Quy y Phật, Pháp Và Tăng Lama Zopa Rinpoche Lozang Ngodrub Dịch, Tâm Ưu Đàm Hiệu Đính

22 Tháng Năm 201200:00(Xem: 16511)

 Quy y Phật, Pháp và Tăng 
Lama Zopa Rinpoche 
Lozang Ngodrub dịch, Tâm Ưu Đàm hiệu đính

Lời khuyên tổng quát

Chung qui, có bốn điểm trong việc tu tập Pháp.

 Nên nương tựa vào các bậc thánh giả, lắng nghe Pháp và sau khi đã hiểu Pháp một cách đúng đắn, hãy tu tập theo Pháp.

 Không nên để cho các giác quan bị kích thích (kềm chế giác quan khi có nguy cơ tạo nghiệp tiêu cực), nhận càng nhiều giới càng tốt, miễn là có thể giữ gìn những giới này nghiêm nhặt.

 Có lòng bi mẫn đối với chúng sanh.

 Khi ăn hay uống, hãy cúng dường những Đấng Cao Cả Quý Hiếm, và tu tập các giới quy y một cách tốt đẹp, kể cả việc cố công cúng dường Tam Bảo.

 

Lời khuyên về quy y: Những điều nên tránh

  1. Một khi đã quy y Phật, không nên hết lòng quy y những chư thiên thế gian như Brahma v.v..., và không nên lễ lạy những vị này.

  Không nên hết lòng phó thác đời mình cho những bạn bè thiếu đức hạnh, hay các vị thầy ngoại đạo không có các giai tầng hỗ trợ.

  Một khi đã quy y Pháp, nên tránh phương hại bất cứ chúng sanh nào, bằng cách trực tiếp hay gián tiếp nhờ người khác thực hiện cho mình.

  Một khi đã uy Tăng, không nên tin tưởng và kết bạn với những người tiêu cực và những ai tôn thờ chủ nghĩa khoái lạc.
 

Những gì nên thực hành

  1. Một khi đã quy y Phật với lòng kính trọng, nên xem các pho tượng như những vị Phật thật sự, hãy lễ lạy và tỏ lòng tôn kính các tượng Phật.

 Nên tránh việc bất kính bằng cách, thí dụ như, đặt tượng Phật dưới đất,

 đánh giá trị của tượng qua vật liệu tạo ra pho tượng, hay phát tâm phân biệt,

 nói rằng có tượng tốt và tượng xấu.

 

  1. Một khi đã quy y Pháp, nên có lòng tôn sùng và kính trọng Pháp bằng cách phát tâm thừa nhận mọi kinh điển hay chỉ một vần của giáo pháp là hiện thân của Giáo Pháp Cao Cả Quý Hiếm.

 Nên tránh đặt kinh điển, giáo pháp trên mặt đất, xem sách vở giáo lý những

 món hàng vật chất, dùng để thế chân mượn nợ, hay cầm sách vở giáo lý

 chung với giày dép.

 2. Một khi đã quy y Tăng, nên xem mỗi một thành viên như cả một Tăng Thân thật sự vậy. Nên tránh tâm phân biệt trong Tăng Thân và có sự tôn trọng đồng đều đối với tất cả mọi người.

 Nên tu tập đúng đắn những lời khuyên liên quan đến những gì nên thực hành, như không nên dẫm lên y áo của tăng ni, hay để chúng ở những nơi dơ bẩn, mà nên đặt ở nơi sạch sẽ.

Động cơ của cuộc đời

 Mục tiêu của cuộc đời tôi là giúp cho tất cả chúng sanh thoát khổ, và dẫn dắt họ đến hạnh phúc, đặt biệt là niềm hỷ lạc cao cả vô song của trí toàn giác.

 Vì những sự thụ hưởng trong đời sống hàng ngày của tôi – tất cả hạnh phúc trong quá khứ, hiện tại và vị lai, ngay cả trí giác ngộ – đều có được là nhờ chúng sanh, vì vậy hạnh phúc của vô lượng chúng sanh cũng tùy thuộc vào tôi.

 Nếu tôi phát tâm từ ái với chúng sanh, thì tôi sẽ không làm hại một hữu tình nào và vì vậy, họ sẽ có được hòa bình và thành công trong đời sống. Do đó, tôi chịu trách nhiệm đối với hạnh phúc và sự an bình của tất cả chúng sanh. Tôi phải phục vụ họ mà không sanh tâm phân biệt giữa kẻ đã hại tôi và người đã giúp tôi. Để hoàn thành mục đích này, tôi phải thành tựu giác ngộ viên mãn. Vì thế, tôi sẽ giữ gìn đức hạnh trong mọi hành vi của thân, khẩu, ý của mình: mong rằng mọi hành vi này sẽ không tạo ra tổn hại nào cho chúng sanh và chỉ mang lại những lợi lạc to lớn nhất cho họ, để họ có thể đạt được giác ngộ càng sớm càng tốt.

 

Các giới của Phật tử tại gia

 Năm giới luật mà một thiện nam/tín nữ [ge-nyen, “khởi đầu đời sống đức hạnh”] phải giữ gìn là tránh:

  1. giết hại;
  2. lấy những gì không ai cho;
  3. tà dâm;
  4. nói láo;
  5. uống rượu

 Trong những giới này, hai giới rất dễ hiểu là lấy những gì không ai cho và uống rượu hay xử dụng chất kích thích.

