiêm Luận[1] nói rằng quý vị đạt được vị thế cao quý làm người hoặc một vị trời bằng bốn toàn hảo đầu tiên:

 

Của cải, thân thể toàn hảo

Và tùy tùng toàn hảo – vị thế cao quý.

 

Lại nữa, nhiều kinh văn nói rằng quý vị đạt được sắc thân Phật bằng bốn toàn hảo đầu tiên này.

Cho nên những bậc đạt được toàn trí đã có rất nhiều thành tựu về trì giới, bố thí, nhẫn nhục và những phẩm hạnh tương tự ở tầm mức ngoại lệ trong một thời gian lâu dài. Do đó, những vị này cũng chuyên cần mưu tìm những kết quả của những phẩm hạnh này – vị thế đặc biệt cao quý với thân thể, v.v… của vị thế này.

Sự thành tựu mục tiêu sau cùng, thiện lành chắc chắn, được nói tới trong Nhập Bồ-đề Hành Luận:[2]

 

Nương tựa vào con thuyền thân người,

Giải thoát mình khỏi dòng sông lớn đầy khổ đau.

 

Như ngài Tịch Thiên nói, quý vị phải nương tựa vào một đời sống trong một cõi hạnh phúc – được nêu thí dụ trong câu kệ bằng thân người – và vượt qua đại dương sinh tử, đạt toàn giác. Hơn nữa, quý vị phải tuần tự vượt qua trong nhiều đời. Do đó, giới luật – nguyên nhân ưu thế để đạt một thân thể trong một cõi hạnh phúc – là cội rễ của đường đạo.

Hơn nữa, quý vị cần một thân thể trong một cõi hạnh phúc và thân thể này có đầy đủ các điều tốt lành, bởi vì ngay cả nếu quý vị đã thành tựu đường đạo, quý vị sẽ chỉ đạt được ít tiến bộ trong một thân thể không có đầy đủ các điều tốt lành và chỉ có các phẩm hạnh cao quý tới một mức độ nào đó mà thôi. Để được như vậy, tuân thủ một phần các tu tập nền tảng của sa-di và những người ở vị trí tương tự vẫn chưa đủ. Quý vị phải nỗ lực gìn giữ toàn bộ những tu tập nền tảng của người tăng sĩ, v.v…

Quan niệm sai lầm: Có người nói rằng giữ gìn giới luật là nhằm được tái sinh trong một cõi hạnh phúc, quý vị có thể đạt được điều này bằng tu giữ giới một ngày. Vậy tại sao phải làm tăng sĩ, với một đời sống khắc khổ mà chẳng có bao nhiêu ý nghĩa? Người khác nói rằng nếu mục đích của giới giải thoát cá nhân là để trở thành A-la-hán, tại sao phải làm tăng sĩ, và sống đời khắc khổ mà chẳng có bao nhiêu ý nghĩa? Chi bằng quý vị nên quý đời sống người cư sĩ, bởi vì quý vị cũng có thể trở thành A-la-hán trong một đời sống như vậy, và, ngoài ra phải tới hai mươi tuổi quý vị mới có thể trở thành tăng sĩ được.[3]

Trả lời: Phải hiểu rằng những lời nói này là thậm vô nghĩa của những người không hiểu những điểm then chốt trong giáo pháp. Tốt hơn là nên gìn giữ đầy đủ các tu tập nền tảng, dần dần nhận giới cao hơn trong khi dùng những giới thấp làm chỗ hỗ trợ.

 

Tới đây kết thúc phần giải thích về điều phục tâm trong giai trình đạo pháp của người có khả năng nhỏ.



[1]BA450 MSA: 16.2ab; P5521:11.5.3.

[2]BA451 BSA: 7.14ab; P5272: 253.3.6.

[3]Hai mươi tuổi là số tuổi tối thiểu để có thể thọ cụ túc giới (250 giới trong Bắc tông Phật giáo và 227 giới trong Nam tông Phật giáo) và trở thành tì-kheo (tăng sĩ).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 10014)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 19968)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12922)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 16763)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.