Khai Thị Thực Hành Phật Pháp Như Thế Nào Cho Đúng

27 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 9785)
Khai thị thực hành Phật pháp
như thế nào cho đúng

Padmakara, đạo sư của Uddiyana, ngụ ở Samye sau khi được vua mời qua Tây tạng. Ngài ban nhiều lời dạy cho vua, các lãnh chúa, và các thiện nam tín nữ nơi phần phía đông của chánh điện. Vì họ không hiểu chính xác, ngài lập lại lời khuyên bảo này.

Đạo sư Padma nói : Dầu ta dạy nhiều bao nhiêu, dân Tây Tạng cũng không hiểu ; thay vào đó, họ chỉ dấn mình vào các việc tồi tệ. Nếu các ông muốn thực hành giáo pháp từ trong cốt lõi của lòng mình, hãy làm thế này :

Là một cư sĩ Phật giáo không có nghĩa là chỉ giữ gìn bốn giới căn bản ; mà có nghĩa là vất bỏ các hành động xấu ác. Là một sa di không có nghĩa là chỉ thừa nhận một bề ngoài trong sạch ; mà có nghĩa là thực hành đức hạnh một cách đúng đắn. Là một Tỳ kheo không có nghĩa là chỉ kiểm soát, thân, khẩu, ý trong hoạt động thường nhật và bị cấm làm mọi thứ ; mà có nghĩa là đem mọi nguồn gốc của đức hạnh vào con đường đại giác ngộ.

Là giới đức không đơn giản chỉ là mặc y vàng, mà có nghĩa là sợ sự chín thành của nghiệp. Là một người bạn đạo không có nghĩa là có một thái độ có phẩm giá ; mà có nghĩa là một người bảo bọc vinh quang cho bất kỳ ai. Là một thiền giả không chỉ có nghĩa là sống một cách chân chất, mà có nghĩa là hòa tâm mình với bản tánh của pháp tánh.

Là một mantrika không có nghĩa là lẩm bẩm các thần chú ; mà có nghĩa là đạt đến giác ngộ một cách nhanh chóng qua con đường hợp nhất của phương tiện và trí huệ. Là một thiền giả không có nghĩa chỉ là sống trong một hang động ; mà có nghĩa là tu hành trong thật nghĩa (của trạng thái bổn nhiên). Là một ẩn sĩ không có nghĩa là sống trong rừng sâu ; mà có nghĩa là tâm người ấy thoát khỏi các tạo tác nhị nguyên.

Có học không có nghĩa là duy trì tám mối quan tâm thuộc thế gian ; mà có nghĩa là phân biệt được giữa đúng và sai.(22) Là một Bồ tát không có nghĩa là giữ sự quan tâm bên trong đến chính mình ; mà là nỗ lực trong những phương tiện để giải thoát cho tất cả chúng sanh thoát vòng sanh tử.

Có đức tin không có nghĩa là rên rỉ, thút thít ; mà có nghĩa là đi vào con đường chánh do biết sợ chết và tái sanh. Chuyên cần không có nghĩa là dấn thân vào các hoạt động khác nhau không ngừng nghỉ ; mà có nghĩa là nỗ lực trong các phương tiện để bỏ sanh tử lại đằng sau. Rộng lượng không đơn giản nghĩa là cho theo khuynh hướng và thiên lệch ; mà có nghĩa là giải thoát sâu xa khỏi sự bám chấp vào bất cứ sự gì.

Chỉ dạy bằng miệng không có nghĩa là nhiều cuốn sách được viết ; mà có nghĩa là một vài lời đánh thẳng vào điểm yếu nghĩa trong tâm anh. Cái thấy không có nghĩa là quan điểm triết học ; mà có nghĩa là thoát khỏi mọi giới hạn do tâm thức tạo ra. Thiền định không có nghĩa là chú tâm vào cái gì đó với tư tưởng ; mà có nghĩa là tâm anh an định trong tánh giác bản nhiên, thoát khỏi mọi tập trung.

Hành động tự nhiên không phải là hành động buông thả điên cuồng ; mà có nghĩa là tự do khỏi sự trụ vào các tri giác huyễn hóa mà cho là thật. Trí huệ không có nghĩa là trí thông minh sắc bén của tư tưởng ý thức sai lầm ; mà có nghĩa là hiểu được rằng mọi hiện tượng đều vô sanh và lìa tâm, ý, ý thức.

Học hỏi không có nghĩa là nhận lời dạy qua lỗ tai ; mà có nghĩa là cắt đứt các ý niệm phân biệt sai lầm và có được cái hiểu biết vượt khỏi tâm thức ý niệm. Tư duy không có nghĩa chỉ là theo đuổi sự suy nghĩ theo danh tướng giả định ; mà có nghĩa là cắt đứt sự bám níu lầm lạc. Quả không chỉ có nghĩa là các sắc thân được mời thỉnh từ Akanishtha ; mà có nghĩa là nhận ra bản tính của tâm và đạt đến sự an định trong đó.

Chớ lầm lẫn những chữ, lời cho là ý nghĩa của các lời chỉ dạy. Hãy hòa lẫn sự thực hành với thân tâm của mình và đạt đến sự giải thoát khỏi sanh tử ngay bây giờ.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9186)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 18056)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12075)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15502)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.