Mất giới gốc

 Một người có thể mất giới từ gốc, thế thì nên nhận lại giới, nếu đã phạm giới bằng cách:

  1. giết một mạng người;
  2. ăn cắp một vật gì có giá trị đối với người khác;
  3. thông dâm, nghĩa là có quan hệ tình dục với chồng, vợ hay bạn tình của một người khác
  4. nói dối về những điều trọng đại, chẳng hạn như giả vờ mình đã đạt được thực chứng của các Bồ Tát Địa và những Con Đường tu tập, mặc dù thật sự chưa có thành tựu nào cả.

Giới bị suy giảm

 Ta có thể không bị mất giới từ gốc, nhưng hiệu lực của giới có thể bị suy giảm. Trong trường hợp này, phải thú nhận lỗi lầm, nếu đã phạm giới bằng cách:

  1. giết một chúng sanh không phải là người, thí dụ như một con thú;
  2. ăn cắp một vật không có giá trị;
  3. có hành vi tình dục ở nơi thánh địa, vào những thời điểm đặc biệt (như ngày trước đêm rằm, mùng tám âm lịch, những ngày thánh lễ của đức Phật v.v...), hay có hành vi tình dục trong khi đang thọ bát quan trai giới [nyen-ne, “tiến đến đời sống đức hạnh bằng cách trì giới trong một ngày”]
  4. nói những lời dối trá thông thường;
  5. uống rượu (hay xử dụng các chất kích thích)

 Phương pháp tịnh hóa nghiệp là nên thú nhận lỗi lầm và nhất thiết tránh tái phạm những thói xấu này.

 Nên giữ tâm mình không phạm vào 6 hành vi bất thiện còn lại, có phần giống như những nghiệp tiêu cực nói trên (nghĩa là gần với những nghiệp tiêu cực nặng nề này): tránh nói lời vu khống; nặng lời; đàm tiếu; tránh tham lam; có ác ý và tà kiến.

 Lợi ích của việc giữ giới

 Các lợi ích của việc giữ giới là: bạn sẽ không bị đọa vào những ác đạo (các tầng địa ngục, súc sanh và quỷ đói); tạm thời, bạn sẽ tiếp tục được tái sinh vào thân của thần thánh hay thân người, và rốt ráo thì bạn sẽ dễ đạt được giải thoát. Hơn nữa, đức hạnh của việc giữ năm giới này sẽ tăng trưởng không ngừng, ngay cả trong lúc đương sự đang ngủ hay bị bất tỉnh, bị ngộ độc và v.v...

 

 Ngoài những ích lợi này, vị Khai Sáng đạo (Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật) sẽ luôn luôn nghĩ đến bạn; các chư thiên (hộ pháp đã thoát khỏi luân hồi, hộ pháp thế gian và thần thánh) sẽ tán thán và che chở cho bạn; những chúng sanh không phải loài người không thể làm hại bạn; các phẩm hạnh của bạn sẽ tăng trưởng vô hạn định; và đến lúc lâm chung, bạn sẽ không có sự hối tiếc nào. Hơn nữa, khi tránh giết hại chúng sanh, bạn sẽ được trường thọ trong những kiếp sống tương lai.

 Khi tránh lấy những gì không ai cho, bạn sẽ được giàu có (trong những kiếp tương lai).

 Khi tránh tà dâm, bạn sẽ có được vợ/chồng hay bạn bè tuyệt hảo (hòa thuận với nhau như ý bạn mong muốn) (trong những kiếp tương lai).

 Khi tránh nói dối, bạn sẽ có một trí nhớ tốt và tinh thần trách nhiệm cao (trong những kiếp tương lai). Kinh Ngọn Đèn của Mặt Trăng có viết rằng: “Nếu một người có tín tâm, cúng dường táng lọng, cờ quạt, các dãy đèn, thức ăn và thức uống cho hàng trăm tỷ chư Phật nhiều như cát sông Hằng, trong muôn ức triệu a tăng kỳ kiếp, công đức này cũng không thể sánh bằng công đức của một người chỉ thọ trì một giới trong một ngày mà thôi, vào thời kỳ mà Chánh Pháp của Như Lai đã suy tàn.”

Trích từ chương 5 của “Chú Giải Về Con Đường Phật Pháp Đưa Đến Giác Ngộ”, Liberation Prison Project.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười 2015(Xem: 9116)
Trong một cơ duyên dịch giáo pháp của Đức Đạt Lai Lạt ma, tôi khắc ghi lời ngài rằng, nếu không có cái nhìn tổng thể, có thể đôi khi người thực hành sẽ thấy giáo pháp, những phương pháp thực hành mà đức Phật ban có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Thực ra tất cả giáo pháp, phương pháp thực hành của đức Thế Tôn đều mang pháp vị giải thoát. Đức Phật tuyên thuyết nhiều giáo pháp ứng hợp cho căn cơ của mỗi chúng sinh.
27 Tháng Tám 2015(Xem: 17936)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác
27 Tháng Năm 2015(Xem: 12026)
Cuốn sách này gồm một hợp tuyển những tác phẩm của Longchen Rabjam (1308-1363) về Dzogpa Chenpo (S. mahasandhi, Việt : Đại Toàn Thiện). Những bản dịch có một giới thiệu chi tiết căn cứ chặt chẽ trên kinh điển và những giải thích truyền thống về phương diện bí truyền sâu xa nhất của Phật giáo.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 15428)
Sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng có những nét đặc thù mà có lẽ không nước nào khác trên thế giới có được. Vào năm 641 vua Đường Thái Tông của Trung Hoa gã công chúa Văn Thành cho vua Tây Tạng. Vị công chúa này là người thông minh, có học và là một Phật tử thuần thành.